Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
4.2.6. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn Huyện
Xác định rõ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân là vấn đề bức xúc, Quỳnh Phụ đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, hỗ trợ và khuyến khích người nông dân tích cực tham gia học nghề, tự tạo việc làm.
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp của huyện Quỳnh Phụ từ năm 2013 đến năm 2015
TT Nội dung
1 Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh Số băng biển, khẩu hiệu, pano…
Tờ rơi, sách mỏng đã cấp phát Hội nghị truyền thông
2 Hoạt động điều tra, khảo sát, lập KH Số lần điều tra, khảo sát
Kế hoạch đã ban hành
3 Hoạt động tăng cường năng lực ĐTN Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất
Kinh phí đầu tư trang thiết bị
4 Hoạt động nâng cao chất lượng quản lý nhà nước
Số lớp tập huấn nghiệp vụ Số lượng cán bộ tham gia 5 Kết quả công tác đào tạo nghề
Số đơn vị tham gia ĐTN
Số lớp ĐTN nông nghiệp cho LĐNT Số học viên tham gia
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác ĐTN cho LĐNT huyện Quỳnh Phụ theo Đề án 1956 từ năm 2013 đến năm 2015
Từ khi được tiếp cận được Đề án dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính Phủ, công tác ĐTN của huyện đã có những chuyển biến đáng kể, từ công tác tuyên truyền; công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề; việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề và kết quả mở các lớp dạy nghề cho LĐNT trong huyện, kết quả được chứng minh qua có số liệu ở bảng dưới đây:
Những kết quả trên đây đã chứng tỏ Đề án 1956 đã phát huy tác dụng đối với công tác ĐTN trên địa bàn toàn huyện, cụ thể như sau:
* Hoạt động tuyên truyền về dạy nghề
Hàng năm, các hoạt động tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về công tác dạy nghề cho LĐNT được triển khai thường xuyên. Qua 5 năm các hoạt động tuyên truyền đầu đã tăng đột biến trên các mặt như: số lượng tin bài trên hệ thống truyền thanh, số lượng sản phẩm phát hành đã tăng hơn 300% so với giai đoạn 2005 – 2009; hình thức được triển khai đa dạng.
Nội dung tuyên truyền: tầm quan trọng của phát triển dạy nghề, của việc học nghề đối với công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; các chính sách, chế độ đối với người lao động tham gia học nghề và sau học nghề; trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, của DN và của toàn xã hội đối với việc phát triển dạy nghề.
Các hình thức đã triển khai: công tác tuyên truyền được đa dạng hóa như thông qua các chuyên mục, bài phát thanh, các bản tin nội bộ của Ban tuyên giáo Huyện ủy, các Nghị quyết, Chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp; Thông qua các hội nghị truyền thông hàng năm do các ngành chức năng của huyện tổ chức. Qua đó làm chuyển biến nhận thức của người lao động về việc học nghề, tạo cho người lao động nhận thấy tác dụng của công tác học nghề trong giai đoạn mới.
* Hoạt động điều tra khảo sát, lập kế hoạch dạy nghề hàng năm
Hàng năm ngoài chương trình điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT theo chỉ đạo của BCĐ tỉnh, BCĐ huyện cũng đã xây dựng kế hoạch tổng hợp nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn huyện thông qua số liệu đăng ký học nghề của các xã, thị trấn được thực hiện khảo sát ngay đầu năm; từ cơ sở số liệu đó BCĐ của huyện báo cáo về BCĐ tỉnh, UBND huyện và hỗ trợ các đơn vị tham gia dạy nghề có thông tin và xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp, đúng nghề mà người lao động cần.
Từ năm 2013 đến năm 2015, toàn huyện đã có 3 cuộc điều tra, khảo sát về nhu cầu học nghề do tỉnh hỗ trợ kinh phí từ Đề án ĐTN cho LĐNT của tỉnh Thái Bình.
Với tổng kinh phí hỗ trợ là 250 triệu đồng, tuy không lớn những đã giúp cho việc điều tra nhu cầu thực tế về học nghề đã được triển khai thực hiện khá hiệu quả. Thông qua đó đã cung cấp số liệu để huyện và các cơ sở ĐTN xây dựng được kế hoạch ĐTN hàng năm.
* Hoạt động tăng cường năng lực dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề huyện Trong những năm qua, tỉnh và huyện đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề của huyện.
Từ khi thành lập đến nay, bằng nguồn vốn mục tiêu Quốc gia và từ nguồn ngân sách huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học nghề với số tiền trên 21 tỷ đồng; hàng năm huyện hỗ trợ từ 50 đến 60 triệu đồng để tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thực hành nghề cho người lao động thuộc các xã trong huyện
Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đã giúp các cơ sở dạy nghề mở rộng được quy mô và nâng cao được chất lượng ĐTN cho người lao động; người lao động có điều kiện để nâng cao kỹ năng thực hành hành nghề; chất lượng lao động đã dần đáp ứng được yêu cầu sản xuất thực tiễn của các DN và cơ sở sản xuất kinh doanh.
* Hoạt động nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về dạy nghề
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến cơ sở được thực hiện thường xuyên; Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nước về dạy nghề cấp huyện, cấp xã đã được sở Lao động - TBXH quan tâm, hàng năm đều tổ chức các lớp tập cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề.
Công tác giám sát, kiểm tra việc dạy nghề đối với các cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện luôn được quan tâm thực hiện như: theo dõi kiểm tra khai giảng lớp học, kiểm tra lịch học và kiểm tra đột xuất trong quá trình dạy nghề, theo dõi việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề đối với học viên.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế; số lượng và thời gian tập huấn về nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với công tác dạy nghề còn quá ít so với nhu cầu, mới chỉ dừng lại ở mức tập huấn thời gian ngắn, cán bộ làm công
tác quản lý chủ yếu phải tự tham khảo tài liệu qua nhiều kênh thông tin. Việc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề cho phòng Lao động - TBXH hiện tại chưa được thực hiện mà vẫn do cán bộ trong đơn vị kiêm nhiệm.
Cán bộ cấp xã do phải đảm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác nên ít có thời gian cho công tác quản lý nhà nước về dạy nghề.
* Kết quả dạy nghề trên địa bàn huyện trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 Số nghề đã đào tạo gồm 20 nghề do 13 đơn vị thực hiện, gồm: May công nghiệp - may thời trang; Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi - thú y; Mây tre đan xuất khẩu; Hàn xì;
Làm vườn - cây cảnh; Trồng trọt; Trồng rau; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Thú y;
Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Tin học văn phòng; Móc sợi; Điện dân dụng; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy vi tính; Vận hành, sửa chữa máy nông nghiệp; Kinh doanh thuốc thú y; Kinh doanh thuốc BVTV; Sinh vật cảnh và Nghề mộc mỹ nghệ.
Tổng số lao động đã được ĐTN theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ là 10.889 người, tăng 9.599 học viên = 844% so với giai đoạn từ 2005 đến 2009. Ngoài số học viên được tham gia học nghề từ nguồn kinh phí thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của các cơ sở dạy nghề triển khai thực hiện dạy nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, mỗi năm có hàng nghìn lao động được đào tạo nghề tại các trường chuyên nghiệp, cơ sở ĐTN tại các tỉnh, huyện trên toàn quốc.
Trong ba năm qua huyện Quỳnh Phụ đã rất nỗ lực trong công tác đào tạo nghề cho nông dân và đã đạt được các kết quả đáng kể được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.11. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện Quỳnh Phụ qua các năm
TT Nghề đào tạo
1 Trồng rau
2 Chăn nuôi gia súc gia cầm 3 Bảo vệ thực vật
4 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt Tổng
46
4.2.6.1. Kết quả đạt được
- Đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong sự nhận thức của các cấp ủy đảng, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho nông dân đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế xã hội
ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Bước đầu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác ĐTN cho nông dân.
- Số lượng và chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân qua các năm tăng dần.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân đáp ứng nhu cầu của học như: đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn miễn phí, tập huấn, tọa đàm trao đổi kiến thức...
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn Huyện được định kỳ tổ chức giao ban để triển khai nhiệm vụ một cách kịp thời và kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ.
* Nguyên nhân đạt được kết quả trên:
- Một số chủ trương đúng đắn làm thay đổi phát triển ĐTN: Chủ trương gắn với sản xuất, với việc làm, nhờ nhiều lớp dạy nghề tại địa phương... làm cho hệ thống dạy nghề phát triển đa dạng và phong phú.
- Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn Huyện trong những năm qua đã được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp các ban ngành trong toàn Huyện.
- Đã bổ sung một cán bộ cho phòng Lao động TB&XH huyện làm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện.
- Nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của đào tạo nghề đã có sự thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn Huyện.
4.2.6.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn Huyện trong thời gian qua còn có những hạn chế sau:
- Văn bản hướng dẫn của các Bộ, Sở, ngành đôi khi chưa kịp thời ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện ở địa phương.
- Việc phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề cho từng nghề cụ thể của Thành phố còn chậm ảnh hưởng đến việc tổ chức các lớp.
- Nguồn kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân thấp dẫn đến nhiều khó khăn khi tổ chức các lớp đào tạo nghề, phân bổ không đủ đáp ứng yêu cầu, thủ tục chưa rõ ràng và việc thanh quyết toán kinh phí dạy nghề từ thành phố xuống huyện, xã còn chậm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu nhiều. Thiếu giáo viên đào tạo về chuyên ngành nông nghiệp, chương trình giáo trình phục vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân còn thiếu nhiều, chủ yếu vẫn là do cơ sở đào tạo nghề tự biên soạn.
- Trong quá trình triển khai thực hiện một số xã chưa thực sự chủ động và thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở.
- Vẫn còn tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
- Nhu cầu học nghề của nông dân trên địa bàn đăng ký học nghề manh mún, phân tán, khó khăn trong việc lựa chọn mở lớp cho phù hợp. Số lượng nông dân chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp tăng nhanh nhưng bản thân họ chưa chủ động trong việc học nghề.
- Mặc dù số lao động chưa qua đào tạo trên địa bàn Huyện còn cao nhưng người lao động lại không mặn mà với việc học nghề.
- Phòng Lao động TB&XH của huyện đã có cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề những không có chuyên môn, trình độ để thẩm định giáo án, chương trình dạy học cho nông dân trên địa bàn.
- Lao động sau khi học nghề gặp khó khăn về vốn để mở rộng sản xuất do thủ tục phức tạp và nếu vay nhiều vẫn phải có tài sản thế chấp.
* Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:
- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung và nông
dân nói riêng, chưa quan tâm lãnh đạo đúng mức, chưa có các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể về dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
- Một số chính sách về đào tạo nghề cho nông dân không còn phù hợp với thực tiễn triển khai và mặt bằng giá cả hiện nay.
- Việc tổ chức thực hiện đào tạo nghề đại trà nên huyện còn chưa có nhiều kinh nghiệm, công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiên công tác đào tạo nghề cho nông dân còn chưa tốt.
- Trong tổ chức thực hiện thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan, nhất là các cơ quan chuyên môn các cấp ở địa phương; chưa huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và doanh nghiệp;
- Một bộ phận lao động nông thôn chưa hiểu đầy đủ về chính sách hỗ trợ của nhà nước và lợi ích của việc học nghề, chưa chủ động, tích cực tham gia học nghề.
Nếu đã hiểu, chắc chắn họ sẽ tự biết quyền lợi mình được hưởng trong học nghề, từ đó sẽ đòi hỏi chính quyền địa phương phải mở lớp.
- Do cơ hội tìm việc làm trên địa bàn cao, một lao động bình thường không cần học nghề cũng có thể kiếm vài trăm ngàn đồng/ngày để trang trải cuộc sống. Bởi vậy, ý thức của người dân về học nghề chưa cao.
- Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học chưa đáp ứng yêu cầu. Các cơ sở đào tạo nghề còn thiếu về số lượng, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình, giáo trình dạy nghề, giáo viên dạy nghề còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn.
Chưa huy động được hết các cơ sở có điều kiện tham gia day nghề nông nghiệp cho nông dân.
- Địa bàn rộng, số người trong độ tuổi lao động cao, đặc biệt là việc triển khai hàng loạt dự án thu hồi đất phục vụ quá trình đô thị hóa khiến công tác đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đang gặp nhiều khó khăn.
- Chưa tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề.
Nhiều xã chưa có quy hoạch sử dụng đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.