Thực hành sửa chữa bộ truyền động vô cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 166 - 176)

Bài 2. Sửa chữa Hộp số

3. Thực hành sửa chữa bộ truyền động vô cấp

3.2. Các bước tháo lắp

3.2.1. Tháo, lắp kiểm tra các chi tiết của khởi động nắp trái

* Tháo các chi tiết.

- Tháo các bu lông [1], kẹp dây phanh sau [2] và ốp vách máy trái [3].

- Tháo các chốt gô [1] và gioăng [2] ra khỏi vách máy trái

Hình 3.8. Tháo ốp máy và vách máy - Tháo cần khởi động, tháo bạc (1) và tháo tấm ốp may trái

- Tháo bánh răng dẫn động khởi động

Hình 3.9. Tháo cần khởi động, bánh răng dẫn động khởi động

- Tháo phớt chắn bụi và phanh hãm; tháo lò xo hồi vị (1) trục cần khởi động (3) sau đó tháo bạc trục ra.

Hình 3.10. Tháo phớt, bánh răng khởi động

* Kiểm tra

- Trục cần khởi động(1) xác định cong vênh, hư hỏng, độ mòn các răng; Kiểm tra đàn hồi lò xo hồi vi (2); Kiểm tra độ mòn của bạc (3)

- Kiểm tra bánh răng bị động, bánh răng khởi động và lò xo hồi vị

Hình 3.11. Các chi tiết tháo của bộ khởi động

- Kiểm tra các vòng bi dùng ngón tay quay vòng trong ca vòng bi. Vòng bi phải quay trơn và êm.

Ngoài ra, kiểm tra mặt ngoài của vòng bi và độ khít trong ốp vách máy trái. Hư hỏng không đạt yêu cầu như trên thì thay thế.

* Lắp các chi tiết của khởi động nắp trái

Lắp tiến hành ngược tháo theo thứ tự như hình dưới. Chú ý bôi mỡ và trục và bánh răng khởi động

Hình 3.12. Thứ tự các chi tiết của khởi động và nắp máy trái 3.2.2. Tháo dây đai.

- Tháo ốp máy trái sau đó dùng vam hãm pu ly chủ động (1) sau đó tháo đai ốc (2), bạc (4), tấm chắn bánh cóc khởi động (5) và đai truyền động (6)

- Tháo nửa sau bu ly chủ động

Hình 3.13. Hãm và tháo bộ côn trước (Pu ly)

+ Tháo rời các chi tiết của côn trước ( bu ly chủ động). Tháo ống lót (1), tấm nghiên (2), miếng trượt (3), con văng (4), má bu ly (5)

Hình 3.14. Các chi tiết tháo rời của puly chủ động

3.2.3. Tháo bu ly bị động ( Côn sau)

- Van giữ mặt ngoài (1) của pu ly sau đó tháo đai ốc (2)

- Tháo đai truyền động(2) ra khỏi ly hợp đông thời tháo pu ly bi động (ly hợp) ra khỏi trục truyền động. Trước khi tháo phải giữ ly hợp bi động(1) và ép lò xo má puly chủ động bằng cách xoay má động pu ly bị động theo chiều kim đồng hồ đên khi nố dưng hẳn.

Hình 3.15. Hãm và tháo đai ốc côn sau

- Tháo rơi các chi tiết của bộ ly hợp bị động ( côn sau)

+ Lắp bộ ly hợp vào van ép lò xo sau đó gá bộ nến lò xo ly hợp nên ê tô tháo đai ốc puly bị đông (1) bằng dụng cu chuyên dùng.

+ Tháo vam nới từ từ dụng cụ nến lò xo tháo các chi tiết

Hình 3.16. Tháo lò xo và bộ côn văng

Hình 3.17. Tháo tháo các chi tiết của pu ly bi động

- Tháo các búa côn văng (Guốc ly hợp): Tháo các phe cài E [1] và tấm dẫn hướng [2]; tháo các lò xo búa côn; tháo cao su giảm chấn

Hình 3.18. Tháo búa côn và cao su giảm chấn

- Tháo rời các chi tiết của pu ly bi động

Hình 3.19. Thứ tự các chi tiết tháo rời của côn sau 3.2.4. Kiểm tra sửa chữa

* Kiểm tra nồi trước xe

– Vệ sinh, kiểm tra các má côn và chén bi: Nếu phát hiện thấy bi nồi đã mòn hoặc móp thì bạn nên thay mới. Nếu như không tiến hành thay thế sẽ gây nên tình trạng rung giật khi lên ga.

+ Đối với má puly chủ động cần đo đường kính trong của bạc. Giớ hạn là 24.08 xe Air blade

Hình 3.20. Vị trí kiểm tra má pu ly

– Vệ sinh, kiểm tra bộ bi 6 viên: Kiểm tra chén bi, nếu phát hiện ra chén bị có bị mòn để tiến hành thay thế. Khi chén bi mòn xe sẽ bị rung lắc đầu xe.

+ Đường kính giới hạn bi văng là 19,5mm

– Ngoài ra, bạn cũng cần tiến hành vệ sinh kiểm tra Ắc nồi (khâu nồi) và kẹp trượt của xe để nếu như có vấn đề gì để tiến hành sửa chữa kịp thời.

+ Đường kính ngoài của ống lót ly hợp chủ động giới hạn là 23,93mm

* Kiểm tra nồi sau xe tay ga

– Vệ sinh kiểm tra búa 3 càng: Kiểm tra bố ba càng nếu phát hiện ra mòn nhiều, hay bị cháy để thay mới. Điều này giúp cho chuông có thể bắt tốt hơn và xe vận hành tốt hơn.

– Vệ sinh kiểm tra chuông nồi sau: Xác định độ mòn gờ nếu cần có thể tiên láng lại để bố 3 càng bắt được tốt hơn và cải thiện tình trạng hao xăng.

Hình 3.21. Kiểm tra lò xo và chuông côn – Vệ sinh, kiểm tra lò xo 3 càng: Nếu thấy không đều hoặc đã bị nhão thì nên thay mới để tránh hiện tượng bị giật ga khi chạy.

- Kiểm tra độ mòn cua má bị động, độ rơ của bi

* Kiểm tra dây đai truyền động.

Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất thì nên thường xuyên kiểm tra đai truyền động sau khoảng 8.000 km và thay thế sau khoảng 20.000 km. Người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ để duy trì tình trạng hoạt động tốt của xe.

* Lắp các chi tiết của bộ truyền động trước ( pu ly chủ động)

- Lắp má pu ly chủ động (1) giữ tấm nghiêng (2) và ông lót (2,3)

- Lăp đai truyền động nên ống nót má pu ly chủ động, lắp má pu ly chủ động (3) sao cho khớp vớ trục cơ, tra dầu máy vào trục cơ (4)

Hình 3.22. Lắp bộ côn trước - Giữ má puly chủ động và siết chặt đai ốc theo quy định

* Lắp ly hợp sau.

- Lắp các bộ phận của pu ly bị động.

- Lắp cao su giảm chấn và lắp các búa côn và lò xo, phanh hãm.

Hình 3.23. Lắp các puly và búa côn - Lắp cụm bú côn vào pu ly bị động theo thứ tự

Hình 3.24. Lắp búa côn vào puly bị động

Dùng van ép lò xo má pu ly và lắp chặt đai ốc ngược tháo.

- Lắp đai truyền động vào pu ly và giữ má bị động sao đó lắp ly hơp nên trục truyền động.

+ Lau sạch dầu mỡ, hãm ly hợp và siết chăt đai ốc hãm

Hình 3.25. Lắp bộ côn sau

Vệ sinh nồi xe tay ga cần phải được thực hiện theo định kì.

Vệ sinh lần đầu khi xe chạy được 1000km đầu tiên. Điều này giúp làm sách bụi do quá trình hoạt động của xe sinh ra. Hơn nữa, việc này còn giúp bạn phát hiện và sớm khắc phục các trường hợp hư hỏng cho xe.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 166 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)