4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất quả quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
4.2.2. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
4.2.2.1 Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân đạm đến thời gian ra hoa, tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa của giống quýt vàng Chiềng Yên, kết quả thể hiện ở bảng 4.7.
Các công thức phân đạm cho thời gian ra hoa và kết thúc đợt ra hoa chênh lệch 1- 2 ngày. Cụ thể: ngày bắt đầu ra hoa của mức bón bón 0,3 kg N/cây sớm hơn mức bón 0,2 kg N/cây và bón 0,1 kg N/cây một ngày; thời gian nở hoa rộ và kết thúc ra hoa của cả 3 công thức phân đạm chênh lệch nhau 1 – 3 ngày. Chính vì vậy, tổng thời gian ra hoa (từ ngày bắt đầu ra hoa – kết thúc ra hoa) của công thức chênh nhau 1-2 ngày, cụ thể mức bón 0,1 kg N/cây có thời gian ra hoa dài nhất là 23 ngày, sau đó đến mức bón bón 0,2 kg N/cây là 22 ngày và ngắn nhất là mức bón 0,3 kg N/cây là 21 ngày.
Tổng số hoa theo dõi ban đầu của các công thức cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% giữa mức bón đạm 0,1 kg N/cây và hai công thức còn lại. Mức bón đạm 0,1 kg N/cây cho số hoa/cành thấp nhất (910,2 hoa/cành). Mức bón đạm 0,2 kg N/cây cho số hoa/cành cao nhất (949,8 hoa/cành), tuy nhiên mức bón đạm bón 0,2 kg N/cây sai khác không có ý nghĩa với mức bón 0,3 kg N/cây ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Yếu tố thí nghiệm
N1 N2 N3 LSD0,05
CV%
Số quả đậu/cành của mức bón 0,3 kg N/cây là lớn nhất đạt 34,0 quả/cành nhiều hơn mức bón 0,2 kg N/cây là 4,1 quả/cành, nhiều hơn mức bón 0,1 kg N/cây 16 quả/cành. So sánh các mức bón phân đạm đều có số quả đậu/cành sai
khác có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ đậu quả sau khi tắt hoa ở các công thức bón phân đạm tăng dần theo lượng đạm bón. Cụ thể: mức bón 0,1 kg N/cây chỉ đạt 2,0 %; còn mức bón 0,2 kg N/cây đạt 3,1%; mức bón 0,3 kg N/cây đạt 3,6%. Như vậy khi bón phân đạm cho quýt vàng Chiềng Yên đã làm cho tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa tăng từ 1,1 - 1,6% so với mức bón thấp nhất, sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Như vậy, khi tăng liều lượng phân đạm cung cấp cho cây quýt vàng Chiềng Yên từ mức 0,1-0,3 kg N/cây đã làm rút ngắn thời gian ra hoa, hoa ra tập trung hơn; tăng tỷ lệ đậu quả dẫn đến số quả đậu/cành cũng cao hơn.
4.2.2.2. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Khả năng ra hoa, đậu quả thể hiện tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây, theo dõi thời gian ra hoa, tỷ lệ đậu quả trên cây quýt vàng Chiềng Yên ở các mức bón kali khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Yếu tố thí nghiệm
K1 K2 K3 K4 K5 LSD0,05
CV%
Thời gian ra hoa: các công thức bón phân kali ở mức thấp (0 – 0,6 kg K20/cây) có thời gian ra hoa, cũng như thời gian hoàn thành đợt ra hoa sớm hơn so với mức bón bón kali mức cao 0,8 kg K20/cây 1 ngày. Thời gian ra hoa của 4 mức bón :0 kg K20/cây; 0,2 kg K20/cây; 0,4 kg K20/cây và 0,6 kg K20/cây là 22 ngày; mức bón 0,8 kg K20/cây là 23 ngày.
Kết quả theo dõi số hoa sau kết thúc ra hoa, xử lý thống kê cho thấy giá trị
F-prob của chỉ tiêu số hoa/cành = 0,18 > 0,05 cho sự khác nhau giữa các mức bón không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Số hoa/cành của các mức bón phân kali biến động từ 923,3 – 940,2 hoa/cành.
Bón phân kaliđã làm tăng số quả đậu/cành đặc biệt ở mức bón 0,8 kg K20/cây) số quả đậu là cao nhất (31,2 quả/cành), mức bón 0,2 kg K20/cây đạt 30,2 quả/cành, mức bón 0,4 kg K20/cây đạt 25,5 quả/cành, mức bón 0kg K20/cây đạt 25,0 quả/cành và thấp nhất là mức bón 0,6 kg K20/cây đạt 24,7 quả/cành. Các mức bón 0 kg K20/cây; 0,4 kg K20/cây; 0,6 kg K20/cây đã làm tác động khác nhau có ý nghĩa đến số quả đậu/cành của cây quýt vàng Chiềng Yên so với mức bón 0,2 kg K20/câymức bón 0,8 kg K20/cây.
Tỷ lệ đậu quả sau khi tắt hoa: khi bón phân kali cho cây quýt vàng Chiềng Yên cho tỷ lệ đậu quả cao từ 2,6 – 3,2%. Trong đó mức bón 0,2 kg K20/cây và mức bón 0,8 kg K20/cây cho tỷ lệ đậu quả cao nhất đạt 3,2%. Như vậy, chúng ta thấy khi bón phân kali ở liều lượng 0,2 kg K20/cây hoặc 0,8 kg K20/cây cho cây quýt vàng Chiềng Yên đã làm tăng tỷ lệ đậu quả trên cây quýt vàng Chiềng Yên có ý nghĩa thống kê so với mức bón 0 kg K20/cây).
Việc bón phân kali ở liều lượng 0,2 kg K20/cây và 0,8 kg K20/cây đã giúp tăng số quả đậu/cành cũng như tỷ lệ đậu quả so với không bón kali.
4.2.2.3. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Kết quả theo dõi tại bảng 4.9 cho thấy:
Thời gian ra hoa của các công thức có sử dụng phân đạm kết hợp kali là khác nhau. Trong đó, công thức N2K2 (phân đạm bón 0,2 kg N/cây kết hợp phân kali bón 0,2 kg K20/cây) thời gian ra hoa ngắn nhất (19 ngày), công thức N1K1 (bón phân đạm 0,1 kg N/cây kết hợp không bón kali) cho thời gian ra hoa dài nhất là 25 ngày.
Số hoa sau tắt hoa (số hoa theo dõi ban đầu) của các công thức có sự sai khác về số lượng có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%. Số hoa ban đầu của công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp bón phân kali 0,8 kg K20/cây) đạt giá trị cao nhất (985,3 hoa), số hoa của công thức N1K5 (bón phân đạm 0,1 kg N/cây kết hợp bón phân kali 0,8 kg K20/cây) đạt giá trị thấp nhất (883,7 hoa).
Số quả đậu/cành của các công thức bón phân đạm kết hợp bón phân kali có xu
hướng tăng khi tăng liều lượng bón. Công thức đối chứng N1K1 (bón phân đạm 0,1 kg N/cây kết hợp không bón kali) đạt 10 quả/cành, công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp bón phân kali 0,8 kg K20/cây) có số quả đậu nhiều nhất 44,7 quả sai khác có ý nghĩa với các công thức khác ở độ tin cậy 95%.
Tỷ lệ đậu quả: Công thức đối chứng N1K1 tỷ lệ đậu quả thấp nhất (1,1%), công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp bón phân kali 0,8 kg K20/cây) đạt tỷ lệ cao nhất là 4,5%, các công thức N2K2 (bón phân đạm 0,2 kg N/cây kết hợp bón phân kali 0,2 kg K20/cây) và N3K1 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp bón phân kali 0 kg K20/cây) cũng cho tỷ lệ khá cao lần lượt là 4,0% và 4,1%, các công thức sai khác về tỷ lệ đậu quả là có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Công thức
K1 K2
N1 K3
K4 K5 K1 K2
N2 K3
K4 K5 K1 K2
N3 K3
K4 K5
LSD0,05
CV%
Công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp bón phân kali 0,8 kg K20/cây) cho kết quả tốt nhất: thời gian ra hoa ngắn và tập trung, tỷ lệ đậu quả cao nhất, số quả/cành nhiều nhất.