Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
4.2.7. Đánh giá về chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ở huyện Quỳnh Phụ
4.2.7.1. Đánh giá của người nông dân về chất lượng đào tạo nghề nông nghiêp Để có được sự đánh giá về chất lượng dạy và học nghề một cách khách quan, đề tài đã tiến hành khảo sát học viên học nghề nông nghiệp đã được tổ chức tại các xã trong huyện.
Học viên học nghề nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ có độ tuổi trung bình khá cao là 53,5 tuổi, tỷ lệ học viên nữ chiếm 60,8% tổng số học viên đã được điều tra. Trong tổng số 90 nông dân được điều tra thì có đến 99% số người tham gia lớp học nghề ngắn hạn thì cũng đều đã tham gia các buổi tập huấn chuyển giao KHKT trong thời gian vừa qua.
Những học viên này đều là những lao động chính trong gia đình, vừa học vừa làm nên việc tham gia học nghề hàng ngày là rất khó khăn. Hầu hết học viên đều có nhu cầu, nguyện vọng được học tập mong muốn qua khóa học trang bị thêm cho mình kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt để vận dụng vào thực tiễn nâng cao giá trị của sản phẩm từ đó nâng cao được nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình.
* Ý kiến của nông dân về khoá đào tạo nghề ngắn hạn
Kết thúc các khóa đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân tại các lớp học đều hài lòng về khóa học. Qua bảng 4.12 ta thấy trên 90% học viên các lớp đều hài lòng về địa điểm và thời gian tổ chức lớp học. Đối với đội ngũ giáo viên dạy học thì 94%
học viên đều đánh giá là giáo viên rất nhiệt tình giảng dạy.
Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề thì chỉ có 85,5% học viên có ý kiến là đầy đủ và thích hợp, 14,5% ý kiến còn lại cho rằng phòng học còn thiếu ánh sáng, ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học viên. Về tài liệu học tập thì có 80%
học viên cho rằng là đầy đủ và 20% học viên nói rằng chưa đầy đủ. Tất cả học viên đều được phát đầy đủ tài liệu học tập, nhưng chưa phục vụ hiệu quả cho quá trình đào tạo nghề cho khu vực nông thôn. Các tài liệu đó là các loại tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức và thực hiện quy trình sản xuất cho nông dân lại mang tính hàn lâm, người nông dân với trình độ hiện có của mình rất khó tiếp thu những thuật ngữ mang tính chuyên môn cao, những quy trình hướng dẫn trong tài liệu yêu cầu cao như mô hình thí nghiệm nên rất khó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Bảng 4.12. Đánh giá của người lao động về học nghề ngắn hạn tại huyện Quỳnh Phụ
TT Nội dung Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)
1 Thời điểm tổ chức Hợp lý
Chưa hợp lý
2 Địa điểm tổ chức Tương đối xa
Hợp lý
3 Thời gian đào tạo
Ngắn Phù hợp Dài
4 Cơ sở vật chất Đầy đủ và thích hợp Chưa đầy đủ và thích hợp 5 Chương trình môn học
Gắn với thực tế Chưa gắn với thực tế Bình thường
6 Mức độ nhiệt tình của giáo viên Nhiệt tình
Bình thường Chưa nhiệt tình
7 Tài liệu học tập Đầy đủ
Chưa đầy đủ
8 Chế độ với học viên Thoả đáng
Chưa thoả đáng
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015 - Kết quả học tập của học viên
Nhờ phương pháp đào tạo khoa học, phần lớn học viên khi tốt nghiệp đều đạt loại khá trở lên, trong đó 11 người đạt loại giỏi, 75 người đạt loại khá và chỉ có 4 người có kết quả loại trung bình.
Đánh giá khách quan về chất lượng của các lớp đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua được thể hiện thông qua đánh giá khả
năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
- Khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế
Trong 90 nông dân hoàn thành khóa học thì đã có 81,9% số người áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, có 18,1% số người vẫn chưa áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Định hướng việc làm cho nông dân sau khóa học là khuyến khích người nông dân áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất tại gia đình, chứ không hướng người nông dân vào làm việc tại các doanh nghiệp như những ngành nghề khác.
Điều đáng ghi nhận là sau các khoá học, học viên áp dụng kiến thức và kỹ năng nghề đã được đào tạo vào sản xuất tại gia đình thu được kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn trước khi học. Trên cơ sở kết quả đạt được, trong những năm tới, huyện cần tiếp tục lựa chọn nghề phù hợp để tổ chức đào tạo, chuyển giao cho nông dân, giúp bà con làm giàu từ chính mảnh vườn, thửa ruộng của gia đình.
Bên cạnh đó một số nông dân cho rằng công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn Huyện trong thời gian qua chưa đáp ứng nhu cầu nguyện vọng là vì: Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho đào tạo nghề còn thiếu thốn, những giờ thực hành chỉ xuống ngay ruộng, vườn của một vài gia đình trong xã, thiếu sự so sánh với thực tế bên ngoài. Hơn nữa trong quá trình đào tạo còn thiếu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn, kiến thức giảng dạy trong quá trình học nghề còn thiếu kiến thức định hướng phát triển nông nghiệp của Huyện, thiếu kiến thức về thị trường và kiến thức về dịch vụ nông nghiệp.
* Ý kiến của nông dân về các buổi tập huấn chuyển giao KHKT, tọa đàm trao đổi kiến thức
Hộp 4.2. Cần thường xuyên được trợ giúp về vốn, kỹ thuật và kiến thức
"Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Do đó chúng tôi mong muốn thường xuyên được trợ giúp về vốn, kỹ thuật và kiến thức sản xuất để làm giàu cho gia đình. Cùng với đó, cần xây dựng các mô hình thực tế ở các địa phương cho nông dân chúng tôi trực tiếp đến tham quan, học tập”.
Cô Nguyễn Thị Chiên, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015
Khi được hỏi về các buổi tập huấn, toạ đàm đã được tổ chức trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua thì đại đa số nông dân trong Huyện đã chia sẻ là rất muốn có nhiều buổi tập huấn, toạ đàm như vậy. Những thông tin mà các nhà khoa học chia sẻ đã giúp họ giải quyết những băn khoăn trong quá trình sản xuất như cách làm thế nào để cây bưởi Diễn ra quả to hơn, cách xử lý và bảo quản hoa…trên cơ sở đó giúp bà con nông dân phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, làm giàu cho gia đình.
Tuy nhiên thực những buổi tọa đàm trao đổi này chỉ tổ chức được trong thời gian ngắn là một buổi nên lượng thông tin cũng như những kiến thức và kỹ năng đưa tới cho người nông dân không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quá trình sản xuất, người nông dân chưa thực sự có nghề, đặc biệt là những nghề nông nghiệp người dân cần phải được đào tạo thực hành kỹ năng nghề nghiệp có như vậy mới đáp ứng yêu cầu công việc.
4.2.7.2. Đánh giá của cơ sở đào tạo, giáo viên dạy nghề về chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân
Để có thể đánh giá chung về thực trạng ĐTN cho nông dân trong những năm qua, trong phạm vi thời gian đề tài không cho phép điều tra phỏng vấn hết toàn bộ cán bộ, giáo viên tại tất cả các lớp đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 20 giáo viên dạy nghề. Giáo viên được điều tra có trình độ đại học là 60%, trên đại học là 40%. Tuổi bình quân của đội ngũ giáo viên khá trẻ là 34 tuổi.
Do đặc thù là đào tạo nghề nông nghiệp nên giáo viên dạy thực hành cho vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành cho nông dân. Cái khó là giáo viên dạy nghề nông nghiệp có nhiều đặc thù riêng, vừa phải có tay nghề của công nhân kỹ thuật lành nghề, vừa phải là nhà giáo để có thể dạy thực hành nghề, vừa là nhà kỹ thuật và đồng thời là nhà quản lý để có thể dạy lý thuyết nghề và quản lý dạy học.
Với lớp đào tạo nghề ngắn hạn, 100% học viên đã hoàn thành khóa học dù có nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập. Trong suốt khóa học các học viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và có ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng bố trí, sắp xếp công việc để tham gia học tập, thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo của nhà trường.
Hộp 4.3. Học viên tại xã Quỳnh Hoàng tích cực học tập
“Bà con tới lớp đầy đủ, chuyên cần và ham mê học hỏi lắm. Học được điều gì ở lớp là các bác ấy mang về nhà thực hành ngay rồi báo cáo kết quả, trao đổi lại với chúng tôi. Một số bác còn cho biết, có kiến thức về chăn nuôi gia đình mạnh dạn đầu tư mở rộng qui mô chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại.”
Cô giáo Lê Thị Bích Liên – Trưởng khoa chăn nuôi thú y Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015 Tuy nhiên trong quá trình dạy học các giáo viên tham gia giảng dạy đều có cùng ýkiến là cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình giảng dạy, đặt biệt là còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ cho thực hành nghề đang học. Về chế độ chính sách đối với giáo viên dạy nghề nông nghiệp còn quá thấp so với mặt bằng chung hiện nay. Dẫn tới tình trạng một số lớp học nghề số lượng các buổi học không đủ so với chương trình đã quy định.
4.2.7.3. Đánh giá của cán bộ địa phương về chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân
Hầu hết các đánh giá của cán bộ địa phương đều nói rằng các hình thức dạy nghề ngắn hạn cho nông dân như hiện nay là phù hợp với tình hình yêu cầu thực tế.
Các hình thức dạy nghề này đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, không những thế phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất tại địa phương, người nông dân vừa có thể vẫn làm công việc sản xuất của gia đình vừa có thể theo học các lớp để nâng cao kiến thức và tay nghề, áp dụng ngay chính vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm góp phần ổn định đời sống. Ngoài ra một số ý kiến còn cho rằng nên tăng cường liên kết trong tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Trong số 12 cán bộ địa phương được phỏng vấn thì có tới 90% trong số đó cho rằng để chất lượng đào tạo nghề cho nông dân có chất lượng cao vấn đề cần quan tâm là phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên chuyên sâu phục vụ cho công tác đào tạo nghề, đặc biệt là chất lượng giảng dạy phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó 85% các ý kiến của cán bộ địa phương đều có điểm chung là để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn thì rất cần các cơ chế chính sách phù hợp đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương, nhất là hệ thống đường điện và thuỷ lợi phục vụ cho các vùng sản xuất rau an toàn.
Do vậy trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân thì các các cấp ban ngành cũng như các đơn vị đào tạo nghề đều phải quán triệt vai trò đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cũng như tạo mọi điều kiện để nông dân chọn mô hình làm ăn hiệu quả, tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật và áp dụng vào sản xuất tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho nông dân. Trên cơ sở đó giúp cho nông dân năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc tổ chức sản xuất gắn với thị trường.