4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất quả quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
4.2.6. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên
Kết quả ở bảng 4.17 cho thấy:
+ Số quả/cây: các công thức được bón phân đạm đã làm tăng tỷ lệ đậu quả trên cây quýt vàng Chiềng Yên chính vì vậy khi theo dõi chỉ tiếu số quả/cây ở các công thức bón phân đạm khác nhau cho thấy số quả/cây tăng lên khi tương lượng đạm bón, tăng 15,08% giữa mức đạm bón cao nhất và thấp nhất, và sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Cụ thể: công thức N3 (bón 0,3 kg N/cây) có số quả/cây cao nhất và đạt 45,6 quả/cây, công thức N1 (bón 0,1 kg N/cây) có số quả/cây là 30,5 quả/cây là thấp nhất. Giữa các công thức bón phân đạm cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.17. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên
Yếu tố thí nghiệm
N1 N2 N3 LSD0,05
CV%
+ Khối lượng quả: khi bón phân đạm cho quýt vàng Chiềng Yên đã bổ sung thêm dinh dưỡng theo nhu cầu của cây, có tác động làm giảm hiện tượng rụng quả, tăng khả năng sinh trưởng của quả, tăng cường khả năng tích lũy vật chất khô và các hợp chất khác giúp cho quả căng, săn chắc không bị rỗng bên
trong quả. Nhờ vậy mặc dù quả quýt vàng Chiềng Yên tuy kích thước không lớn nhưng khối lượng quả vẫn được đảm bảo, năng suất không bị tụt giảm. Mức bón 0,3 kg N/cây đạt khối lượng quả lớn nhất (145,4 g/quả); tiếp theo là mức bón 0,2 kg N/cây đạt 139,9 g/quả và mức bón 0,1 kg N/cây đạt 125,3 g/quả là thấp nhất. Các mức bón khác nhau đều sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Cho thấy, ảnh hưởng của phun phân đạm đến khối lượng quả là khá rõ rệt.
+ Năng suất cá thể: Bón phân đạm đã làm tăng số quả/cây, tăng khối lượng quả qua đó năng suất cá thể cũng tăng và sai khác có ý nghĩa giữa các mức phân đạm với nhau. Năng suất cá thể các công thức bón phân đạm tăng từ 3,9 – 6,6 kg/cây. Trong đó năng suất cá thể của mức bón 0,3 kg N/cây là cao nhất đạt 6,6 kg/cây, tiếp đến là mức bón 0,2 kg N/cây đạt 5,7 kg/cây và mức bón 0,1 kg N/cây) đạt 3,9 kg/cây là thấp nhất. So sánh giữa các công thức bón phân đạm đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng khi bón phân đạm đã bổ sung sự thiếu hụt dinh dưỡng cho quýt vàng Chiềng Yên so với canh tác cũ đã có tác dụng rõ ràng đến số lượng quả trên cây và quá trình vận chuyển, tích luỹ các chất dinh dưỡng về quả làm cho khối lượng quả tăng lên, do đó đã làm tăng năng suất quýt vàng Yên. Mức bón 0,3 kg N/cây cho số quả, khối lượng quả và năng suất cá thể cao nhất.
4.2.6.2. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên
Bón phân kali trên cây quýt vàng Chiềng Yên đã là tăng tỷ lệ đậu quả, tăng kích thước quả, đồng thời giảm tỷ lệ rụng quả qua đó sẽ giúp tăng số lượng quả/cây và khối lượng quả.
Kết quả theo dõi tại bảng 4.18 cho thấy:
Các công thức bón phân kali đều cho kết quả số quả/cây, khối lượng quả và năng suất cá thể đều cao hơn so với công thức không bón và sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Cụ thể:
- Số quả/cây: Mức bón 0,8 kg K20/cây có số quả/cây cao nhất đạt 45,3 quả cao hơn so với không bón kali (K1) (31,8 quả/cây) 13,5 quả tương ứng với 29,8%, mức bón 0,6 kg K20/cây số quả đạt 41,0 cao hơn công thức không bón kali (K1) là 9,1 quả tương ứng 23,68%, Mức bón 0,4 kg K20/cây đạt 39,1 quả
cao hơn công thức không bón kali (K1) là 7,2 quả tương ứng 18,5%
và mức bón 0,2 kg K20/cây đạt 38,3 quả cao hơn so với không bón kali (K1) là 6,5 quả tương ứng 16,9%. Mức bón 0,8 kg K20/cây sai khác có ý nghĩa so với công thức mức bón 0 kg K20/cây; 0,2 kg K20/cây; 0,4 kg K20/cây và 0,6 kg K20/cây ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.18. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên
Yếu tố thí nghiệm
K1 K2 K3 K4 K5 LSD0,05
CV%
-Khối lượng quả: Mức bón 0,8 kg K20/cây có khối lượng quả cao nhất 141,2 g/quả cao hơn so với không bón kali (K1) (130,4 g/quả) là 10,8 g/quả tương ứng 7,6%; mức bón 0,2 kg K20/cây đạt 140,2 g/quả cao hơn so với không bón kali K1 là 9,8 g/quả tương ứng 6,9% ,mức bón 0,4 kg K20/cây đạt 137,7
g/quả cao hơn so với không bón kali (K1) là 7,3 g/quả tương ứng 5,3% và mức bón 0,6 kg K20/cây đạt 134,7 g/quả cao hơn so với không bón kali K1 là 4,3 g/quả tương ứng 3,2 %. Các mức bón phân kali khác nhau đều có sự sai khác về khối lượng quả là rất rõ rệt và có ý nghĩa thống kê so với không bón kali (K1), tuy nhiên giữa các mức bón (0,8 kg K20/cây), (0,4 kg K20/cây) và (0,2 kg K20/cây) sự sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
- Năng suất cá thể: Mức bón (0,8 kg K20/cây) có năng suất cá thể cao nhất đạt 6,5 kg/cây, tiếp đến mức bón (0,6 kg K20/cây) đạt 5,5 kg/cây, công mức bón (0,2 kg K20/cây) đạt 5,4 kg/cây, mức bón (0,4 kg K20/cây) đạt 5,3 kg/cây
và cuối cùng là không bón kali (K1) đạt 4,4 kg/cây. So sánh các mức bón phân kali, mức bón 0,8 kg K20/cây cho năng suất cá thể sai khác có ý nghĩa so với các mức bón còn lại ở mức ý nghĩa 0,05.
Việc bón phân kaliở các liều lượng 0,2-0,8 kg K20/cây đã giúp tăng số lượng
quả trên cây, tăng khả năng tích lũy dinh dưỡng về quả, tăng kính thước và khối lượng quả qua đó giúp năng suất cá thể tăng so với không bón phân kali. Mức bón (0,8 kg K20/cây) cho hiệu quả tác động tốt nhất sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại.
4.2.6.3. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên
Đối với cây ăn quả nói chung và cây quýt vàng Chiềng Yên nói riêng cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhất là phân đạm và kali sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt, vận chuyển dinh dưỡng tích lũy trong quả nhiều qua đó nâng cao năng suất và chất lượng quả. Kết quả tại bảng 4.19 cho thấy:
Bảng 4.19. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên
Công thức K1
K2
N1 K3
K4 K5 K1 K2
N2 K3
K4 K5 K1 K2
N3 K3
K4 K5
LSD0,05
CV%
- Số quả/cây: các công thức bón phân đạm kết hợp với phân kali cho số quả/cây tăng dần khi tăng liều lượng bón, biến động từ 6,9 – 60,9 quả. Công thức
N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) cho số quả/cây đạt cao nhất 60,9 quả sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại.
- Khối lượng quả: cây quýt vàng Chiềng Yên được cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng và kịp thời, nhờ vậy, các quá trình vận chuyển dinh dưỡng và tích lũy vật chất vào quả tốt hơn, quả sinh trưởng tốt, tăng kích thước và chất lượng quả. Kết quả theo dõi được cho thấy, tất cả các công thức có bón phân đạm kết hợp phân kali ở các liều lượng khác nhau đều có khối lượng/quả tăng dần theo liều lượng bón. Công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) cho khối lượng quả lớn nhất 154,7 g/quả cao nhất; tiếp theo là công thức N3K1 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0 kg K20/cây) đạt 149,3 g/quả … và thấp nhất ở công thức N1K1 (bón phân đạm 0,1 kg N/cây kết hợp 0 kg K20/cây).
- Năng suất cá thể: Tất cả các công thức thí nghiệm sử dụng phân đạm kết
hợp phân kali đều cho năng suất cá thể tăng dần từ 0,7 – 9,4 kg/cây. Cụ thể: công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) năng suất cá thể đạt 9,4 kg/cây là cao nhất, sai khác với các công thức khác có ý nghĩa ở mức
ýnghĩa 0,05; tiếp theo là các công thức N3K4 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,6 kg K20/cây) năng suất cá thể đạt 7,1 kg/cây và cũng sai khác với các công thức khác có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05. Công thức N1K1 (bón phân đạm 0,1 kg N/cây kết hợp 0,2 kg K20/cây) cho giá trị năng suất cá thể thấp nhất đạt 0,7 kg/cây. Các công thức còn lại, xét về kết quả thống kê, công thức sai khác với nhau không rõ ràng ở độ tin cậy 95%.
Như vậy, áp dụng bón phân đạm kết hợp phân kali đã làm tăng số quả/cây, khối lượng quả qua đó nâng cao năng suất cá thể tăng. Trong đó, công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) đạt hiệu quả cao nhất.