Rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cơ thể

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng giao tiếp viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng (Trang 127 - 154)

Tiếp xúc mắt

Ánh mắt được xem là cửa sổ tâm hồn. Ánh mắt phản ánh tâm trạng, hững cảm xúc, tình cảm của con người. Ánh mắt cũng có thể cho ta biết ý nghĩ, mong muốn của người đối thoại. Ánh mắt không chỉ bộc lộ tâm hồn mà còn là con đường chủ yếu tiếp nhận các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài. “Ngôn ngữ của đôi mắt”

giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của m nh đối

________

Ghi chú: (1) Dale Breckenridge Carnegie (24/11/1888 – 1/11/1955) là nhà văn, nhà thuyết trình Mỹ và là người phát triển các lớp tự phát triển bản thân, nghệ thuật bán hàng, huấn luyện đoàn thể, kỹ năng nói trước công chúng và kỹ năng giao tiếp. Ông là tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm.

“Có bốn cách thức và chỉ có bốn cách thức trong đó chúng ta liên lạc với thể giới. Chúng ta được đánh giá và được phân loại đẳng cấp bằng bốn sự tiếp xúc:

Cái chúng ta làm Cách chúng ta nhìn Cái chúng ta nói, và Cách chúng ta nói

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 122 với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũng như hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.

Người ta còn chưa rõ, tại sao ánh mắt lại có sức mạnh lớn trong giao tiếp.

Nhưng dù là v lý do g , sức mạnh của ánh mắt trong giao tiếp là rõ ràng và chúng ta phải dành sự quan tâm nhiều nhất cho nó.

Hãy nhớ xem bạn quan sát thấy những người trong nhà hàng hay quán ăn họ giao tiếp với nhau như thế nào? Nếu quan sát tốt, bạn sẽ ghi nhận được những điểm sau đây:

a) Khi người ta đang nói, người ta sẽ không nhìn nhau trong suốt cả thời gian mà chỉ có hàng loạt cái nhìn về nhau.

b) Ở nơi như bar hay quán ăn, một số thời gian sẽ được sử dụng để nhìn người khác hiện diện, đặc biệt là những người hấp dẫn hoặc người có những hành vi kỳ quặc (như say rượu và cãi vã với bồi bàn)

c) Trừ những tiêu chuẩn trên áp dụng, một chút sự chú ý sẽ dành cho những nhân viên của cơ sở và thậm chí những cuộc hội thoại bí mật sẽ có thể tiếp tục không bị gián đoạn khi trong tầm nghe của người nhân viên (có thể cùng xảy ra ở những nơi như taxi hay trong xe hơi có người lái xe).

d) Khi người ta chú ý nhiều hơn vào những vật thể trong phòng và thậm chí vào những sự trang trí, nó có thể có ý nghĩa là họ đang buồn chán với cuộc hội thoại, là người mới đến một nơi chốn, hoặc rất quen thuộc với nhau (ví dụ những người đã cưới nhau lâu rồi) mà cuộc hội thoại chỉ cần thiết hoặc chỉ cần một chút ít.

e) Rời đi hoặc bước vào căn phòng dường như hấp dẫn sự chú ý. Nhiều người cảm thấy một chút bối rối, xấu hổ khi bước một mình vào một quán bar hoặc một

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 123 quán ăn dường như quên rằng điều đó sẽ đặc biệt gây sự tò mò và rằng nó sẽ ngừng ngay khi có ai đó khác bước vào.

f) Những người có một cuộc hội thoại thân mật, cá nhân có thể nhìn nhau nhiều hơn và lâu hơn những người khác.

g) Những người ngồi đối diện nhau sẽ bộc lộ ánh mắt nhiều hơn những người ngồi cạnh nhau. Nếu những người ngồi cạnh nhau muốn có tiếp xúc mắt nhiều hơn họ sẽ quay mặt lại với nhau.

h) Bạn sẽ có thể không làm được bài tập này nhiều phút trước lúc ai đó nhận ra bạn đang chú ý cái g hoặc ít nhất nhận ra bạn đang có hành vi không b nh thường.

Một số lý do tại sao người ta cảm thấy khó chịu khi bị ai đó nh n:

1) Người quan sát có thể có ý định làm hại họ theo một cách nào đó.

2) Khi bị ai đó nh n, bạn tự hỏi bản thân, tại sao mình bị nh n, điều đó làm ban thấy bản thân thấy tò mò và do đó làm giảm sự tự tin của bản thân.

3) Việc bị nhìn có thể làm họ cảm thấy phải nhận ra người nhìn và nếu họ không thể làm điều đó thì có thể làm rối loạn sơ cấu tương tác của họ với người khác.

4) Họ có thể nghĩ, người nhìn bị hấp dẫn quan hệ tình dục với họ và có thể không nhận thấy anh ta hoặc cô ta hấp dẫn, điều đó sẽ làm họ muốn tránh sự ánh mắt. Họ sẽ nhận thấy điều này khó khăn và do đó thấy xấu hổ hoặc khó chịu nếu người quan sát vẫn tiếp tục nhìn.

5) Họ có thể cảm thấy khá ngu ngốc khi người đang ở cùng người yêu hoặc bạn và có thể cảm thấy rằng người quan sát lạ mặt sẽ cho rằng họ thường thích điều đó.

Nó có thể là một cú đánh vào h nh tượng bản thân họ, vào trí thông minh và sự tinh tế.

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 124 6) Họ có thể làm sự quan sát khi một dấu hiệu rằng người quan sát muốn gia nhập nhóm của họ và các thành viên của nhóm thường không chào đón những người mới đến khi mà điều này ảnh hưởng đến cấu trúc của nhóm. Những nhóm càng nhỏ thì cảm xúc càng lớn.

Ý nghĩa của ánh mắt

ắ Quỏ nhiều ỏnh mắt (như nh n chằm chằm hoặc thường xuyờn đưa mắt về phía người khác) thường được cho là giao tiếp ưu việt (hoặc ít ra là cảm giác như vậy), thiếu tôn trọng, một mối đe dọa hoặc có thái độ đe dọa và muốn xúc phạm.

ắ Quỏ ớt ỏnh mắt được diễn giải là khụng chỳ ý, bất lịch sự, khụng thành thật, không vô tư hoặc sự xấu hổ.

ắ Thu rỳt ỏnh mắt bằng cỏch cụp mắt xuống thường là dấu hiệu của sự thừa nhận.

Trong tình yêu, những dấu hiệu bề ngoài có sức thu hút, hiệu quả và giá trị hơn hẳn lời nói

(Francois Rabelais).

BÀI TẬP 4.4. Hãy nh n tôi khi tôi nói chuyện với bạn

Hãy chọn một người mà bạn biết rõ, trong mỗi lần gặp gỡ, hãy nh n vào mắt họ nhiều nhất có thể mà không làm họ bối rối. Họ có thể hiện tín hiệu cho thấy muốn tiếp tục nói chuyện với bạn và kéo dài cuộc gặp gỡ? Bạn hãy t m ra những tín hiệu mà họ đã sử dụng?

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 125

BÀI TẬP 4.5. Nh n chằm chằm

x Hãy nh n chằm chằm vào ai đó đến khi họ nh n tránh đi. Hãy chọn một ai đó mà bạn biết rõ để thực hiện bài tập này, nhưng đừng nói cho họ nghe về bài tập này của bạn. Đừng chọn người lạ để nh n chằm chằm v như thế có thể dễ dàng được hiểu là một hành vi hung hăng và có thể khiến họ gây hấn lại hành vi của bạn.

x Bạn cảm thấy thế nào khi thực nghiệm hành vi này.

x Hãy hỏi bạn của m nh họ cảm thấy như thế nào khi bị người khác nh n chằm chằm.

x Trung b nh th bao lâu bạn của bạn nh n đi chỗ khác?

Nếu bạn cố gắng thực hiện thực nghiệm này với nhiều người, bạn không chỉ có thể khám phá chi tiết hơn về cảm giác của riêng bạn mà còn thu thập khá nhiều thông tin hữu ích về bản chất và ảnh hưởng của cái nh n chằm chằm.

BÀI TẬP 4.6. Hãy nhìn vào mắt tôi

Hãy chọn vài người bạn biết rõ và thích thú. Thuyết phục họ ngồi với bạn và nh n va mắt họ trong một vài phút. Sau đó, hãy thảo luận xem cả hai cảm thấy thế nào trong suốt quá tr nh thực nghiệm.

BÀI TẬP 4.7. Anh ấy/ cô ấy có thích tôi không?

Hãy chọn một người lạ mà bạn thấy hấp dẫn tại một buổi tiệc, tại một câu lạc bộ hoặc một nơi nào đó mà bạn có thể được phép tiếp cận và nói chuyện với nhau.

Hãy cố gắng quyết định từ ánh mắt họ, liệu rằng họ có thích bạn hay không?

Họ có sẵn sàng tham gia và dựa vào hiệu quả của việc tiếp xúc bằng mắt theo phán đoán của bạn th họ thích hay không thích bạn nhiều hay ít?

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 126

ắ Một người sẽ nh n vào người khỏc rất nhiều khi:

- họ đứng xa nhau

- họ bàn luận những chủ đề vô cảm và dễ dãi.

- họ quan tâm đến người khác và những phản ứng của họ.

- họ thích hoặc yêu người khác.

- họ đang cố gắng để nổi trội hoặc gây ảnh hưởng đến người khác.

- họ hướng ngoại

- họ phụ thuộc vào người khác mà người khác lại không đáp ứng.

ắ Một người sẽ nhỡn rất ớt vào người khỏc khi:

- họ đứng cùng nhau gần nhau.

- họ đang thảo luận những chủ đề có tính thân mật hoặc khó.

- họ không quan tâm đến sự tương tác của người khác.

- họ không thích người khác - người khác ở tình trạng cao hơn - họ hướng nội

- họ đang bị một dạng nào đó của bệnh tâm thần.

Người ta sẽ giao tiếp với người khác một cách hiệu quả hơn nếu tương tác của họ bao hàm số lượng ánh mắt mà cả hai bên họ nhận thấy thích hợp với tình huống.

Việc ng nh ắt

Người ta nhận thấy, con người sử dụng ánh mắt nhằm những mục đích sau:

- Tìm kiếm thông tin

- Bộc lộ sự chú ý và quan tâm

- Mời chào và kiểm soát sự tương tác

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 127 - Để nổi trội, đe dọa và gây ảnh hưởng đến người khác

- Cung cấp thông tin phản hồi trong khi nói - Bộc lộ thái độ

Ánh mt ca sếp trong giao tiếp vi nhân viên. Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy “ma lực” là cách thể hiện dễ dàng nhất để người nói biết được bạn có thật sự đang lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang…ngán đến tận cổ như thế nào. Nếu trong quá trình trò chuyện, bạn thường xuyên ngoảnh mặt đi nơi khác (nghe có vẻ thật mất lịch sự), chăm chăm vào tờ báo mới ra sang nay hoặc “ân huệ” hơn là thi thoảng liếc nh n anh chàng nhân viên đang hăng hái nói qua trang báo, sẽ chẳng khó khăn mấy để nhân viên đó nhận ra họ đang làm sếp chán nản như thế nào với những vấn đề nhạt như nước ốc.

Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng cấp dưới sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhận được rằng, sếp tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói.

Nhiều vị quản lý tỏ ra cao tay hơn, khi họ “thử thách” nhân viên bằng ánh mắt “bí ẩn” của mình trong giao tiếp hằng ngày, hoặc trong một cuộc phỏng vấn.

Bạn hãy thử một lần xem nhân viên sẽ thấy…nóng mặt, bối rối ra sao nếu như sếp cứ nhìn chằm chằm vào mình, hoặc liên tục nháy mắt trong khi nghe họ nói, thậm chí thi thoảng… “liếc mắt trông ngang” đầy ẩn ý. Thông qua những lần thử thách như thế, hẳn nhân viên sẽ sẽ được rèn luyện tính tự tin, nhạy bén trong giao tiếp với lãnh đạo. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp nhận định rằng, đến 90%

các nhà lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ánh mắt trong giao tiếp. Nếu như một người hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là biểu hiện của đau yếu có mưu toan hoặc dối trá.

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 128 S dng ánh mt trong giao tiếp vi khách hàng

Trong lúc nói chuyện với khách hàng, ánh mắt chủ yếu có tác dụng tỏ ý luôn tôn trọng, hữu hảo, quan tâm và tập trung… Trong t nh huống quan trọng, ánh mắt có thể làm nổi bật điểm quan trọng, đó cũng là biện pháp điều chỉnh khoảng cách tâm lý với khách hàng.

Trong giao tiếp với khách hàng, phải nhìn thẳng vào khách hàng, nếu không, người khác sẽ không cảm nhận được tính lịch sự của bạn, ánh mắt nh n vào người khác phải tỏ rõ thiện ý, phải biết cách nhìn, nhìn vào chỗ nào cũng là đều cần lưu ý. Thông thường là nh n vào đầu, chủ yếu là đôi mắt, phần giữa của cơ thể thông thường không nên nh n, mà đặc biệt là phần dưới, bất kỳ là nam hay nữ, già hay trẻ, với người trên hoặc khách hàng, ánh mắt không nên nhìn cuối xuống, nên nhìn thẳng thậm chí có lúc cần ngửa lên. Thời gian nh n sang đối tượng cũng phải chú ý, theo một cách nói chuyên nghiệp, trong những cuộc giao lưu, thời gian nhìn vào khách hàng là khoảng 1/3 của tổng thời gian gặp gỡ khách hàng, lúc chào hỏi, nói chuyện và lúc chào tạm biệt đều phải nhìn vào khách hàng, còn những thời gian khác có thể tùy theo tình hình.

Nét mặt

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.

Khi trong lòng thấy vui, khuôn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn căng. Ngược lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu th các cơ trên khuôn mặt bạn cũng bị trùng xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khôn mặt bạn lại cho thấy tất cả.

Khuôn mặt được cấu tạo bởi nhiều giác quan như: thị giác, khứu giác, môi, miệng... chúng được vận động bởi nhiều loại cơ khác nhau. Sự hoạt động của các

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 129 nhóm cơ mặt, mũi và miệng mang tính xã hội. Nét mặt là sự biểu hiện cơ động của khuôn mặt con người trong thời điểm giao tiếp. Giao tiếp qua nét mặt có thể biểu hiện sự yêu thương, căm ghét, ngạc nhiên, vui buồn. GS. Rene Zayan (Bỉ) và Roger Masters (Mỹ) đã xếp loại các vẻ mặt của con người thành 3 loại:

- Loại H (Happiness: Hạnh phúc): thể hiện các t nh cảm hạnh phúc, nụ cười rạng rỡ, thái độ sẵn sàng giao tiếp.

- Loại A (Anger: giận dữ): bày tỏ sự phẫn nộ, tia nh n đanh lại, môi mím chặt và mày nhíu lại.

- Loại F (Fear: Sợ hãi): diễn tả sự lo lắng hay sợ hãi, tia nh n nhớn nhác, mày nhíu lại, thỉnh thoảng nh n trộm người đối diện (không dám nh n thẳng).

Một số người chơi bài thường đóng “bộ mặt lạnh như tiền” như một cách che giấu bất cứ dấu hiệu cơ thể nào khiến họ lộ tẩy, còn một số khác thì thích diễn trò bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể giả để lừa những người chơi còn lại rơi vào cảm giác an toàn giả tạo.

Ví dụ, nếu một người chơi bài poker được chia tứ quí và muốn lừa những người chơi còn lại, anh ta có thể ném bài úp xuống bàn, tức giận chửi rủa, khoanh tay và không nói lời nào để người ta tin rằng anh ta đang có những quân bài xấu.

Nhưng sau đó, anh ta lẳng lặng ngồi thụt vào ghế và rít thuốc, nhả khói thuốc hướng lên. Tiếp theo, anh ta làm điệu bộ chắp tay hình tháp chuông. Sẽ không khôn ngoan nếu những người chơi còn lại đánh cược vào lá bài kế tiếp ngay lúc này, vì họ có thể bị thua.

Việc rèn luyện nét mặt của sẽ giúp ta không truyền đi thông điệp sai cho đối tác trong giao tiếp.

. | Chương 4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 130

BÀI TẬP 4.8. Phát triển trương lực cơ mặt bằng cách tập luyện những bài tập dưới đây một phút mỗi ngày:

a. Nh n vào gương, nở nụ cười rộng đồng thời nâng chân mày lên cao b. Nh n vào gương, chu môi thành vòng chữ O

c. Nh n vào gương, nâng cằm lên cao hết mức, nhướn lông mày, luân phiên cười và nhăn miệng.

BÀI TP. 4.9. Tập thể hiện cảm xúc. Đứng trước gương, thực hành tuần tự các cảm xúc sau:

a. Hạnh phúc b. Buồn bã c. Ngạc nhiên d. Thù ghét e. Sợ hãi f. Giận dữ Nếu bạn có thể thực hành bài tập với ai đó, hỏi xem họ có nhận ra những cảm xúc mà bạn đang thể hiện. Thay đổi thứ tự thể hiện để gây chút khó khăn cho đối tác. Bài tập này sẽ nói cho bạn biết bạn thể hiện cảm xúc của mình giỏi đến mức nào.Và bài tập này cũng cho biết rằng, đối tác của bạn giỏi đọc cảm xúc của người khác thế nào.

BÀI TẬP. 4.10. Ngừng cau mày

Bất cứ khi nào bạn có sự tập trung làm việc, hãy đặt lòng bàn tay qua trán. Nếu bạn nhận thấy m nh đang cau mày, hãy dừng lại. Nếu bạn buộc phải chuyển động khuôn mặt, hãy cố gắng nhướng mày để trán của bạn tăng theo chiều cao hơn là chiều dọc. Bạn sẽ thấy bài tập này làm bạn ít bị đau đầu hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng giao tiếp viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng (Trang 127 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)