Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 25 - 29)

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới và ở Việt Nam 10 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở Việt Nam

Nước ta là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có múi (Trung tâm Đông Nam Á), khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam quýt.

Cam quýt được trồng phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất nước, phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi tiếng đặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam quýt còn gặp nhiều khó khăn, đó là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm chu đáo, công tác tuyển chọn giống và sản xuất cây giống chất lượng chưa được chú trọng đúng mức... (Nguyễn Văn Luật, 2006).

Cây ăn quả: Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng cam năm 2013 ước tính đạt 530,9 ngàn tấn, tăng 1,7% so với năm 2012; chuối đạt 1,9 triệu 5 tấn, tăng 5,6%; bưởi đạt 449,3 ngàn tấn, tăng 2,2%. Tuy nhiên, một số cây khác do ảnh hưởng của thời tiết và một phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản lượng giảm như: Sản lượng vải, chôm chôm đạt 641,1 ngàn tấn, giảm 1,1% so với năm 2012; quýt đạt 177,7 ngàn tấn, giảm 2,4%.

Diện tích và sản lượng cây có múi chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm diện tích và sản lượng cam quýt ở nước ta tăng nhanh nhưng năng suất còn khá khiêm tốn do điều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật chưa được áp dụng...Theo kết quả điều tra của Nguyễn Minh Châu và cs (2000) thì năng suất cam chanh là 105 tạ/ha; quýt 87 tạ/ha; chanh 88 tạ/ha; bưởi 74 tạ/ha; Tuy nhiên cá biệt có trang trại đạt năng suất cam chanh 237 tạ/ha; chanh 128 tạ/ha; quýt 240 tạ/ha; bưởi 177 tạ/ha. Lãi suất đối với một ha trồng cam là 84,2 triệu đồng, quýt 54,6 triệu đồng, chanh 43,7 triệu đồng, bưởi 21 triệu đồng.

Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lớn nhất toàn quốc nhưng năng suất còn quá thấp so với năng suất của nhiều nước trồng cam trên thế giới (từ 20 - 40 tạ/ha). Tuy nhiên cũng có năng suất điển hình như ở Phủ Quỳ đạt 400 - 500 tạ/ha.

Phát triển cam quýt ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước là chủ yếu và một phần rất nhỏ dùng cho xuất khẩu. Hiện nay với khoảng 60 triệu dân sống ở các thành phố, thị xã, thị trấn, mức tiêu thụ quả đang có xu hướng tăng lên. Điều tra tiêu dùng riêng về quả ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 đã lên tới 900 nghìn tấn quả tươi các loại được tiêu thụ trong năm, tính riêng các loại quả có múi khoảng 300 nghìn tấn.

Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt trong những năm gần đây ở nước ta thống kê được trong bảng 2.2.

Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng quýt của cả nước tương đối lớn cao nhất là năm 2009 với diện tích là 64.500 ha. Sản lượng năm 2010 đạt cao nhất 729.400 tấn. Năm 2012 diện tích trồng cam thấp nhất 42.764 ha tuy nhiên năng suất đạt cao nhất 12,18 tấn/ha. Có thể thấy những năm gần đây diện tích quýt có xu hướng giảm bởi có một số diện tích đã già cỗi, người dân chưa kịp thời trồng mới nhưng năng suất trồng cam tăng đều qua các năm, cụ thể năng suất bình quân năm 2008 là 10,62 tấn/ha, năm 2009 là 10,75 tấn/ha, năm 2010 là 11,86 tấn/ha, năm 2011 năng suất vượt mức 12 tấn/ha (12,16 tấn/ha) và đến năm 2012 năng suất đạt 12,18 tấn/ha. Do vậy, mặc dù diện tích trồng cam của nước ta những năm 2009-2012 có giảm mạnh (giảm 30%) nhưng sản lượng chỉ giảm khoảng 162.000 tấn (giảm 23%). Chứng tỏ người dân có sự đầu tư chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao và kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam trong những năm tới là một trong những hướng phát triển sản xuất của người dân.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: FAOSTAT (2015) Tổ chức tiêu thụ sản phẩm quả có múi cũng rất đa dạng, ngoài hệ thống chỉ đạo sản xuất lưu thông phân phối của nhà nước và Tổng Công ty Rau quả Trung ương với các đơn vị trực thuộc, dưới tác động của cơ chế thị trường, hệ thống tổ chức tiêu thụ quả tươi của tư nhân được hình thành một cách rộng khắp và chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu vận chuyển đường dài, bán buôn, bán lẻ cũng tỏ ra có hiệu quả hơn. Chính hình thức tổ chức kinh tế nhiều thành phần mà quả tươi được phân bố, lưu thông đi các nơi trên mọi miền đất nước.

Đây là một động lực phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước ta.

Tóm lại, cam quýt là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam.

Diện tích và sản lượng cam quýt không ngừng tăng, đặc biệt trong thời gian qua diện tích trồng cam quýt tăng khoảng 4 lần và sản lượng tăng khoảng 3 lần. Điều

này cho thấy mặc dù có một số hạn chế về mặt sinh thái, cam quýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.

* Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam - Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Theo Trần Thế Tục (1980), Trần Thế Tục và cs. (1995) lịch sử trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam Sành, Bưởi, chanh Giấy. Điều này hoàn toàn phù hợp với vị trí của các tỉnh đồng bằng sông Cửu long nằm ở 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ độ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3-5m so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi...

Cam của Nam Bộ quả lớn, hương vị đặc biệt thơm ngon, vượt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Nhiều giống được ưa chuộng và trồng phổ biến hiện nay như: Cam Sành, cam Mật, quýt Tiều (quýt hồng), quýt Siêm, quýt đường, bưởi đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyễn...ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long các giống nêu trên thường cho năng suất tương đối cao.

- Vùng miền núi phía Bắc

Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Thái Nguyên là các vùng trồng cam lớn ở các tỉnh miền núi phía bắc. Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung từ 500 ha đến hàng nghìn ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, nhìn chung cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân tại đây. Do địa hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt đặc trưng, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng (Bùi Huy Kiểm, 2000).

Nói đến cam Sành chúng ta không thể không nghĩ đến khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Vì đây là một vùng sản suất cam quýt lớn của miền bắc với chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc

vào dịp Tết và sau Tết. Khi phân tích các chỉ tiêu như chế độ nhiệt, chế độ mưa, ẩm và những điều kiện thời tiết đặc biệt như: Bão, sương muối, mưa đá... và đi đến kết luận rằng ở đây có các yếu tố thời tiết đặc biệt có lợi cho cam phát triển, các yếu tố khác như: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hình thành nên vùng trồng cam quýt xuất khẩu. Bên cạnh đó nơi đây cũng rất nổi tiếng với 4 giống quýt; quýt Chum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng phát triển với thời gian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

- Vùng khu 4 cũ

Bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ độ Bắc, với diện tích năm 2009 là 3.454 ha, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế tiềm về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại nặng trên cả cây và quả (Nguyễn Duy Lâm và cs., 2001).

Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay (Đỗ Xuân Trường, 2003). Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng đó là cam Bù. Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá/cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600 – 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp (Phạm Văn Côn, 1987).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w