Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất mận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 62)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất mận tại huyện Mộc Châu

4.2.1. Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất mận

Qua điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Mộc Châu có 2 hình thức tổ chức sản xuất mận đó là hộ gia đình và hợp tác xã.

* Sản xuất hộ gia đình

Do đặc thù huyện Mộc Châu, mỗi hộ sản xuất mận có diện tích đất trồng mận là rất khác nhau. Trong quá trình điều tra, dựa vào diện tích trồng thực tế của nông hộ và mức độ liên kết của các hộ trong sản xuất mận để phân loại các hình thức sản xuất mận.

Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi cây trồng nằm trong một hệ thống cây trồng nhất định. Đối với cây mận, có 2 hình thức trồng trọt: Độc canh và xen canh.

- Hình thức độc canh: Đây là hình thức trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu, đối với hình thức này chiếm 80% số hộ áp dụng. Cây mận được trồng độc canh và không có sự tác động của bất kỳ cây trồng nào, chiếm 90% diện tích trồng mận. Hình thức này cho thấy sự chuyên môn hóa tập trung cho cây mận.

- Hình thức xen canh: Loại hình này chỉ có khoảng 20% các hộ áp dụng Các loại cây được xen canh thường là các cây ngắn ngày như dong, giềng, khoai lang, ngô... đem lại thêm thu nhập cho các hộ. Một số cây dài ngày được xen canh như đào, hồng, nhãn tuy nhiên với số lượng nhỏ. Mật độ giữa các cây thường là 6 - 7 m, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

* Sản xuất theo hình thức hợp tác xã

Ở Mộc Châu có 1 hợp tác xã duy nhất sản xuất và chế biến mận đó là Hợp tác xã dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5. Hợp tác xã dịch vụ phát triển Nông nghiệp 19/5 được thành lập năm 2000 tại thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La. Mục tiêu chính là phát triển nông nghiệp bằng nhiều hướng:

Trình độ canh tác, tiến bộ kỹ thuật, vận dụng đặc thù vùng,… nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng đem lại thu nhập cao hơn.

Giai đoạn 2000 - 2003, Hợp tác xã tập trung vào phát triển sản xuất và tìm kiếm các nguốn cung ứng vật tư đầu vào có uy tín, chất lượng, giá cả ổn định, trách nhiệm lâu dài cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống và nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó Hợp tác xã đã chọn lọc các loại cây ăn quả phù hợp tiến hành trồng thử nghiệm tại vườn thực nghiệm của Hợp tác xã để chọn ra những bộ giống có ưu thế nhất nhằm tiến hành nhân rộng, tìm hiểu các biện pháp chăm sóc tốt nhất để cây phát triển tốt và cho năng suất tối đa. Thành quả lao động không mệt mỏi của Hợp tác xã đã tìm ra nhiều loại cây ăn quả ôn đới được coi là đặc sản Mộc Châu, trong đó đặc biệt có 3 giống Mận mới.

Năm 2004, dự án chế biến Rượu từ quả mận chính thức được Hợp tác xã khởi xướng và chủ trì thực hiện. Cùng đó mẻ rượu Mận đầu tiên được trưng cất thành công bước đầu. Năm 2005, Hợp tác xã đã được tổ chức ASODIA của Pháp cho đi sang Pháp để thăm quan, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị chưng cất rượu hoa quả và đưa chuyên gia chế biến rượu hoa quả giúp Hợp tác xã về kỹ thuật chế biến và Hợp tác xã đã chế biến thành công rượu mận. Năm 2006, rượu mận Mộc Châu đã được phong tặng danh hiệu “Thực phẩm chất

lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng” góp phần tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm quả mận Mộc Châu.

Ảnh 3. Quy trình sản xuất mứt mận của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 Nguồn: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 (2017) HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 được thành lập từ năm 2000 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản.

Cơ sở chế biến mận được HTX đầu tư từ năm 2004.

Ảnh 4. Mứt mận đang được chế biến

Nguồn: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 (2017)

Các sản phẩm được chế biến từ quả mận bao gồm rượu mận, mứt mận…

với khối lượng sản phẩm sản xuất ra đạt 8.000 – 10.000 lít rượu mận, 15-20 tấn mứt mận/ năm, mỗi năm cơ sở tiêu thụ khoảng 300-500 tấn quả mận/năm.

Ảnh 5. Các sản phẩm chế biến từ quả mận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w