Công tác tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 55 - 62)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

4.2.3. Công tác tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân

4.2.3.1. Hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn

Hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề nông nghiệp của người lao động là hoạt động hết sức quan trọng, là cơ sở để huyện xây dựng Đề án ĐTN sát với tình hình và điều kiện phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

Nội dung hoạt động gồm: Xác định danh mục nghề đào tạo; xác định nhu cầu học nghề của LĐNT theo từng nghề và cấp trình độ; xác định nhu cầu sử dụng lao động qua ĐTN (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp; dự báo nhu cầu sử dụng LĐNT qua đào tạo trong giai đoạn tiếp theo; xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.

Căn cứ nội dung của Đề án, mỗi xã, thị trấn thành lập 01 tổ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề nông nghiệp của LĐNT trên địa bàn. Trong quá trình điều tra các tổ phối hợp với các cơ sở ĐTN và Tmmrưởng các thôn tổ chức thực hiện điều tra nhu cầu học nghề tại các hộ gia đình. Qua đó thu thập các thông tin cần điều tra, khảo sát một cách đầy đủ, chính xác.

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác điều tra nhu cầu học nghề nông nghiệp của LĐNT còn gặp khó khăn do một số xã, cán bộ cơ sở thực hiện điều tra còn mang tính hình thức, chưa sát thực tiễn; nhiều nông dân khi được hỏi về nhu cầu học nghề còn có ý kiến trả lời chung chung, việc xác định nghề để học còn chưa có căn cứ, chủ yếu là nghe theo người khác.

Bảng 4.4. Tổ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của Lao động nông thôn của huyện từ năm 2013 - 2015.

Chỉ tiêu Số xã có tổ điều tra Tỷ lệ

Số tổ bình quân/ xã Số người trong tổ

Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Quỳnh Phụ 4.2.3.2. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp cho nông dân huyện Quỳnh Phụ

Công tác tuyên truyền là một hoạt động rất quan trọng đối với việc triển khai thành công Đề án ĐTN, với mục đích nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của LĐNT để họ chủ động lựa chọn ngành nghề để học, thấy được tác dụng và hiệu quả của việc học nghề, coi đó là cơ hội để phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống.

Các xã, thị trấn đã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm và chỉ đạo có chương trình riêng trên đài phát thanh; đã có nhiều bài viết, bản tin, phóng sự giới thiệu về chính sách của Đề án và tình hình thực hiện ĐTN cho LĐNT; những địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt và chưa tốt; cách làm hay, có hiệu quả,v.v....

Bảng 4.5. Kết quả hoạt động tuyên truyền của huyện Quỳnh Phụ từ năm 2013 - 2015

TT

1 Nội dung tuyên truyền

- Chính sách về ĐTN - Các nghề sẽ đào tạo 2 Số buổi tuyền truyền 3 Hình thức tuyên truyền

- Trên đài truyền thanh huyện, xã - In tờ rơi

Nguồn: phòng lao động TB&XH huyện Quỳnh Phụ Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua đài truyền thanh của huyện, xã, các buổi sinh hoạt thôn, các tờ rơi phát đến tận tay người dân để phổ biến các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ĐTN, các nghề sẽ đào tạo. Qua tổng hợp kết quả tuyên truyền cho thấy, các xã đã làm tương đối tốt công tác tuyên truyền, số buổi tuyên truyền tăng qua các năm

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động tuyên truyền trong thời gian qua còn chưa thường xuyên, sâu rộng; chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; công tác tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT còn mang tính hình thức, chưa cung cấp cho LĐNT những thông tin cần thiết: như thông tin về các nghề đào tạo; thông tin về quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất; thông tin về vay vốn để sản xuất (vay ở đâu, lãi suất và thủ tục thế nào) và thị trường tiêu thụ sản phẩm (ở đâu, nếu cần hỗ trợ thì tìm đến cơ quan đơn vị nào,v.v...). Nội dung tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; cán bộ tuyên truyền chủ yếu là các cán bộ kiêm nhiệm như Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Chủ nhiệm HTX, Chi hội trưởng hội cựu chiến binh nên chưa chuyên nghiệp.

Bảng 4.6. Ý kiến của các học viên về hoạt động tuyên truyền

TT Nội dung

Số lượng mẫu điều tra 1 Hình thức tuyên truyền

- Rất đa dạng

- Đa dạng

- Chưa đa dạng

2 Về nội dung tuyên truyền - Rất đa dạng

- Đa dạng

- Chưa đa dạng

3 Về mức độ thường xuyên - Rất thường xuyên

- Thường xuyên

- Không thường xuyên

4 Thông tin về học nghề

- Do cán bộ địa phương tuyên truyền, tư vấn - Do tìm hiểu qua các phương tiện thông tin - Xuất phát từ nhu cầu của bản thân

- Do gia đình yêu cầu học nghề - Do bạn bè giới thiệu

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2015

Để có cái nhìn tổng thể, chúng tôi đã tiến hành điều tra lấy ý kiến của các học viên đang theo học tại các cơ sở dạy nghề về công tác tuyên truyền cho LĐNT.

Bảng 4.6 cho thấy các ý kiến đánh giá của học viên về hình thức tuyên truyền có đến 33,3% đánh giá là chưa đa dạng; 50,0% ý kiến đánh giá mức độ tuyên truyền không thường xuyên, từ đó dẫn đến việc lựa chọn nghề để học của người dân chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của bản thân 27,8% ý kiến được hỏi.

4.2.3.3. Tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND các xã xây dựng kế hoạch ĐTN chung cho LĐNT theo đề án của huyện và trình UBND huyện phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Riêng đối với ĐTN nông nghiệp, việc xác định danh mục nghề nông nghiệp để đào tạo do Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì.

Căn cứ vào kế hoạch ĐTN của UBND huyện, Trung tâm dạy nghề huyện và các cơ sở ĐTN (nếu được huyện ký hợp đồng) sẽ tổ chức tuyển sinh nếu đủ điều kiện mở lớp, UBND huyện sẽ giao cho Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội ký hợp đồng để các cơ sở đào tạo tổ chức khai giảng lớp học.

Đối với các cơ sở ĐTN (do Chi cục PTNT tỉnh ký hợp đồng), khi có quyết định của UBND tỉnh về việc giao ngân sách và chỉ tiêu ĐTN, Sở Nông nghiệp giao cho Chi cục Phát triển nông thôn là đơn vị tham mưu tổ chức thực hiện. Chi cục PTNT xây dựng kế hoạch ĐTN theo từng đợt trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và thông báo cho các cơ sở dạy nghề tuyển sinh, nếu đủ điều kiện mở lớp, Chi cục PTNT sẽ ký hợp đồng để các cơ sở đào tạo tổ chức khai giảng lớp học.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ĐTN tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho LĐNT. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND huyện, Sở Lao động - TB&XH, Sở Nông nghiệp và PTNT và tổ chức sơ, tổng kết theo quy định.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: Việc quy định số lượng học viên đăng ký để mở lớp ĐTN còn máy móc, tối thiểu phải là 30-35 học viên thì mới mở lớp; việc xây dựng kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo còn chưa khoa học, bố trí thời gian, địa điểm chưa phù hợp; nội dung đào tạo còn nặng về lý thuyết; công tác kiểm tra, đôn đốc còn ít, việc sơ tổng kết chưa kịp thời...

Hộp 4.1. Khó khăn khi mở lớp đào tạo nghề cho nông dân

"Trong quá trình tổ chức ĐTN cho nông dân chúng tôi nhận thấy còn một số khó khăn, hạn chế đó là số lượng lao động đăng ký học nghề còn thấp, đăng ký học thì còn rải rác, phân tán ở các nghề khác nhau. Một số lớp đã mở ra cũng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế cần ĐTN trên địa bàn huyện, những người trong đối tượng được hỗ trợ học nghề lại chủ yếu đăng ký học các nghề phi nông nghiệp. Đây chính là những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện ĐTN nông nghiệp cho nông dân".

Ông Bùi Hữu Khang - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2015 4.2.3.4. Hình thức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân

Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong những năm vừa qua đã và đang được đẩy mạnh. Các nghề nông nghiệp được tổ chức đào tạo cho nông dân được tiến hành theo ba hình thức được thể hiện trong bảng 4.7 dưới đây.

Thứ nhất là mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn (trong thời gian 3 tháng) lớp học được tổ chức quy củ ngay tại địa phương, nơi người nông dân có nhu cầu học nghề nông nghiệp. Sau khóa học học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Với lớp học tổ chức như vậy, mục đích đề ra là đào tạo những kiến thức và kỹ năng để bà con nông dân áp dụng ngay vào thực tế sản xuất của họ.

Thứ hai là mở các lớp đào tạo nghề trên 3 tháng đến dưới 1 năm, đây là hệ đào tạo mà trong một số lĩnh vực chứng chỉ sơ cấp nghề có thể sử dụng để làm giấy phép kinh doanh, giúp cho người học có thêm phương án giải quyết việc làm.

Thứ ba là tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, toạ đàm trao đổi phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Các buổi tập huấn, tạo đàm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho bà con đều được tổ chức ngay tại các xã trong huyện đã được bà con nông dân tại các địa phương nhiệt tình tham gia. Chủ đề, nội dung các buổi tập huấn hay trao đổi đều xuất phát từ yêu cầu thực tế tại địa phương đang gặp khó khăn gì trong quá trình tổ chức sản xuất. Tại buổi tọa đàm, nhiều nông dân trong đó có những hộ kinh tế khó khăn được tham gia trao đổi với cán bộ Hội, nhà khoa học về kiến thức trồng hoa, cây cảnh và cây ăn quả.

Bảng 4.7. Hình thức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

TT Hình thức đào tạo

Đào tạo nghề ngắn

1 hạn (1 tháng -2

tháng)

Sơ cấp nghề (trên 3

2 tháng - dưới 1 năm)

3 Tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, toạ đàm trao đổi kiến thức

Hình thức đào tạo tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên đia bàn huyện trong thời gian vừa qua còn chưa đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề; mới chỉ chú trọng đến hình thức dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng, chưa phát triển mạnh loại hình dạy nghề chính quy theo hình thức vừa học vừa làm; hình thức dạy nghề tại doanh nghiệp chưa phát triển mạnh.

4.2.3.5. Mô hình đào tạo nghề cho nông dân

Đào tạo nghề cho nông dân không chỉ là một chính sách có ý nghĩa an sinh xã hội mà còn là tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Do đó, các địa phương cần lựa chọn mô hình đào tạo phù hợp, kết hợp dạy nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là các vùng bị ảnh hưởng bởi đô thị hóa.

Mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn được thực hiện với nội dung cụ thể:

+ Lựa chọn nghề để tổ chức đào tạo: Trồng rau và Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

+ Lựa chọn học viên tham gia học nghề: nông dân có nhu cầu học nghề + Quy mô lớp học từ 30 - 35 người

40

được đào tạo trực tiếp ngay tại địa bàn sinh sống, thuận tiện cho việc học nghề của nông dân.

+ Thời gian học: Thời gian học xen kẽ với thời điểm tổ chức sản xuất được thực hiện theo đặc điểm của từng ngành nghề và thời vụ sản xuất của từng xã.

+ Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề: được biên soạn theo tiêu chí đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và được xây dựng trên cơ sở năng lực thực hiện cho từng nghề theo chương trình mô đun, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

+ Giáo viên cùng học viên xây dựng bài giảng tại lớp học và trên hiện trường, nơi thực hành, thực tập. Từ đó bổ sung bài giảng và làm cơ sở hoàn thiện giáo trình cho từng nghề. Giáo viên giảng lý thuyết, thực hành là hướng dẫn thực tập.

Hai mô hình được lựa chọn làm mô hình để thí điểm đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ là mô hình trồng rau và mô hình Nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Kết quả triển khai hai mô hình được thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện mô hình dạy nghề cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Tên mô

TT hình

1 Trồng rau

2 Nuôi trồng thủy sản

nước ngọt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w