Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
4.2.1. Các chủ trương chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, bộ mặt các vùng nông thôn cũng có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền huyện Quỳnh Phụ đã rất quan tâm đầu tư để phát triển khu vực nông thôn về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, y tế, văn hoá, giáo dục,… từ đó đã giúp cho đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn và nông dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, khu vực nông thôn hiện nay vẫn còn thua kém với khoảng cách khá lớn so với khu vực thành thị xét về nhiều mặt. Một trong những mặt hạn chế đó là trình độ kiến thức chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất,… của lao động nông thôn và người nông dân. Trước thực tế đo rất cần có những chủ trương, chính sách cũng như những văn bản hướng dẫn tổ chức kịp thời để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và nông dân nói riêng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Đảng và nhà nước đã ban hành và tổ chức triển khai một số chính sách nhằm thúc đẩy công tác đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là nông dân tại các địa phương có đất nông nghiệp bị thu hồi trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho nông dân được triển khai tại huyện Quỳnh Phụ căn cứ vào các văn bản sau thể hiện trong bảng sau:
Chủ trương và chính sách về đào tạo nghề đã tập trung theo hướng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ, an sinh xã hội là rất phù hợp với thực trạng
sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trong đó, các chính sách về đào tạo nghề cho nông dân hiện nay đã xác đinh rõ được quan điểm, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, các giải pháp cũng như các hoạt động của chính sách.
Bảng 4.1. Chủ trương chính sách về đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn Huyện
Ngày tháng
27/11/ 2009
30/7/2010
29/01/2013
30/1/2013
Theo chính sách đào tạo nghề, người nông dân học nghề hiện nay được hưởng các quyền lợi:
+ Được học nghề miễn phí và được hỗ trợ một phần chi phí trong quá trình học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng)
+ Được vay tiền để học nghề
+ Được cấp thẻ học nghề nông nghiệp + Được cấp chứng chỉ học nghề, bằng nghề
+ Sau học nghề, nông dân có cơ hội tìm việc làm và sản phẩm làm ra được cam kết bao tiêu
+ Sau khi học nghề nông dân được vay vốn để tự tạo việc làm, có cơ hội được hỗ trợ về cây giống và con giống.
Đối với giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề cho nông dân:
+ Được trả tiền công giảng dạy với mức chuẩn tối thiểu
+ Được hưởng các khoản phụ cấp lưu động khi dạy nghề tại vùng có điều kiện
31
+Được giải quyết nhà công vụ Đối với cơ sở đào tạo nghề
+ Được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho dạy nghề + Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề.
Một điểm khác biệt trong các chính sách đào tạo nghề là, nếu như những chính sách đào tạo nghề trước đây mới chỉ mang tính ”hướng cung”- tức là mới chỉ mang những nghề mình có dạy cho bà con thì hiện nay, chính sách này đã mở ra cơ hội lớn cho người nông dân được ”hướng cầu”- nghĩa là sẽ được chọn những nghề mà mình thích, mình thực sự có nhu cầu.
Mặt khác, chính sách đào tạo nghề này khác rất nhiều so với những chính sách đào tạo nghề trước đó, không chỉ bởi quy mô đào tạo nghề lớn hơn, kinh phí nhiều hơn, mà điểm mới quan trọng là ở việc dạy cho người nông dân những nghề mà họ muốn học và được phép thực hiện mọi hình thức đào tạo kể cả hình thức truyền nghề để có thể đáp ứng nhu cầu làm việc.
Chính sách đào tạo nghề này còn mang tính chất gắn liền với thôn, bản, làng, xã và được hệ thống chính trị các cấp vào cuộc, do đó không bị xa rời thực tiễn với nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, điểm khác biệt cốt lõi của chính sách đào tạo nghề nay là chú trọng tuyên truyền ý thức và kiến thức cho bà con để có thể đủ tâm thế bắt kịp với nhịp độ đô thị hóa quá nhanh như hiện nay.
Thông qua các văn bản về chủ trương chính sách đào tạo nghề chủa Chính phủ cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ sở lao động TB và XH tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua huyện Quỳnh Phụ đã xây dựng và quán triệt sâu rộng tới các cấp ban ngành trong toàn huyện để phổ biến chủ trương chính sách về đào tạo nghề cho nông dân.
Những chủ trương và chính sách trên có vai trò quan trọng góp phần phát triển đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn lao động khu vực nông thôn, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi người dân, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho nông dân. Tuy nhiên khi đưa vào tổ chức triển khai áp dụng vào địa bàn Huyện đã nảy sinh nhiều vấn đề như về độ tuổi học nghề, về số lần hỗ trợ học nghề...Thực tế tổ chức sản xuất hiện nay không phải lúc nào người nông dân chỉ tiến hành tổ
chức sản xuất ở một lĩnh vực mà họ cũng phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thị trường, chính vì vậy khi đã được học nghề một lần thì những lần học sau sẽ không được hỗ trợ học nghề. Đây cũng là một điều mà trong chính sách đào tạo nghề cần nên thay đổi.