PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV BẮC NINH
4.1.4. Kết quả huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của ngân hàng BIDV Bắc Ninh
4.1.4.1. Khái quát kết quả huy động vốn của của Ngân hàng BIDV Bắc Ninh a. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng BIDV Bắc Ninh.
Nhận thức được ưu thế của Chi nhánh là nằm trên địa bàn đông dân cư, người dân tin tưởng vào ngân hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn tuổi.
Trong những năm qua Chi nhánh luôn xác định mục tiêu là chú trọng đến mảng huy động tiền gửi tiết kiệm và coi đó là hoạt động chủ yếu. Vì vậy, trong những năm qua Chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc huy động tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư như: tặng quà khi khách hàng gửi tiền, chú trọng đến chăm sóc khách hàng thường xuyên những ngày lễ lớn, chính sách lãi suất phù hợp, chương trình khuyến mãi, dự thưởng hấp dẫn Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tổng lượng vốn huy động của BIDV Bắc Ninh
ĐVT: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Tổng tiền vốn huy động
1 Theo loại tiền - Việt Nam đồng - Ngoại tệ 2 Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn 3 Theo đối tượng - Tổ chức kinh tế - Cá nhân
Năm 2014
Nguồn: Phòng kế hoạch - Tài chính, ngân hàng BIDV Bắc Ninh (2016) Trong giai đoạn 2014 – 2016 do sự thắt chặt lãi suất tiền gửi và cho vay của ngân hàng nhà nước, nên các ngân hàng thường mại để phát triển được cần phải có các bước đột phá trong các sản phẩm để có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Những tác động này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.Tổng nguồn vốn mà BIDV Bắc Ninh huy động
được trong năm 2014 là 2.271 tỷ đồng, đến năm 2016 thì con số này đã tăng lên thành 3.397 tỷ đồng (Bảng 4.6).
Nếu phân chia theo loại tiền tệ huy động thì nguồn vốn huy động bằng tiền Việt Nam đồng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số vốn huy động của ngân hàng (chiếm hơn 90% năm 2015.Tuy trong giai đoạn 2016 thì lãi suất tiền gửi bằng USD đã về 0%/năm nhưng số lượng tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn tăng lên một chút chủ yếu là tiền gửi kiều hối không kỳ hạn.
Nếu phân theo kỳ hạn huy động vốn thì nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ khá trong trong tổng số nguồn vốn huy động được (chiếm trên 50%). Tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian này kinh tế đang trên đà hồi phục, lãi suất tiền gửi tuy đã bị siết chặt nhưng đang trên đà tăng trưởng trở lại. Chính vì nguyên nhân này mà khách hàng cá nhân thường lựa chọn kênh đầu tư là gửi ngắn hạn để chờ lãi suất huy động vốn cùa các ngân hàng tăng lên. Điều này cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho việc sử dụng vốn của ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có chính sách để khuyến khích khách hàng gửi với thời hạn trung và dài hạn. Từ đó để ngân hàng có kế hoạch cho vay và sử dụng đồng vốn của ngân hàng theo hướng đầu tư dài hơi, phù hợp và hiệu quả hơn.
b. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn của của Ngân hàng BIDV Bắc Ninh
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng BIDV Bắc Ninh trong những năm trở lại đây đạt được kết quả khá cao. Chi phí cho hoạt động huy động vốn không ngừng tăng lên. Năm 2014 chi phí cho hoạt động huy động vốn là hơn 355 tỷ đồng và tăng 87 tỷ đồng lên hơn 440 tỷ đồng vào năm 2016.
Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động huy động vốn cũng tăng rất nhanh từ hơn 400 tỷ đồng năm 2014 và lên hơn 500 tỷ đồng năm 2016.
Chính vì doanh thu từ hoạt động huy động vốn tăng nhanh hơn so với chi phí nên lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn của BIDV Bắc Ninh đã tăng từ hơn 50 tỷ đồng năm 2014 và 74 tỷ đồng năm 2016. Tỷ suất doanh thu trên chi phí tăng từ gần 115% năm 2015 và 117% năm 2016. Có được hiệu quả này là do một phần hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân, vì đối với nhóm khách hàng này các chi phí chủ yếu là chi phí lãi suất, chi phí trả cho nhân viên giao dich,…
chứ không cần nhiều các chi phí khác như đối với các tổ chức kinh tế.
Hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân trong giai đoạn qua cũng tăng nhanh, góp phần vốn phục vụ các hoạt động kinh doanh tín dụng của BIDV Bắc Ninh và không cần phải đưa vốn từ hội sở chính về Chi nhánh. Cụ thể Bảng 4.5 thể hiện chi phí trả lãi huy động của Chi nhánh giai đoạn 2014-2016.
Bảng 4.5. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu
1. Chi phí huy động vốn 2. Doanh thu huy động vốn 3. Lợi nhuận ròng từ hoạt động huy động vốn
4. Tỷ suất doanh thu
4.1.4.2. Kết quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng BIDV Bắc Ninh.
Khách hàng cá nhân luôn được ngân hàng BIDV Bắc Ninh xác định là khách hàng tiềm năng, để có thể khai thác được lượng tiền nhàn dỗi trong dân cư để ngân hàng có được lượng vốn dồi dào phục vụ nhiệm vụ tín dụng của ngân hàng. Do vậy, hàng năm ngân hàng BIDV Bắc Ninh đều lập kế hoạch là tăng cường nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân dựa trên tình hình phát triển kinh tế của địa phương, và sự phát triển của các ngân hàng khác trên địa bàn. Trên cơ sở căn cứ kế hoạch được lập đó, ngân hàng có các biện pháp khuyến khích đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng hoàn thành các kế hoạch được giao.
a. Kết quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân theo phòng giao dịch tại ngân BIDV Bắc Ninh
Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo đóng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh với đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu là cá nhân có thu nhập cao và có trình độ nhận thức cao, yêu cầu cao về chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm. Cùng với đó phòng giao dịch chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác (ngân hàng khác) trên địa bàn thành phố. phòng giao dịch Trần Hưng Đạo đã khai thác tốt nguồn vốn huy động tại địa bàn, đạt được kết quả tăng trưởng 108% so với kế hoạch giao.
Phòng giao dịch KCN Tiên Sơn nằm trên địa bàn KCN Tiên Sơn huyện Tiên Du - Bắc Ninh,với lợi thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng, phòng giao dịch đã từng bước xây dựng được thương hiệu và lòng tin với khách hàng, để thu hút được lượng khách hàng khá lớn. Năm 2016 Phòng đã đạt được kết quả huy động vốn tốt nhất của BIDV Bắc Ninh (đạt 153% kế hoạch giao).
Phòng giao dịch KCN Yên Phong đóng trên địa bàn KCN huyện Yên Phong – là một trung tâm công nghiệp của tỉnh. Phòng giao dịch KCN Yên Phong được, đánh giá là phù hợp với tiềm năng tại địa bàn KCN huyện Yên Phong vì ở đó có rất nhiều công ty có nguồn FDI và tại KCN có lượng khách hàng là cá nhân rất lớn,chủ yếu là nguồn tiền gửi không kỳ hạn.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các PGD tại chi nhánh đã có những nỗ lực lớn, đạt được tốc độ tăng trưởng quy mô bình quân tương đối tốt. Trong đó các PGD mới thành lập đạt mức tăng trưởng rất tốt (gấp hơn 2 lần quy mô hoạt động năm 2015), như: PGD Nguyễn Trãi, PGD Tiên Du PGD Lý Thường Kiệt, PGD Ngô Gia Tự. Một số PGD đã có bề dày hoạt động nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng quy mô bình quân cao như PGD Gia Bình (Tăng trưởng 60,8%), PGD KCN Thuận Thành (44,2%).
Hội sở chính BIDV Bắc Ninh với nhiệm vụ chính là quản lý điều hành chung các hoạt động của BIDV Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh. Do là hội sở làm việc chính của BIDV Bắc Ninh nên các khách hàng lớn, thường đến hội sở của BIDV Bắc Ninh để giao dịch. Do vậy lượng vốn huy động được từ khách hàng cá nhân tại hội sở chính là rất cao.
Phòng giao dịch Thuận Thành là phòng giao dịch có tốc độ phát triển huy động vốn từ khách hàng cá nhân là thấp nhất toàn BIDV Bắc Ninh,vì Thuận Thành chỉ là một huyện thuần nông, nguồn khách hàng không dồi dào như các địa bàn khác nhưng trong năm 2016 với từng bước nỗ lực tăng trưởng đột phá với khâu thu hút khách hàng nên lượng vốn mà phòng giao dịch Thuận Thành tăng hơn so với năm 2015 (Bảng 4.6).
Bảng 4.6. Kết quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân của các phòng giao dịch của ngân hàng BIDV Bắc Ninh
Đơn vị KCN Yên Phong KCN Tiên Sơn Trần Hưng Đạo Nguyễn Trãi Tiên Du KCN Quế Võ Thuận Thành Gia Bình Ngô Gia Tự Lý Thuờng Kiệt Hội sở chi nhánh Tổng cộng
Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2016) Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thay đổi, lãi suất huy động vốn trên thị trường luôn biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nắm được thực trạng đó, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn nỗ lực duy trì và thay đổi các hình thức huy động vốn từ khách hàng cá nhân như thay đổi thiết kế sản phẩm, thử nghiệm, cải tiến, rồi mới đưa vào triển khai rất nhiều sản phẩm để huy động vốn phù hợp với thị trường. Trong giai đoạn vừa qua, các hình thức huy động vốn của BIDV Bắc Ninh làm đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Mỗi hình thức có thế mạnh riêng phù hợp với những đối tượng và điều kiện riêng từng vùng, từng thành phần kinh tế.
b. Huy động vốn theo thời gian của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Bắc Ninh
Loại hình tiền gửi này được thiết kế dành cho khách hàng là các tầng lớp dân cư trong xã hội có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Nguồn này vừa
có tính ổn định cao, thời hạn chủ yếu là trung và dài hạn. Các khoản chi phí cho giao dịch đối với nguồn này thường thấp, khách hàng mang tính ổn định cao, ít biến động, thuận lợi cho việc hoạch định chính sách hoạt động của ngân hàng nói chung và chính sách huy động vốn nói riêng.
Theo cơ cấu đối tượng huy động vốn, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân của BIDV Chi nhánh Bắc Ninh được hình thành từ các kỳ hạn gửi tiền vào ngân hàng. Sự biến động trong giai đoạn 2014 - 2016 của các nguồn này được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.2.
Dựa vào bảng 4.7 cho thấy tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh tăng dần qua các năm. Trong đó, lượng huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động (trên 50%).
Bảng 4.7. Cơ cấu vốn huy động khách hàng cá nhân theo kỳ hạn của ngân hàng BIDV Bắc Ninh giai đoạn
2014 - 2016
Chỉ tiêu Tổng
VHĐ không kỳ hạn VHĐ ngắn hạn (dưới 12 tháng)
VHĐ trung và dài hạn (trên 12 tháng)
Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014-2016) Trong giai đoạn năm 2014-2016, cho thấy vốn huy động không kỳ hạn qua 3 năm chiếm tỷ trọng khá thấp. Việc chiếm tỷ trọng như vậy do, một phần loại tiền gửi này có tính ổn định thấp và do đó lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này thường không cao, mặt khác khách hàng sử dụng hình thức này mục đích chính là thực hiện các giao dịch thanh toán. Mục đích của họ không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch vụ ngân hàng cung cấp như dịch vụ thanh toán, thu chi hộ… Tuy nhiên nguồn vốn này trong giai đoạn 2014-2016 tăng khá ổn định.
Vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng qua 3 năm luôn chiếm tỷ lệ cao và
52
tính chất phù hợp thời gian và thuận lợi của nó với khách hàng. Khách hàng có thể gửi theo nhiều kỳ hạn từ 01 tuần đến 36 tháng. Trong đó lượng tiền gửi từ 6 - 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả cho Chi nhánh. Đạt được kết quả này một phần do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trên 12 tháng (trung và dài hạn) vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn và cũng không thể dự đoán trước sự biến động của lãi suất nên phần lớn khách hàng gửi theo hình thức ngắn hạn. Việc huy động vốn ngắn hạn dưới 12 tháng với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn, ngân hàng cũng chỉ phải trả lãi ở mức thấp, nhưng đồng nghĩa với việc vốn cho vay ở quy mô hạn hẹp hơn, lợi nhuận thu về ít, nhu cầu cho vay dài hạn khó linh hoạt và cũng có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn dưới 12 tháng kém ổn định so với nguồn vốn trung và dài hạn.
Ngoài hai nguồn vốn kể trên phải kể đến nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Đây là nguồn vốn tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Về phía Chi nhánh chưa có những biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền trung và dài hạn nên cơ cấu nguồn vốn này chưa cao. Một cơ cấu huy động như vậy là chưa được phù hợp và thiếu tính ổn định. Tuy nhiên giai đoạn 2014 - 2016 vẫn có sự biến động tăng giảm thất thường, nguyên nhân của việc giảm do việc lãi suất huy động vốn liên tục giảm dẫn đến nhiều khách hàng tiền gửi đã chuyển sang kênh đầu tư khác. Một số không nhỏ khách hàng đầu tư tiền gửi theo các đợt huy động có khuyến mãi, dẫn đến nguồn vốn huy động trên 12 tháng có sự biến động như vậy. Do vậy, nguồn vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời sự biến động của nguồn vốn này làm cho nguồn vốn huy động không có sự ổn định lâu dài.
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của các ngân hàng được nhân dân quen dùng và trở thành thói quen của người dân khi có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho nhu cầu chi tiêu trong tương lai. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập của tăng lên làm cho mức tiết kiệm trong dân cũng tăng lên. Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tiền gửi cá nhân tại ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng thương mại của Việt Nam chủ yếu dùng hình thức
này để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với mỗi ngân hàng thì lại có các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm khác nhau với lãi suất khác nhau, mệnh giá khác nhau, loại tiền gửi khác nhau để thu hút khách hàng gửi tiền với ngân hàng của mình.
Huy động tiền gửi tiết kiệm có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, tạo nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững, ổn định. Có thể nói huy động tiền gửi tiết kiệm là vấn đề mang tính chất thường xuyên và liên tục của mọi ngân hàng. Do vậy, BIDV Bắc Ninh đã quán triệt tới từng cán bộ, phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hàng, mở rộng các hình thức, chất lượng dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách hàng. Triển khai kịp thời các sản phẩm tiền gửi với các tính năng, tiện ích hướng tới từng đối tượng khách hàng, có tính cạnh tranh cao trên địa bàn. Đứng trước thực tế cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng thương mại khác nên BIDV Bắc Ninh đã thường xuyên đổi mới các sản phẩm có tính năng linh hoạt kèm theo nhiều sản phẩm khuyến mãi, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của khách hàng.
c. Huy động vốn theo công cụ nghiệp vụ từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Bắc Ninh
- Tiền gửi không kỳ hạn(tiền gửi thanh toán)
Là loại tiền gửi cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch thanh toán, chi trả các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Ngân hàng mở tài khoản thanh toán (tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng. Không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư trong tài khoản. Vì vậy, đôi khi số dư này tạm thời nhàn rỗi và trở thành nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiền này cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, đặc tính cơ bản của loại tiền này là không ổn định, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng. Cho nên đối với loại tiền gửi này, ngân hàng thường trả lãi suất thấp hoặc thậm chí không trả lãi cho khách hàng. Chính vì vậy, khách hàng thường duy trì số dư tài khoản tiền gửi không nhiều, vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của họ. Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của từng khách hàng là không lớn. Nhưng ngân hàng là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp các dịch vụ thanh toán nên số lượng khách hàng rất