Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 51 - 54)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành, mạng internet, các dự án, đề tài... được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.

3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố.

Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài - Thông tin thu thập

+ Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

+ Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện + Số liệu về tình hình sản xuất và phát triển mận trên địa bàn - Nguồn thu thập

+ Thu thập qua các sách báo, dự án, tạp chí, internet…

+ Chi cục Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện 3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Chọn mẫu điều tra

Việc chọn mẫu điều tra nghiên cứu trong từng tác nhân tham gia trong quá trình phát triển sản xuất mận cần phải mang tính đại diện cho tác nhân đó và đại diện theo từng vùng khí hậu phát triển mận. Cụ thể, cách chọn mẫu nghiên cứu trong mỗi tác nhân cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Đối tượng mẫu chọn khảo sát

Đối tượng điều tra

Hộ trồng mận

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 trồng và chế biến

mận

Thương lái thu gom mận lớn, nhỏ

Cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện và

+ Tác nhân người sản xuất mận: Đối với tác nhân này, chúng tôi chọn ngẫu

40

Trường Mộc Châu, xã Tân Lập, xã Mường Sang. Mỗi xã chúng tôi tiến hành điều tra 30 hộ trồng mận được chọn ngẫu nhiên, trong đó có 10 hộ quy mô nhỏ (diện tích < 1ha), 10 hộ quy mô vừa (diện tích từ 1 - 2ha), 10 hộ quy mô lớn (diện tích

>2ha). Ngoài ra, trên địa bàn huyện Mộc Châu có 01 Hợp tác xã sản xuất và chế biến mận nên tôi cũng tiến hành điều tra tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ mận của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5.

+ Tác nhân là thương lái thu gom lớn, nhỏ: Thông qua cơ quan quản lý ngành ở địa phương cho biết, số hộ chuyên thu gom Mận ở huyện Mộc Châu tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông Trường Mộc Châu và thị trấn Mộc Châu. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi không thể nghiên cứu được hết các mẫu mà chỉ chọn một lượng mẫu ngẫu nhiên 10 người, bao gồm 5 thu gom nhỏ và 5 thu gom lớn có tính đại diện cho tác nhân thu gom mận nguyên liệu.

+ Tác nhân là cán bộ quản lý nhà nước: Phỏng vấn sâu 2 cán bộ cấp huyện (01 cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT, 01 cán bộ Trạm Khuyến nông huyện) và 3 xã mỗi xã một cán bộ phụ trách nông nghiệp (1 lãnh đạo UBND xã hoặc 1 cán bộ chuyên môn).

+ Tác nhân khác liên quan: Hiện nay huyện Mộc Châu đang phối hợp triển khai dự án “Cải thiện thu nhập cho các nông hộ nhỏ vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới khu vực-AGB/2012/60”, trong đó có nội dung về phát triển mận. Được sự cho phép của dự án, do đó tôi tiến hành nghiên cứu các số liệu kết quả của dự án và trao đổi, làm việc, phỏng vấn các cán bộ của dự án để tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung về phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Điều tra khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu đề tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w