Bài 4: SỬA CHƯA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
2. Sửa chữa thanh truyền – trục khuỷu
2.1. Nhiệm vụ cấu tạo cơ cấu thanh truyền trục khuỷu
Hình 4.17: Nhóm trục khuỷu thanh truyền
2.1.1. Thanh truyền : Thanh truyền thường làm bằng thép sau đó đem nhiệt luyện và gia công cơ khí . Thanh truyền được chia làm 3 phần:
* Đầu nhỏ. Được lắp với pittông nhờ chốt pittông.
- Đầu nhỏ thanh truyền được ép thêm bạc đồng, hoặc lắp vòng bi kim.
- Đầu nhỏ thanh truyền thường khoan lỗ cho dầu đi qua để bôi trơn.
* Thân. Để đảm bảo độ cứng vững, tránh hiện tượng cong xoắn thì thân thanh truyền thường có tiết diện chữ I và mở rộng về phía đầu to.
* Đầu to. Đầu to thanh truyền được nối với trục cơ qua trung gian ắc biên.
- Giữa đầu to thanh truyền và ắc biên có một vòng bi đũa.
- Đầu to có xẻ rãnh để dẫn dầu bôi trơn.
* Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa thanh truyền.
- Hư hỏng.
+ Đầu nhỏ: Mòn lỗ chỗ lắp với chốt pittông.
+ Đầu to: Mòn lỗ tiếp xúc với ắc biên, khe hở này gây ra tiếng gõ khi động cơ làm việc.
- Kiểm tra:
+ Bước 1: Vệ sinh sạch thanh truyền bằng dầu rửa sau đó xì khô. Tay trái cầm thân thanh truyền, dùng tay phải gõ vào đầu nhỏ thanh truyền.
Trục khuỷu
Thanh truyền
+ Bước 2: Nếu thấy có tiếng kêu đục phát ra thì chứng tỏ độ rơ giữa lỗ đầu to thanh truyền và ắc biên lớn đã lớn, cần đem sửa chữa.
- Sửa chữa
+ Mòn lỗ ắc đầu nhỏ: Thay bạc, hoặc vòng bi mới.
+ Mòn lỗ đầu to ta cần: Doa, đánh bóng sau đó thay ắc biên và vòng bi kim mới.
2.1.2. Trục khuỷu (trục cơ)
Hình 4. 20. Trục khuỷu
1. Đoạn đầu; 2. Chốt khuỷu; 3. Đoạn cuối; 4. Đầu lắp mâm điện; 5. Cổ lắp vòng bi; 6. Má khuỷu; 7. Đầu lắp bộ ly hợp.
Trục cơ gồm nhiều thành phần ghép lại.
- Một thanh thép trụ tròn nối hai má đối trọng (má khuỷu) gọi là ắc biên (2). Hai má đối trọng hình trụ tròn được nối với nhau bởi một ắc biên đóng lệch tâm trên mỗi má.
Mỗi má đối trọng đưa ra một trục thép tựa trên vòng bi cơ.
- Đầu trục đưa ra bên điện thường được tiện côn và có rãnh cavet để lắp vôlăng điện. Đầu trục đưa ra bên côn có then hoa để lắp bộ ly hợp.
- Các xe Nhật bộ điện thường được bố trí bên trái, côn bên phải.
- Các xe Nga, Đức, Tiệp bố trí ngược lại.
Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
* Hư hỏng
- Hỏng ren đầu trục, rãnh cavet bị rộng, then hoa mòn.
- Trục bị cong, đảo, bi bị rơ.
- Ắc biên bị mòn.
* Kiểm tra: Cách kiểm tra độ mòn của ắc biên và đo khe hở dọc trục bằng căn lá (1). Giới hạn sửa chữa là 0.55mm
Hình 4.21: Kiểm tra độ rơ
- Kiểm tra vòng bi; Vòng bi phải quay trơn. Kiểm tra nhông chia thì; Nhông không bị mòn sứt mẻ
Hình 4.22. Kiểm tra nhông và vòng bi - Kiểm tra độ đồng tâm của trục
Hình 4.22. Đo độ đáo của trục khuỷu
* Sửa chữa
- Hỏng ren, rộng rãnh cavet có thể hàn đắp sau đó gia công lại.
- Trục bị cong, đảo cần đưa lên thiết bị chuyên dùng nắn lại.
- Ắc biên mòn côn, ôvan, rỗ, cần thay ắc biên mới.
- Bi bị rơ cần thay mỡ.
2.4. Thực hành sửa chữa cơ cấu thanh truyền trục khuỷu 2.4.1. Chuẩn bị
2.4.2. Các bước tháo lắp
- Tháo động cơ ra khỏi khung xe
- Tháo pít tông, xi lanh (xem các bước tháo pít tông) - Tháo động cơ ra khỏi khung xe
- Tháo máy phát điện - Tháo dàn cam - Tháo côn xe
- Tháo hai nửa các te hộp số
- Tháo trục khuỷu và thanh truyền.
2.5 Tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truền xe ga
Hình 4.23-a. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền xe ga
- Tháo các bộ phận bao động cơ sau đó tháo vách máy, hạ động cơ.
- Tháo bu lông (1) giá giữ (2); Tháo bu lông (3) và dây mát (4); tháo chắn bùn (5)
Hình 4.23-b: Tháo nguồn mát
- Tháo lò xo chân chống đứng (1), tháo chốt gô (2) đệm (3) tháo chốt (4) và chân chống (5)
Hình 4.24 Tháo chân chống xe
- Tháo bu lông và tấm định vị (2); Tháo trục và con trượt xích cam (4); tháo chốt đẩy (2,) và xích cam (7)
Hình 4.25. Tháo xích cam
- Tháo bu long (1) ra và đặt vách máy úp xuống tháo vách máy bên trái (2)
Hình 4.26: Tháo vách máy - Tháo các chốt gô (1) và tháo trục cơ bằng vam chuyên dùng
Hình 4.27: Tháo trục cơ
* Lắp Ngược tháo chú ý tra dầu vào các vị trí chuyển động và siết đủ lực
* Kiểm tra sửa chữa