Trước khi muốn lắng nghe và hiểu người khác, chúng ta cần lắng nghe và hiểu được bản thân. Một cách đơn giản để phát triển khả năng nhận thức bản thân
| Chương 5. Kỹ năng Lắng nghe tích cực 159 là xác định vùng tâm lý trong giao tiếp của chúng ta. Các vùng này được chia thành hai phần, hay hai mức độ (như hình 5.8):
Mức độ đầu, bao gồm tâm lý thoải mái và tâm lý nóng, liên hệ đến tâm lý nhận thức bên ngoài, nơi mà ta nhận thức được các động cơ tình cảm trong hành động.
Mức độ thứ hai, bao gồm các tâm lý về giá trị, xã hội và nhận thức, liên hệ đến một vùng sâu hơn, mang tính vô thức hơn trong hành động của chúng ta.
Khi ta phát huy khả năng nhận thức của mình, chúng ta bắt đầu hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Ta khám phá ra giá trị của mình, cách thức giao tiếp và cách gây ấn tượng với mọi người. Quan trọng nhất là chúng ta có thể thấy hoàn toàn rõ ràng tâm lý giao tiếp tích cực hay tiêu cực trong việc lắng nghe người khác.
Hình 35.Tâm lý giao tiếp và các mức nhận thức
a. Tâm lý thoải mái và tâm lý nóng
Tâm lý thoải mái gồm những cảm xúc và hành vi mà ta cảm thấy tốt nhất.
Đó là trạng thái mà ta thật sự thấy bình tĩnh, thoải mái, tập trung và thể hiện những Thoải mái
Nóng nảy
Đánh giá Quan điểm xã hội
Nhận thức
| Chương 5. Kỹ năng Lắng nghe tích cực 160 điều tốt nhất của ta. Trong lắng nghe, với tâm lý thoải mái thì ta sẽ cởi mở, dễ tạo nên sự chân thành và thân thiện với người nói.
Ngược lại, tâm lý nóng là trạng thái dễ tổn thương, tạo nên những phản ứng trong một vài tình huống, sự kiện hoặc con người đặc biệt. Tâm lý nóng xuất hiện và được tạo nên bởi những sự liên hệ tiêu cực của bộ nhớ với hoàn cảnh hiện tại một cách vô thức. Chúng xuất hiện do thành kiến của ta về những gì xảy ra, mà các thành kiến đó thường không đúng với hoàn cảnh hiện tại. Điều đó tạo ra những cảm xúc thách thức quan điểm của chúng ta hoặc tạo ra những áp lực thay đổi suy nghĩ hay hành vi của chúng ta. Chúng có thể khiến ta lâm vào một chuỗi hành vi tiêu cực và trở thành nạn nhân của tính tự ái.
b. Tâm lý giá trị, tâm lý xã hội và tâm lý nhận thức
Tâm lý thoải mái và tâm lý nóng dễ cảm nhận vì chúng biểu hiện qua những trạng thái tình cảm và hành vi dễ thấy bên ngoài. Chúng ta biết mình đang ở trong tâm lý thoải mái, vì ta thấy dễ chịu và diễn đạt ý kiến tốt hơn. Nhưng nhận thức sâu bên trong của mỗi con người lại bao gồm 3 vùng tâm lý khác phức tạp hơn: những gì ta tin vào gọi là tâm lý giá trị; cách ta giao tiếp gọi là tâm lý xã hội; và cách ta nghĩ là tâm lý nhận thức
TÂM LÝ GIÁ TRỊ
Tâm lý giá trị bao gồm những yếu tố ưu tiên hàng đầu trong việc xác định điều đúng sai. Đó là tập hợp những niềm tin, cảm xúc và cách cư xử của con người. Chúng tạo nên cơ sở tư duy giải thích những thông tin truyền đến để đưa ra những quyết định đúng đắn. Trong khi thang giá trị là một nhân tố kiên cố và bền
✍ BÀI TẬP 5.1.
1. Những biểu hiện của tâm lý nóng thường là gì?
2. Khi gặp tâm lý nóng, bạn sẽ làm gì?
| Chương 5. Kỹ năng Lắng nghe tích cực 161 vững nhất của ta thì không phải lúc nào ta cũng nhận ra điều gì thật sự có ý nghĩa với mình, và ta thường hay hành động mâu thuẫn với các tiêu chuẩn giá trị mà ta đặt ra. Khi đó, ta sẽ trở nên thất vọng và kém năng động
Ví dụ na cho rằng gia đình và sức kh e là quan trọng nhất, tuy vậy cô vẫn làm việc từ 10-12 giờ một ngày kể cả cuối tuần. Cô ta muốn tăng thu nhập một cách nhanh chóng - muốn có sự hài lòng với bản thân và phần thưởng từ kết quả công việc – đó là giá trị lâu dài, trung tâm của cô. Hệ quả là mức độ căng thẳng của cô tăng lên và xung đột với gia đình xuất hiện, cô ấy trở nên kém năng động trong công việc.
Hãy nhớ là không phải lúc nào ta cũng hành động như các giá trị của mình, vậy hãy xem xét kỹ xung đột hiện tại hoặc tâm lý nóng của bản thân để nhận ra tâm lý giá trị của bạn. Không có câu trả lời nào là đúng hay sai, chỉ có thứ tự ưu tiên định hướng trong phản ứng của ta.
TÂM LÝ XÃ HỘI
Tâm lý xã hội liên quan đến khuynh hướng giao tiếp và cho thấy sự ưu tiên của bản thân trong giao tiếp và thái độ cư xử với người khác. Tâm lý xã hội của ta không nhất thiết biểu hiện qua hành vi thực sự của ta trong những tình huống xã hội. Thay vào đó, chúng mô tả sự ưu tiên và khuynh hướng cư xử theo các cách nhất định không liên quan đến tình huống bên ngoài. Ví dụ bạn có thể tránh gặp mặt người khác và ở nhà đọc sách một mình. Nhưng vì nghề nghiệp của bạn đòi h i phải tham gia các sinh hoạt xã hội, bạn phải học cách thông cảm người khác.
Những nhu cầu và động cơ bên trong xác định tâm lý xã hội của chúng ta chứ không phải hành vi biểu lộ hay các ảnh hưởng bên ngoài.
| Chương 5. Kỹ năng Lắng nghe tích cực 162 Một mô hình hữu hiệu để thâm nhập tâm lý xã hội của bạn là dựa theo lý thuyết về các loại cá tính theo nhà tâm thần học người Thụy Sĩ Carl Jung. Ông xác định con người có năng lượng từ các nguồn khác nhau. Người sống ngoại tâm có sinh lực từ thế giới bên ngoài như quan hệ con người, các sinh hoạt và sự vật; trong khi người nội tâm sống dựa vào thế giới các ý tưởng, cảm xúc, quan điểm bên trong. Chúng ta không hoàn toàn là một trong hai loại người như vậy. Đôi khi ta liên tục sống hướng ngoại trong thời gian dài và sống hướng nội vào những lúc khác.
✍ BÀI TẬP: 5.2. XÁC ĐỊNH TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA BẠN
Bạn hãy đọc từng cặp ý kiến theo hàng ngang. Đánh dấu từng câu bạn thấy thích hợp với mình nhất. Cộng dồn số câu bạn chọn cho mỗi cột.
Nhóm A Nhóm B
Thích làm nhiều việc một lúc Nói trong khi đang suy nghĩ Làm việc tập thể
Tìm ý tưởng trong thảo luận
Tham gia nhóm người lạ thoải mái và kết bạn dễ dàng
Làm rồi suy nghĩ để tiếp tục làm Thích giao tiếp mặt đối mặt Khởi xướng cuộc nói chuyện
Thông cảm với sự đông đúc và ồn ào Thích sự quen biết và có nhiều bạn bè
Làm một việc cho xong Nghĩ trước khi nói Làm việc một mình
Tìm ý tưởng bằng cách suy nghĩ Tham gia nhóm người lạ chậm
Suy nghĩ rồi làm và lại suy nghĩ Thích giao tiếp qua văn viết Chờ đợi người khác gợi chuyện Tránh đám đông và tìm kiếm sự yên tĩnh
Thích có một ít bạn bè thân
Tổng điểm: Tổng điểm:
Đánh giá: Xem phụ lục 6
| Chương 5. Kỹ năng Lắng nghe tích cực 163 Người hướng ngoại thích sống tập thể vì họ tiếp nhận năng lượng từ sự giao tiếp. Họ tìm ra sự khuyến khích bên ngoài và thường có nhiều sở thích và hoạt động. Loại người này giao thiệp thoải mái, hứng thú. Họ muốn thu hút người khác bằng các cuộc đối thoại và muốn thể hiện các ý tưởng của mình.
Người sống nội tâm, trái lại, thích ở một mình để hâm nóng lại năng lượng.
Dường như họ tìm nguồn sống từ việc ngẫm nghĩ, suy tư hay làm việc một mình.
Loại người này có khuynh hướng giữ những ý tưởng cho riêng mình và suy tính kỹ trước khi hành động.
TÂM LÝ NHẬN THỨC
Tâm lý nhận thức thể hiện thông qua cách chúng ta tập hợp, đánh giá và hành động từ những thông tin nhận được.
Khía cạnh đầu tiên của tâm lý nhận thức liên quan đến cách ta tập hợp, hay chú ý thông tin trong môi trường sống, và có thể chia nh thành hai giai đoạn.
x Giai đoạn tiếp cận nhấn mạnh sự quan sát trực tiếp và các kinh nghiệm ban đầu, chú ý đến dữ liệu, chi tiết, số liệu và những gì đã được biết. Người suy nghĩ theo cách này thường được xem là “hợp lý”, “thực tế”, “thực dụng” và họ tiếp cận từng bước một với vấn đề.
x Ngược lại, giai đoạn trực giác nhấn mạnh khái niệm, linh cảm và mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau của dữ liệu. Nó hướng đến những gì có thể xảy ra hơn là điều gì thực sự đã diễn ra. Người suy nghĩ theo cách này được xem như người “mơ mộng”, “mưu mô” hay “có linh tính” và họ vượt qua thách thức này đến thách thức khác. Họ hướng đến toàn thể, trong khi người thực dụng hướng đến từng phần của vấn đề.
Khía cạnh thứ hai của tâm lý nhận thức liên quan đến cách ta đánh giá và quyết định. Khía cạnh này có thể chia làm hai giai đoạn.
x Giai đoạn phân tích, cấu trúc lại thông tin để có thể ra quyết định một cách hợp lý và khách quan. Giai đoạn này dựa trên phương pháp, quy trình có tính hệ
| Chương 5. Kỹ năng Lắng nghe tích cực 164 thống. Người phân tích xác định mục tiêu đối tượng và quyết định một cách độc lập, chứ không tùy thuộc vào ý kiến ủng hộ và chống đối. Họ thường được xem là
“lạnh lùng”, “công bằng” hay “kiên quyết nhưng công bình” và tìm cách xác định nguyên tắc liên quan đến trường hợp cụ thể đó.
x Giai đoạn cảm tính, quyết định dựa theo cá tính, theo các tiêu chuẩn của mỗi cá nhân. Người suy nghĩ cảm tính thường bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn về giá trị đạo đức trong việc ra quyết định, và cảm thấy được đền bù khi đạt tới sự hòa đồng và nhu cầu của mọi người đều được th a mãn. Họ thường được gọi là “chủ quan”, “nhân từ”, “thương người” và thường tìm người ủng hộ ý kiến làm cơ sở ra quyết định.
Khía cạnh cuối cùng sử dụng chiến lược kế hoạch dựa trên việc thiết lập và thực hiện kế hoạch hành động. Người suy nghĩ theo cách này đặt ra các mục tiêu và đối tượng, sau đó tìm cách kết thúc, kết luận nhanh để có thể triển khai hành động. Họ thường được xem là “tự chủ”, “quyết đoán” và “có tổ chức”, luôn hướng đến nhiệm vụ phải hoàn thành. Còn chiến lược linh hoạt dựa trên việc để mặc sự việc thay đổi vào phút chót. Người suy nghĩ theo cách này trì hoãn quyết định trong khi tiếp tục tìm sự lựa chọn tốt hơn cho phép họ thích ứng với các thông tin mới của cuộc sống. Họ thường được xem là “tự nhiên”, “thích học h i” và “theo thời thế”, luôn hướng tới việc thích nghi với hoàn cảnh hiện tại.
Không có một cách nào là sai hoặc đúng hẳn trong việc tập hợp, quyết định và hành động theo những thông tin, mà chỉ có sự ưu tiên trong tư duy. Thật ra, mỗi chiến lược bên trong ba khía cạnh trên bổ sung cho nhau để có một bức tranh toàn thể của quan điểm sống. Và với những nhân tố khác trong nhận thức, chúng ta không sử dụng chỉ một chiến lược đơn lẻ nào. Thông thường ta theo hai sự lựa chọn trong mỗi khía cạnh. Tuy vậy, một sự khác biệt trong tâm lý nhận thức thường làm tăng thêm sự hiểu lầm vì nếu ta xử lý thông tin theo các cách khác nhau thì chúng ta có thể hiểu theo những ý nghĩa khác nhau. Nhận ra được tâm lý
| Chương 5. Kỹ năng Lắng nghe tích cực 165
“Bạn không thể cùng một lúc vừa lắng nghe vừa làm bất kỳ một việc nào khác”
M. Scott Peck
nhận thức của mình có thể giúp ta vượt qua khoảng cách đó và phân loại thông qua những quan điểm khác nhau.
Khi bạn bắt đầu tăng khả năng tự hiểu bản thân mình, hãy chú ý những thông tin bạn nhận được. Sự tự đánh giá là một tiến trình liên tục cần thiết để đánh giá sự trái ngược giữa thông tin phản hồi bên ngoài và thông tin của mỗi người về chính mình. Khi bạn phát triển khả năng hiểu mình sâu hơn, bạn học được cách chấp nhận bản thân theo cách nó thật sự như vậy. Từ đó cho phép bạn chấp nhận người khác và tự tin hơn trong việc áp dụng các nguyên tắc giao tiếp cần thiết.