4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất quả quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
4.2.4. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái tăng trưởng đường kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Bảng 4.13. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến động thái tăng trưởng đường kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Yếu tố thí nghiệm
N1 N2 N3 LSD0,05
CV%
Kết quả bảng 4.13 cho thấy: theo dõi đến ngày 26/8 (6 tháng sau tắt hoa) ĐK và CC quả các mức bón phân đạm có sự sai khác giữa các mức bón 0,1 kg N/cây (N1) và bón 0,2 kg N/cây (N2), bón 0,3 kg N/cây (N3), tuy nhiên chỉ tiêu đường kính quả giữa 2 mức bón 0,2 kg N/cây và bón 0,3 kg N/cây sự sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Mức bón 0,1 kg N/cây, ĐK quả chỉ đạt 4,6 cm, chiều cao quả đạt 4,2 cm, mức bón 0,2 kg N/cây và bón 0,3 kg N/cây có trị số ĐK và CC đều cao hơn so với mức bón 0,1 kg N/cây từ 0,3 - 0,3 cm (về ĐK) và từ 0,1 - 0,3 cm (về CC). Cụ thể: mức bón 0,1 kg N/cây cho kết quả ĐK cao nhất đạt 4,9 cm; CC đạt 4,4 cm; mức bón 0,2 kg N/cây có ĐK đạt 4,9 cm; CC đạt 4,6 cm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy khi bón phân đạm cho cây quýt vàng Chiềng Yên làm cho kích thước của quả tăng lên theo liều lượng bón. Có thể nói, các mức bón phân đạm trong thí nghiệm cho cây quýt Chiềng Yên đã ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng đường kính và chiều cao quả quýt vàng Chiềng Yên.
4.2.4.2. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến động thái tăng trưởng đường kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng quýt vàng Chiềng Yên nói riêng đều mong muốn cây trồng của mình sinh trưởng, phát triển nhanh rút ngắn thời gian sản xuất và sớm cho thu hoạch. Với cây quýt
vàng Chiềng Yên tốc độ lớn nhanh, sớm đạt kích thước tối đa của quả sẽ thúc đẩy quá trình chín đến sớm, đáp ứng nhu cầu của thị trường ngay trong thời điểm đầu mùa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến động thái tăng trưởng kích thước quả quýt vàng Chiềng Yên được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến động thái tăng trưởng đường kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Yếu tố thí nghiệm
K1 K2 K3 K4 K5 LSD0,05
CV%
Từ số liệu ở bảng 4.14 cho thấy, khi bón phân kali ở tất cả các công thức đều cho tốc độ quả lớn nhanh, đặc biệt là sau giai đoạn rụng sinh lý đợt 2 (100-120 ngày sau tắt hoa), thời điểm này dinh dưỡng cây hấp thu chủ yếu được tập trung để nuôi quả, vì vậy tốc độ quả lớn rất nhanh. Cụ thể:
+ Đường kính quả: các công thức bón phân kali theo dõi đến ngày 26/8 (6 tháng sau tắt hoa) ĐK quả lớn nhất là mức bón 0,2 kg K20/cây đạt 4,9 cm, tiếp đến mức bón 0,8 kg K20/cây đạt 4,8 cm, mức bón 0,6 kg K20/cây đạt 4,8 cm, mức bón 0,4 kg K20/cây đạt 4,7 cm và cuối cùng là mức bón 0 kg K20/cây đạt 4,7 cm. So sánh sự sai khác giữa các công thức bón phân kali sai khác không ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% giữa mức bón 0 kg K20/cây và 0,4 kg K20/cây, 0,6 kg K20/cây và 0,8 kg K20/cây; 0,8 kg K20/cây và 0,2 kg K20/cây.
+ Chiều cao quả: Các công thức bón phân kali có chiều cao quả khác nhau
không nhiều, dao động từ 4,2-4,6 cm, lớn nhất là mức bón 0,2 kg K20/cây là 4,6 cm, thấp nhất là mức bón 0,6 kg K20/cây là 4,2 cm.
4.2.4.3 Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái tăng trưởng đường kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Kết quả tại bảng 4.15 cho thấy: sau 6 tháng theo dõi ĐK và CC quả các công thức bón phân đạm kết hợp phân kali ở các liều lượng khác nhau có sự sai khác giữa các công thức với nhau.
Bảng 4.15. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái tăng trưởng đường kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Công thức K1 K2
N1 K3
K4 K5 K1 K2
N2 K3
K4 K5 K1 K2
N3 K3
K4 K5 LSD0,05
CV%
-Về đường kính quả: Công thức N1K1 cho giá trị đường kính quả nhỏ nhất so với tất cả các công thức còn lại (4,13 cm), công thức N2K2 (bón phân đạm 0,2 kg N/cây kết hợp 0,2 kg K20/cây) có giá trị đường kính quả đạt lớn nhất (5,2 cm); tiếp theo là công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) đạt 5,2 cm; công thức N3K4 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,6 kg K20/cây) đạt 5,1 cm,… ba công thức N2K1, N2K3 và N3K1 có giá trị đường kính bằng nhau là 5,0 cm. Trong các công thức bón phân đạm kết hợp phân kali, công thức N2K2 cho kích thước ĐK quả lớn nhất tuy nhiên sự sai khác giữa các công thức là không nhiều.
- Về chiều cao quả: Kết quả phân tích thống kê cho thấy tại thời điểm theo dõi 6 tháng sau tắt hoa (26/8) giá trị F-prob = 0,01 nhỏ hơn giá trị 0,05 vì vậy sác xuất các công thức khác nhau đã có tác động khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao quả. Sự sai khác này giữa các công thức có ý nghĩa thống kê ở
độ tin cậy 95%. Xét về mặt số liệu, công thức N2K2 (bón phân đạm 0,2 kg N/cây kết hợp 0,2 kg K20/cây) cho giá trị kích thước chiều cao quả là lớn nhất 4,8 cm.
Xét chung về hình dạng quả cho thấy các công thức bón phân đạm kết hợp phân kai làm cho quả quýt vàng Chiềng Yên có hình dẹt (đa số có tỷ lệ kích thước ĐK/CC lớn và lớn hơn 1), qua đó không những giúp tăng năng suất mà còn tăng mẫu mã cho quả, giúp quả đẹp hơn, bán được giá thành cao hơn.
- Về tốc độ tăng trưởng quả: Quả quýt vàng Chiềng Yên sinh trưởng khá chậm trong 2 tháng đầu, sau đợt rụng quả sinh lý đợt 2 quả bắt đầu tăng trưởng rất nhanh trong khoảng 2 tháng sau đó, tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tiếp theo và ổn định về kích thước sau khoảng 6-7 tháng sinh trưởng.
Như vậy, việc bón phân đạm kết hợp với phân kali ở các liều lượng khác nhau trên cây quýt vàng Chiềng Yên đã giúp tăng khả năng sinh trưởng của quả nhất là về kích thước đường kính quả, giúp quả quýt vàng Chiềng Yên đạt kích thước lớn hơn, mẫu mã đẹp hơn. công thức N2K2 (bón phân đạm 0,2 kg N/cây kết hợp 0,2 kg K20/cây) cho kết quả tốt nhất.