Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất mận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 66 - 70)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất mận tại huyện Mộc Châu

4.2.3. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất mận

Là một huyện miền núi, có nền kinh tế khó khăn nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại ở đây còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các vùng, giữa các hộ. Tuy nhiên sau khi được tiếp cận với các cán bộ khuyến nông, được chính quyền địa phương giúp đỡ và tạo điều kiện cho vay vốn, giúp đỡ về mặt kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, các hộ từng bước cơ giới hóa hầu hết các máy móc, dụng cụ cần thiết phục vụ cho công việc sản xuất mận. Gần như 100% các hộ

52

Ảnh 6. Sử dụng máy cắt cỏ cho vườn mận

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu (2017) Các máy móc hiện đại và vốn đầu tư lớn hơn như: Máy phun thuốc sâu, máy phát cỏ cũng đã xuất hiện và phổ biến hơn tuy nhiên với số lượng còn hạn chế, chỉ chiếm 40% nhưng đã giúp các hộ tiết kiệm công sản xuất, giảm chi phí nhân công và nâng cao năng suất.

b. Giống mận

Cây mận Tam Hoa được đưa về trồng ở Mộc Châu từ những năm 1980 và sau đó đã cho hiệu quả kinh tế nên hàng năm người dân liên tục mở rộng diện tích mà không chú ý phát triển các giống mận khác bởi lý do không có giống mận nào có hiệu quả cao hơn giống mận Tam Hoa, một số đồng bào dân tộc vùng cao có trồng một số cây mận chát mang bản sắc dân tộc và một vài năm gần đây nhân dân đã quan tầm trồng giống mận cơm nhưng đến nay diện tích mận chát, mận cơm rất nhỏ. Các vườn mận Tam Hoa hầu hết đều đã được trồng từ rất lâu nên hầu như quá trình trồng mới và đưa các giống mới vào thay thế là rất ít.

Giống mận cơm mới được đưa vào trồng ở Mộc Châu từ vài năm trở lại đây, tuy nhiên diện tích chưa nhiều và chưa phổ biến rộng khắp toàn huyện. Diện tích chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích toàn huyện là 0,02-0,04%.

Bảng 4.5. Tỷ lệ diện tích các giống mận trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2014-2016

Giống mận Mận Tam Hoa

Giống mận khác (mận cơm, mận chát…)

Tổng

c. Đốn tỉa cải tạo và chăm sóc vườn mận

Khi hỏi trực tiếp người dân về tình hình đốn tỉa, cải tạo vườn mận trong các giai đoạn trước, thì phần lớn đều biết đến biện pháp này. Tuy nhiên, số hộ áp dụng các biện pháp đốn tỉa, cải tạo vườn mận già cỗi nhằm nâng cao năng suất còn chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ khoảng 25%, chủ yếu ở khu vực thị trấn Nông Trường Mộc Châu.

Đến thời điểm năm 2017, có trên 20% diện tích mận trên địa bàn huyện Mộc Châu nằm trong độ tuổi 15 - 20 năm, cây mận sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm cần được chăm sóc, cải tạo.

Khi hỏi người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc, những người có thâm niên trong canh tác mận đều nhận định rằng họ trồng và chăm sóc mận hầu hết theo kinh nghiệm truyền thống. Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hầu như rất ít do chưa được biết đến.

Tuy nhiên hiện nay, nhờ có sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, người dân dã được tiếp cận và áp dụng kỹ thuật nhiều hơn. Đã áp dụng biện pháp bón phân theo cách cuốc, đào lấp đất mặt ở mép ngoài tán cây sau đó rắc phân bón và tủ bằng bằng rơm, rạ, cỏ khô… để tránh việc cuốc đất dưới tán làm đứt lớp rễ mặt của cây làm tổn thương cây dẫn tới sinh trưởng kém và nhanh già cỗi vì đây là lớp rễ quan trọng để hút dinh dưỡng nuôi cây. Quản lý sâu bệnh hại đã thường xuyên thăm vườn, điều tra mật độ, tỉ lệ sau hại khi đến ngưỡng mới sử dụng thuốc hoá học phun trừ.

d. Thu hoạch và bảo quản

Với lối canh tác truyền thống, phần lớn dựa trên kinh nghiệm của bà con, hầu hết người dân nơi đây vẫn còn duy trì những cách thức thu hoạch và bảo quản thô sơ, vặt tay hoặc kéo cắt.

Ảnh 7. Phương pháp thu hoạch mận ở Mộc Châu

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu (2017) Thu hoạch thủ công bằng cách vặt tay, sau đó không có hình thức bảo quản mà bán ngay sau khi thu hoạch, do thường có các thương lái đến tận vườn thu mua hoặc có thể vận chuyển đến những nơi người thu gom, người mua buôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w