Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn số liệu đã công bố chủ yếu là, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp tỉnh.
Thu thập từ internet chúng tôi đã có được các thông tin về tình hình phát triển của các DN trong cả nước và những tư liệu liên quan đến đề tài.
Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh chúng tôi thu thập được các thông tin và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như: thông tin của uỷ ban vật giá, báo và các tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, truyền thanh… Phương pháp này thường áp dụng để nghiên cứu khái quát về số lượng các DN, số lượng vốn đăng ký kinh doanh….
Tài liệu thu thập từ những cơ quan Nhà nước bao gồm các nghị quyết TW, của tỉnh, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của thủ tướng Chính phủ
Ngoài ra, tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các đề tài nghiên cứu khác có liên quan.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp Đối tượng và số mẫu điều tra:
- Đối tượng để thu thập thông tin sơ cấp tập trung vào các DN và các nhà quản lý nhà nước. Điều tra được tiến hành năm 2016.
-Chọn các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc đối tượng quản lý của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh, để phỏng phấn thông qua bảng câu hỏi đối với các doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 6.647 DN sau đăng ký thành lập, trong đó có 17 DN Nhà nước; 6.305 DN ngoài Nhà nước và 325 DN FDI. Do điều kiện nghiên cứu có hạn tôi chọn 15% tổng số doanh nghiệp tức 100 DN để điều tra, trong đó có 2 DN Nhà nước; 91 DN ngoài Nhà nước và 7 DN FDI. Cụ thể tại bảng 3.3.
-Phỏng vấn 10 phiếu với đối tượng là cán bộ quản lý thuộc cơ quan huyện và tỉnh, các phòng ban, các sở chức năng có liên quan.
Phương pháp thu thập:
Thông tin sơ cấp được thu thập dựa trên phiếu điều tra phỏng vấn cho 2 đối tượng:
Sử dụng phiếu tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp: Lựa chọn những doanh nghiệp để phỏng vấn, thu thập các quan điểm, ý kiến đánh giá của họ về quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp sau thành lập của Sở KH&ĐT Bắc Ninh (chi tiết phiếu điều tra ở phụ lục).
Tiến hành điều tra phỏng vấn đối với cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Với đối tượng này, chủ yếu dùng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp để xem ý kiến của các cán bộ quản lý về vấn đề nghiên cứu.
Bảng 3.3. Số lượng và cỡ mẫu điều tra
STT Loại hình doanh nghiệp
1 DN nhà nước
2 DN ngoài nhà nước
3 Doanh nghiệp FDI
Tổng số 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý tính toán bằng phần mềm Excel 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích. Những ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về công tác quản lý của Nhà nước sau khi doanh nghiệp được thành lập thông qua số tuyệt đối, số tương đối, bảng biểu số liệu,... và các nội dung khác của đề tài.
Phương pháp so sánh
Từ những ý kiến của đánh giá của các DN sau đó dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, so sánh qua các năm để thấy được động thái của sự phát triển.
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực kinh doanh của DN nhằm phân tích, đối chiếu cho sáng tỏ các vấn đề trong lý thuyết và thực tiễn.
3.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng trưởng của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp, theo tình trạng hoạt động, theo ngành kinh tế, theo số vốn đăng ký...
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
- Chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Thuế và các khoản phải nộp của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Số lượng lao động của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.