Nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 51 - 55)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

4.2.2. Nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Nguồn lực cho đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân bao gồm nhiều lĩnh vực, trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập chủ yếu tới 3 nguồn lực chính là: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.

4.2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Là một trong ba đơn vị chủ chốt được UBND tỉnh Thái Bình giao nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong những năm qua trường Trung cấp nông nghiệp Thái Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trường được thành lập từ năm 1960, chịu sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn tỉnh Thái Bình, có bề dày truyền thống về công tác đào tạo các ngành nghề phục vụ cho nông nghiệp

Địa chỉ: Khu 3B – Thị trấn Quỳnh Côi – huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình Bảng 4.2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Trung cấp nông nghiệp

Thái Bình trong 3 năm

TT Diễn giải

I Cán bộ, giáo viên, nhân

viên cơ hữu - Trình độ Thạc sỹ - Trình độ đại học - Cao đẳng - Trung cấp

II Giáo viên thỉnh giảng

- Trình độ Thạc sỹ - Trình độ đại học

33

Muốn nâng cao được chất lượng trong dạy và học nghề, đòi hỏi phải có lực lượng giáo viên giỏi về chuyên môn, tinh thông trong nghiệp vụ, có lòng đam mê và yêu nghề, tâm huyết với nghề. Vì vậy cần phải có chính sách ưu tiên đãi ngộ xứng đáng để đội ngũ giáo viên yên tâm với nghề, về cuộc sống họ không phải lo bươn trải.

Có như vậy họ mới đem hết khả năng vì người học và yên tâm cống hiến với công tác dạy nghề.

Thời gian dạy nghề của các giáo viên dạy nghề phụ thuộc vào từng môn học và năng lực của từng giáo viên. Giáo viên lên lớp trong khoảng từ 300 - 700 giờ, trung bình một năm giáo viên dạy khoảng 570 giờ trên lớp. Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên thì họ cho biết số giờ lên lớp còn cao hơn mức bình quân đó, hoặc gấp 2 lần giờ giảng ở mức bình quân.

4.2.2.2. Cơ sở vật chất

Trong đào tạo cơ sở vật chất là một điều kiện rất quan trọng, đặc biệt là đào tạo nghề cơ sở vật chất càng trở nên quan trọng hơn vì bên cạnh đào tạo kiến thức nghề nghiệp là đào tạo cho người học những kỹ năng thực hành.

Cơ sở vật chất cho giảng dạy bao gồm cả trang thiết bị dạy nghề, không gian, cơ sở hạ tầng. Đây là yếu tố cần và đủ để tạo ra môi trường giảng dạy và học tập tốt, giúp cho bài giảng sinh động, bài học được mô phỏng cho người học tập tiếp thu một cách tốt hơn.

Bảng 4.3 Tình hình cơ sở vật chất của Trường TCNN qua các năm

TT

Chỉ tiêu

1 Phòng thực hành 2 Phòng lý thuyết 3 Trang thiết bị phục

vụ dạy học

Nguồn: Trường TCNN Thái Bình 4.2.2.3. Kinh phí đầu tư hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân

Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho nông dân thì nguồn kinh phí đầu tư có vai trò quan trọng. Với những lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân trên địa bàn huyện nguồn kinh phí được sử dụng từ nguồn phân bổ kinh phí thực hiện Quyết định

34

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong từng giai đoạn nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện được phân bổ trong giai đoạn 2011-2015 là 500 triệu đồng, giai đoạn 2016- 2020 là 700 triệu đồng. Các nguồn kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn và nông dân học nghề được phân bổ với mục đích chủ yếu hỗ trợ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, nhằm trang bị cho người lao động kỹ năng nghề nghiệp, để tìm việc làm và tự tạo việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên nguồn kinh phí từ ngân sách Tỉnh cấp hàng năm cho Trường còn chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai mở các lớp đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w