Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 83 - 87)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 55 1. Nhóm yếu tố bên trong

4.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

4.3.2.1. Nhu cầu học nghề nông nghiệp của nông dân

Chất lượng của công tác đào tạo nghề cho nông dân thể hiện ở sự nhận thức của học viên về việc chọn đúng nghề, thể hiện ở số lượng nông dân được tư vấn hướng nghiệp và hướng dẫn chọn nghề một cách chủ động, khoa học, hợp lý. Do vậy xác định đúng nhu cầu học nghề của nông dân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn.

Để nắm bắt nhu cầu học nghề của nông dân trên địa bàn trong năm 2012, Trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình phối hợp với phòng LĐTB&XH huyện

59

cầu học nghề của người dân là rất lớn, tuy nhiên do công tác tuyên truyền, nhận thức của đa số người dân làm nông nghiệp về chương trình đào tạo nghề còn hạn chế.

Đây là một khó khăn lớn cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện.

Bảng 4.16. Nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn

TT Nghề đào tạo

Số lượng mẫu điều tra

1 Bảo vệ thực vật

2 Chăn nuôi gia súc gia cầm

4 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

5 Trồng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2015 Theo kết quả điều tra chúng ta thấy rõ xu hướng học nghề Bảo vệ thực vật và trồng rau chiếm kết quả cao nhất vì đây là các nghề dễ triển khai, phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng

4.3.2.2. Chủ chương, chính sách

Chủ trương và chính sách của Nhà nước trong quá trình phát triển đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc khai thác nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo nghề. Bởi lẽ, trong những điều kiện lịch sử cụ thể Đảng và Nhà nước luôn có các Chủ trương, chính sách phù hợp và kịp thời đối với hoạt động đào tạo nghề. Căn cứ vào qui mô, tốc độ tăng trưởng GDP cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước có những quan điểm, mục tiêu phương thức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề trong những giai đoạn cụ thể.

Trong quá trình thực hiện và triển khai chủ trương và chính sách đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn Huyện có mặt tích cực và mặt hạn chế, cụ thể:

Mặt tích cực:

- Chủ trương đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân có quy mô rộng lớn, có

ý nghĩa kinh tế xã hội và nhân văn sâu sắc, không những mở rộng diện nông dân được đào tạo nghề mà còn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Người học nghề được trao quyền lựa chọn nghề để học qua đó đã mở ra cho người nông dân cơ hội được học những nghề mà mình muốn, hoặc thấy cần cho cuộc sống và công việc của chính mình.

- Chính sách xác định rõ quyền lợi các nhóm đối tượng tham gia đào tạo nghề, cụ thể chia ra 3 nhóm.

Nhóm 1 là lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác với mức hỗ trợ tối đa 3 triệu người 1 khoá học, hỗ trợ thêm tiền ăn mức 15000 đồng 1 ngày và tiền đi lại không quá 200.000đ/1 người/ 1 khoá học với những người tham gia học cách nơi cư trú và nơi học nghề 15 km trở lên.

Nhóm 2 là lao động thuộc diện có thu nhập thấp tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo có mức hỗ trợ 2,5 triệu/ 1 người/ 1 khoá học.

Nhóm 3 là lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/1 người/ 1 khoá học.

Mặt hạn chế:

- Về cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, mặc dù đã có rất nhiều cởi mở, nhiều sự hỗ trợ cho nông dân, nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng thực tiễn. Ví dụ, với một hộ gia đình nông dân, họ có thể vừa có ruộng trồng lúa, ruộng trồng hoa màu, ao nuôi cá, thậm chí có cả chuồng để chăn nuôi. Nhưng quy định một nông dân chỉ được học một nghề, đã học chăn nuôi thì không được học trồng trọt, không học thuỷ sản nữa… Như vậy, cơ chế này chưa đáp ứng được mô hình làm nghề đa dạng ở nông thôn.

- Bên cạnh đó, có những người được tham gia học nghề phải trong độ tuổi lao động, đối với nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi, có nhu cầu học nghề, có hộ khẩu thường trú tại các xã trên địa bàn huyện thì được hỗ trợ đào tạo nghề.

Hộp 4.4. Độ tuổi quy định đào tạo nghề nông nghiệp

Một thực tế là hiện nay một số người lao động trong độ tuổi lại không muốn học nghề nông nghiệp, họ đang tham gia làm việc ở những ngành nghề phi nông nghiệp khác nên việc quy định độ tuổi học nghề càng chặt chẽ bao nhiêu thì càng có ít người tham gia học nghề bấy nhiêu.

Thầy Phạm Ngọc Túy - Phó Hiệu trưởng trường TCNN Thái Bình Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015 Một thực tế là hiện nay một số người lao động trong độ tuổi trên địa bàn Huyện lại không muốn học nghề nông nghiệp, nhóm này thường đang tham gia làm việc ở những ngành nghề phi nông nghiệp khác. Đã có sự linh hoạt của các lớp đào

tạo nghề này là học viên trong danh sách thì là tên con nhưng người học nghề thật lại là bố mẹ, dù đã ngoài độ tuổi lao động nhưng họ lại thực là người làm nông nghiệp chính trong gia đình. Đây cũng là điều cần phải xem xét lại khi xác đinh đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án của Chính phủ.

- Trong chủ trương chính sách phát triển đào tạo nghề cho nông dân có phần hỗ trợ cho vay vốn từ ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất. Trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong thời gian vừa qua Ngân chính sách cũng đã tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn để phát triển kinh tế thông qua Hội Nông dân. Tuy nhiên sau khi học nghề người dân vẫn rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay đó để phát triển sản xuất, số người được vay vốn sau học nghề để tổ chức sản xuất thì rất ít. Đây cũng là điều mà huyện Quỳnh Phụ cần quan tâm trong việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w