Sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 125 - 133)

BÀI 4. BÀI 4. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐANH LỬA

3. Sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa

3.1. Kiểm tra, sửa chữa Cụm CDI

Là một mạch điện tử gồm các linh kiện bán dẫn như diot, tụ điện, SCR, điện trở kết nối nhau, bên ngoài bọc lớp nhựa bảo vệ chỉ để hở ra các chân hay các đầu dây để lắp nối.

Cụm CDI của xe nào thì dùng cho xe đó tuy nhiên về cơ bản vẫn giống nhau. Ví dụ: Cụm CDI của xe Dream có 5 chân:

Hình 4.4. Sơ đồ mạch điện bán dẫn CDI (TK) Chân số 1 nối với bôbin dây màu: Đen/Vàng (Bk/Y).

Chân số 2 nối với dây nguồn (nổ) màu: Đen/Đỏ (Bk/R).

Chân số 3 nối với công tắc máy màu: Đen/Trắng (Bk/W).

Chân số 4 nối với mát màu: Xanh cây (G).

Chân số 5 nối với dây cuộn kích màu: Xanh biển/Trắng (Bu/W).

Lưu ý: Bán dẫn của các xe: Dream, Wayve, 81, 82, DD, Win có thể dùng lẫn cho nhau lúc cần thiết.

*. Kiểm tra cụm CDI:

+ Thực tế chỉ cần kiểm tra các đầu dây nối có tiếp xúc tốt hay không. Khi ta kiểm tra các cuộn dây và bô bin thấy còn tốt mà thử không có lửa là bị hỏng ở cụm CDI. Dùng một cụm CDI khác còn tốt thay vào thử lại cho chắc.

+ Vì cụm CDI là mạch tổng hợp dùng Ohm kế thông thường để đo các đầu dây chỉ biết có thông mạch hay không chứ không phát hiện hư hỏng cụ thể.

+ Cụm CDI của xe nào thì dùng cho xe đó. có thể thay thế cho nhau với điều kiện cuộn nguồn, cuộn kích có số liệu giống nhau.

- Lưu ý:

+ Khi máy đang nổ không được gỡ bất kỳ đầu dây nào của cụm CDI ra khỏi mạch, vì làm như vậy sẽ tạo ra những xung điện đột ngột làm hỏng cụm CDI.

+ Khi thử lửa cao áp không được để dây cao áp quá cách xa mát( đánh với) 3.2. Công tắc máy

- Công tắc máy có 4 đầu dây:

1 2

3

5 4

Côm CDI

D3

D1

D2

D

4

R1

R

2

SC R D5

3 5

1 2

4 4

+ Dây: Xanh cây (G) nối với dây (-) khung.

+ Dây: Đen/Trắng (Bk/W) nối với Bán dẫn.

+ Dây: Đỏ (Re) nối với (+) ắc quy đến.

+ Dây: Đen (Bk) (+) ắc quy từ ổ khóa ra.

Hình 4.6a. Vị trí ký hiệu công tác máy trên xe ( khóa điện) - Ổ khóa có 3 vị trí: ON (mở), OFF (tắt), và Khóa cổ

+ Khi mở ON: Dây (G) cách (Bk/W) máy nổ. Dây (Re) nối (Bk).

+ Khi tắt (OFF): Dây (G) nối (Bk/W) máy tắt. Dây (Re) cách (Bk).

3.3. Biến áp đánh lửa.

Hình 4.6b. Vị trí bô bin trên xe

Biến áp đánh lửa có nhiệm vụ biến đổi những xung điện có hiệu thế thấp (6V,12V) thành các xung điện có hiệu thế cao (12.000V – 24.000V) thành tia lửa điện phóng qua 2

cực của bugi để phục vụ cho hệ thống đánh lửa. Biến áp đánh lửa dùng cho các hệ thống đánh lửa có cấu tạo và nguyên lý làm việc đều giống nhau.

* Kiểm tra bộ biến điện:

Thực tế chỉ cần kiểm tra các đầu nối dây và bắt mát vào khung có chắc chắn hay không. Nếu nghi ngờ tình trạng bô bin thì có thể lấy một chiếc đang dùng ở xe khác thay vào rồi thử lại. Có thể kiểm tra bằng ôm kế theo hoặc hoặc dùng bóng đền đấu như sơ đồ sau:

Hình 4.7. Kiểm tra bộ biến điện:

3.4. Bugi

* Cấu tạo

- Một điện cực ở giữa bằng thép hợp kim chịu, được áp suất, nhiệt độ cao, cực này nhận xung điện cao thế từ bô bin.

- Một chấu hàn liền với vỏ để truyền điện ra mát.

- Xung quanh cực giữa được bọc bởi một lớp sứ cách điện để điện cao thế khỏi truyền ra mát trước khi nhảy sang chấu.

- Thân dưới là một vỏ kim loại bọc ngoài sứ cách điện, phần trên có dạng lục giác để làm chỗ tháo lắp, dưới cùng là chân bugi có ren để vặn vào lỗ ở nắp quy lát. Khe hở bu gi từ cực giữa tới chấu thường từ: 0,4 - 0,7 mm.

* Chọn lựa bugi

Các loại bugi của Nhật được phân loại như sau:

- Loại nóng: C- 4HS. Dùng khi nhiệt độ môi trường thấp hơn OC

- Loại tiêu chuẩn C- 5HS; C- 6HS; C-7HS. Dùng khi môi trường hơi lạnh - Loại lạnh trung bình C- 9HS; C- 10HS. Dùng đi đường dài.

- Loại rất lạnh C- 12HS; C-13 HS. Chỉ dùng cho xe đua.

Đối với các xe máy ở Việt nam thông thường dùng loại Bugi C-5HS; C-6HS, và C- 7HS. Khe hở ấn định là: 0,6- 0,7 (mm)

2.5. Kiểm tra, sửa chữa

* Kiểm tra bu ji.

Hình 4.8. Khe hở điện cực của bu gi

Sau một thời gian sử dụng cần tháo bugi ra khỏi động cơ để kiểm tra.

- Kiểm tra các cực, khe hở giữa các cực, kiểm tra muội than.

- Kiểm tra phần sứ, thử điện.

- Quan sát bugi Bugi có màu vàng nâu

Bugi có màu vàng nâu động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ hòa khí (xăng/không khí) đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định. Nếu thay bugi mới, nên thay bugi có khoảng nhiệt bằng nhau (có chiều dài lớp sứ cách điện phía dưới bằng nhau).

Bugi có màu đen và khô

Nếu kiểm tra và thấy bugi có màu đen, rất có thể động cơ hoạt động ở chế độ giàu nhiên liệu (dư xăng) hoặc xe chạy cầm chừng quá mức. Đối với những mẫu xe có thêm hiện tượng khói đen thoát ra ở ống pô thì chính xác là động cơ dư xăng.

Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như: lọc gió bẩn dẫn đến nghẹt làm cung cấp không đủ không khí để đạt tỷ lệ hỗn hợp chuẩn, bộ chế hòa khí hỏng, cánh bướm gió bị kẹt, bugi đánh lửa yếu nên không đốt cháy hết hòa khí. Trước khi thay bugi, cần điều chỉnh lại tỷ lệ hòa khí phù hợp, vệ sinh lọc gió, bướm gió...

Bugi có màu đen và ướt

Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi-lanh, bị đốt tạo thành muội than bám trên bugi và dầu bám vào bugi làm bugi ướt.

Nguyên nhân dầu lọt vào xi lanh có thể do hở xu-páp, hở séc-măng hoặc thành xi- lanh bị mài mòn. Trong trường hợp xe bạn ra khói trắng và có mùi khét, cần phải nhanh chóng sửa chữa (làm máy) để không gây sự cố hư hỏng thêm khi xe hoạt động (bó máy khi hết dầu bôi trơn).

Bugi có màu trắng

Đây là tình trạng xảy ra trên nhiều dòng xe, chứng tỏ động cơ xe của bạn hoạt động quá nhiệt.

Nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể do bugi không phù hợp (có khoảng nhiệt quá lớn), chỉ số octan của nhiên liệu quá thấp, thời gian đánh lửa của động cơ không tối ưu, hệ thống làm mát động cơ hỏng, hoặc động cơ bị thiếu xăng (quá nhiều không khí).

Trường hợp này, cần kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục bằng cách thử thay thế bugi khác, điều chỉnh các hệ thống liên quan...

Bugi bị chảy cực tâm

Trường hợp này, bugi sẽ bị chảy cục bộ cực tâm hoặc chảy hết toàn bộ, đầu sứ cũng bị rỗ hay nứt.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên do bị tự động đánh lửa gây nên quá nhiệt, bugi có khoảng nhiệt không phù hợp, hoặc do các nguyên nhân khác như: chất cháy đóng cặn trong buồng đốt, bô bin hỏng, xu-páp hỏng, chất lượng nhiên liệu kém.

Điều này sẽ gây nên hiện tượng mất lửa làm giảm công suất động cơ. Trong trường hợp này, nên kiểm tra bô bin, kiểm tra động cơ, tỷ lệ nhiên liệu và thay bugi mới.

Các cực bugi bị chảy

Khi bugi xe bạn bị chảy cả hai cực và có chất lạ bám trên cực bugi, đó là do bugi bị quá nhiệt do tự động đánh lửa. Sự đánh lửa sớm, bô bin bị hỏng, xu-páp hỏng, chất lượng xăng kém hoặc chất cháy đóng cặn trong buồng đốt cũng gây nên hiện tượng trên.

Tình trạng này sẽ làm mất khả năng đánh lửa và làm giảm công suất động cơ, gây hỏng động cơ của xe. Bạn cần kiểm tra lại động cơ, chất lượng nhiên liệu, bô bin đánh lửa trước khi thay bugi mới.

Bugi có khoảng cách đánh lửa lớn

Nếu tay lái sử dụng bugi trong thời gian quá dài mà không thay sẽ khiến quá trình đánh lửa sẽ làm mòn cực tâm, làm khe hở đánh lửa tăng lên và giảm khả năng đánh lửa của bugi, gây giảm công suất của động cơ. Trong trường hợp này, nên thay bugi mới để động cơ hoạt động tốt hơn.

Bugi có cực âm bị mòn nhiều

Trường hợp này xảy ra do bugi bị ảnh hưởng bởi sự tác động của các chất phụ gia có trong xăng và dầu động cơ. Khi có tình trạng trên, động cơ sẽ bị mất lửa, đặc biệt là khi tăng tốc do khe hở đánh lửa giữa hai điện cực bugi lớn làm điện thế đánh lửa kém, xe của bạn cũng khởi động khó khăn. Bạn nên thay bugi mới.

Bugi bị vỡ đầu sứ

Phần lớn là do tác động cơ khí, khi bugi bị đánh rơi hoặc đè nặng lên cực tâm bugi do sử dụng sai. Cũng có thể do sử dụng lâu ngày bugi bị đóng cặn ở đầu sứ bugi và cực tâm và do cực tâm bị gỉ sét. Tình trạng bugi như vậy sẽ gây mất lửa, đánh lửa muộn so với thời điểm phun nhiên liệu, làm giảm công suất động cơ. Trường hợp này bạn nên thay bugi mới.

* Các dạng hư hỏng của bu ji.

- Bình thường có muội màu gạch hay xám ở đầu cực giữa. tháo lau sạch.

- Đóng muội than. + Muội than đen bám vào sứ , mặt vỏ và giữa cực.

+ Thường do buji lanh, đánh lửa yếu, lọc gió bẩn, thừa xăng.

+ Tháo vệ sinh lau sạch - Có các đốm bẩn sùi.

+ Nhìn vào nồi bụi có ta thấy giống gịot nước + Do sự tăng tốc đột ngột gây ra.

+ Tháo vệ sinh lau sạch.

- Khe hở bị muội than đen bám liền.

+ Thừa xăng, sục dầu từ các te hoặc hở phớt.

+ Tháo cạo sạch muội và kiểm tra khe hơ hai cực của buji

- Bị nóng cháy. + Sứ cách điện màu xám nhạt hay trắng. Điện cực có điểm cháy.

+ Động cơ quá nóng hoặc lỏng, dùng không đúng loại xăng + Đặt lửa sai hoặc thiêu xăng

- Hai cực bị mòn vẹt: Bị ăn mòn hoặc đánh lửa không đều.

Hình 4.9. Các dạng hư hỏng của bu gi 3.5. Thực hành sửa chữa

a. Tháo hệ thống đánh lửa - Tháo vỏ xe và cần số

- Tháo các te điện và tháo mâm điện - Tháo cum CDI

- Tháo bô bin - Tháo bu gi

* Kiểm tra cuộn nổ, cuộn kích như sau: Rút giắc cắm các đầu dây từ mâm điện lên.

- Dùng Ôm kế ở thang đo điện trở vị trí: Rx10.

+ Cuộn nổ: Đầu dây Đen/Đỏ và mát có điện trở khoảng 150 - 700Ω.

+ Cuộn kích: Dây Xanh biển/Trắng và mát có điện trở khoảng 50-170Ω - Nếu dùng vôn kế để đo lúc đạp máy:

+ Cuộn nguồn tối thiểu được 40V.

+ Cuộn kích: Chỉnh đồng hồ ở dãy 0-10V có nhích kim là được. Nếu không nằm trong phạm vi trên là đã hư hỏng phải thay cuộn mới hay quấn lại.

b. Lắp mạch điện đánh lửa trên xe trên xe

Lắp hoàn chỉnh các bộ phận của hệ thống sau đó đấu mạch điện như sau:

T

T Bước công việc Yêu cầu kỹ thuật

Chuẩn bị dụng cụ, động cơ

1 Xác định các nguần dây dẫn từ máy phát điện trên động cơ phía bên trái của động cơ.

Xác định loại hệ thống đánh lửa dùng trên xe

2 Xác định các vị trí của bộ đánh lửa trên xe (mô bin sườn, Cụm CDI, ổ khoá.

Xác định đúng và đủ các chi tiết của bộ đánh lửa.

4 Tìm cuận nổ từ máy phát đến CDI (dây đen/đỏ) dùng đồng hồ vạn năng đo đầu (-) đặt vào mát, đầu (+) dặt vào đầu ra của máy phát.

Đặt ở thang x10 điều chỉnh kim trên đồng hồ về vị trí số 0.

Quan sát kết quả khi đo điện trở cuận nổ là 250-500

5 Tìm cuận khiển từ máy phát đến CDI (dây xanh/

trắng) dùng đồng hồ vạn năng đo đầu (-) đặt vào mát, đầu (+) dặt vào đầu ra của máy phát.

Làm theo phương pháp như trên Điện trở cuận khiển là 90- 150

3 Tìm các chân của cụm CDI

1. Chân Khiển; 2. Mát; 3. Tắt máy; 4. Nguồn; 5.

Mô bin sườn.

Xác định đúng các chân.

6 Đấu các dây vào các vị trí theo các bược:

- Cuận kích đấu vào chân 1.

- Mát từ sườn xe vào chân 2.

- Dây tắt máy từ ổ khoá vào chân 3 - Dây khiển vào chân 4 CDI

- Dây dương từ chân 5 CDI ra mô bin sườn.

Đấu dây theo đúng các vị trí

7 Kiểm tra lại các đầu dây và các vị trí đầu nối, cho hoạt động.

Các đầu dây phải tiếp xúc tốt đảm bảo thông mạch.

8 KT tia lửa đầu buji Để cách mát 1Cm khởi động

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 125 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)