Phần 4. Kết quả nghên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước của sở kế hoạch và đầu tư đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh
4.1.1. Thực trạng các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.1.1.1. Quy mô tăng trưởng của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập Trong những năm gần đây, mặc dù phải chịu nhiều tác động của suy thoái
kinh tế toàn cầu, song nhờ có sự nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh như: cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký thành lập doanh nghiệp… đã tác động tích cực đến niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó số doanh nghiệp thành lập mới vẫn tiếp tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Riêng khối DNNN số lượng giảm dần và giữ ổn định do quá trình đổi mới sắp xếp, chuyển đổi sang công ty cổ phần, số doanh nghiệp còn tồn tại chủ yếu là những doanh nghiệp đã trải qua quá trình sắp xếp; đồng thời, tiêu chí để thành lập DNNN do Chính phủ quy định là rất rõ ràng, chặt chẽ, khắc phục việc thành lập DNNN tràn lan trước kia của các địa phương. Lũy kế đến 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, khối doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ còn 17 doanh nghiệp, khối doanh nghiệp tư nhân có 6.035 DN, khối doanh nghiệp FDI có 325 doanh nghiệp.
Tại thời điểm ngày 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh có 6.647 doanh nghiệp được đăng ký thành lập, tăng 102,48% so với năm 2015. Tuy nhiên, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp là khá phức tạp.
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký giai đoạn 2014 – 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Dn Nhà nước DN ngoài nhà nước Dn FDI
Tổng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh (2016)
Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chia theo loại hình doanh nghiệp được thể hiện trên bảng 4.2. Trong số doanh nghiệp ngoài nhà nước thì loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là công ty cổ phần, cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây loại hình doanh nghiêp tư nhân có tốc độ tăng nhanh nhất, tốc độ tăng bình quân là 111,49%.
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chia theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016
Loại hình DN 1. DN Nhà nước - Trung ương - Địa phương
2. DN ngoài nhà nước Công ty cổ phần Tư nhân
Công ty TNHH 3. DN FDI
100% vốn nước ngoài DN LD với nước ngoài
Tổng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh (2016) Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh đến ngày 31/12/2016 có 4.389 doanh nghiệp, chiếm 66,03% tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có 465 doanh nghiệp, chiếm 7 % tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn có 531 doanh nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Doanh nghiệp phải tự giải thể do không thể hoạt
47
trạng khác là những doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng không hoạt động tại địa chỉ được đăng ký (mất tích) hoặc đang quá trình thực hiện thủ tục đầu tư hoặc tái cấu trúc dự án, nguồn vốn, thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn có 664 doanh nghiệp, chiếm 10 % tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập.
Bảng 4.3. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp theo tình trạng hoạt động thời điểm 2014 – 2016
Tình trạng
1. DN đang hoạt động
2. DN chưa hoạt động
3. DN tạm ngừng hoạt động
4. DN giải thể
5. DN ở tình trạng khác Tổng
Cùng với quá trình phát triển về số lượng doanh nghiệp, tại Bắc Ninh trong các năm gần đây đang xuất hiện tỷ lệ số doanh nghiệp không hoạt động ngày càng gia tăng, nhất là tình trạng doanh nghiệp không tổ chức sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, tự chuyển địa điểm, bỏ hoạt động… không báo cáo các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo Báo cáo của Sở KH&ĐT Bắc Ninh và Cục Thuế Bắc Ninh, nhiều doanh nghiệp hoạt động trá hình, thành lập để buôn bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, không thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác. Những doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước. Thực chất những doanh nghiệp này không còn tồn tại trong nền kinh tế, cần loại ra khỏi danh sách doanh nghiệp.
Trong những doanh nghiệp FDI rơi vào tình trạng khác, theo khảo sát của Sở KH&ĐT Bắc Ninh và Ban QLKCN Bắc Ninh, thực chất có khoảng 30% số doanh nghiệp này là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ (dưới 300.000 USD), chủ yếu do nhà đầu tư Trung Quốc hoặc các liên doanh với các cá nhân ở trong nước, có mục tiêu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại hoặc sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất bán thành phẩm với công nghệ thấp. Do đó, khi thị
trường biến động không có khả năng thay đổi dẫn đến thua lỗ hoặc tranh chấp giữa các thành viên góp vốn dẫn đến không hoạt động và cũng không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. 70% số doanh nghiệp còn lại ở trong tình trạng phải thay đổi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, công nghệ thiết bị, cơ cấu vốn đầu tư, thị trường... Vấn đề đặt ra cần tăng cường hỗ trợ, giám sát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước đối với hoạt động của những doanh nghiệp rơi vào tình trạng khác, nhằm làm lành mạnh môi trường kinh doanh, môi trường xã hội hoặc giúp doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Bảng 4.4. Số lượng doanh nghiệp đăng ký phân theo ngành kinh tế
Ngành nghề SX 1.Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2. Khai khoáng
3. Chế biến, chế tạo
4. P.phối điện, điều hòa không khí 5. C.cấp nước; Xử lý rác, nước thải
6. Xây dựng
7. Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
8. Vận tải kho bãi
9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống
10. Thông tin và truyền thông
11. HĐ tài chính, ngân hàng, BH 12. HĐ kinh doanh bất động sản 13. HĐ chuyên môn, KHCN
14. HĐ hành chính và dịch vụ hỗ trợ
15. Giáo dục và Đào tạo
16. Y tế và HĐ trợ giúp xã hội 17. HĐ nghệ thuật, vui chơi giải trí
18. Hoạt động dịch vụ khác
Tổng
Về cơ cấu ngành nghề đăng ký kinh doanh thì tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại xây dựng có xu hướng giảm dần và chuyển dịch theo hướng đa ngành, đa nghề, tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế biến nông, lâm nghiệp cũng như chế biến, chế tạo, buôn bán các loại xe có động cơ.
4.1.1.2. Quy mô lao động của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập Cùng với sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, thì các doanh nghiệp đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã tạo ra rất nhiều việc làm ổn định và hàng nghìn việc làm thời vụ.
Nhiều doanh nghiệp rất quan tâm nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình đổi mới quy trình công nghệ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bước đầu có được đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có trình độ nhận thức xã hội ngày càng được nâng lên, tác phong làm việc ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Thu nhập bình quân của người lao động ngày càng được cải thiện, trong giai đoạn trước năm 2014 thu nhập bình quân chỉ đạt 3.000 nghìn đồng/tháng và đến năm 2016 đã đạt mức bình quân 4.000 nghìn đồng/tháng. Cùng với việc trả lời hàng tháng, các doanh nghiệp đã đóng góp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động giúp họ ổn định cuộc sống, phấn khởi làm việc đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là vấn đề mà các cơ quan QLNN cần quan tâm tiếp tục đôn đốc nhắc nhở, chấn chỉnh thường xuyên để các doanh nghiệp chấp hành nghiêm, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có tổng số 4.389 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng trên 261.559 lao động; số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh qua các năm
52
Bảng 4.5. Số lượng lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2016
1. DN Nhà nước - Trung ương - Địa phương
2. DN ngoài nhà nước Công ty cổ phần Tư nhân
Công ty TNHH 3. DN FDI
100% vốn nước ngoài DN LD với nước ngoài
Tổng số
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2016)
4.1.1.3. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập Rõ ràng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có quy mô tài chính tốc độ tăng trưởng lớn nhất sau 3 năm. Cụ thể về nguồn vốn sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp (FDI) giai đoạn 2014 – 2016 tăng bình quân 41,43%, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 209%, doanh nghiệp tư nhân tăng 11,07%. Về vốn chủ sở hữu, khu vực FDI tăng 52,22%, trong khi hai khu vực còn lại tăng tương ứng 6,45% và 8,287%. Tương tự, khu vực doanh nghiệp FDI cũng có tốc độ mở rộng cao nhất đối với chỉ tiêu nợ phải trả và lợi nhuận trước thuế, tài sản và doanh thu thuần
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
Ngành nghề SX 1. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Nhà nước Tư nhân FDI
2. Vốn chủ sở hữu Nhà nước
Tư nhân FDI
3. Nợ phải trả Nhà nước Tư nhân FDI
4. Doanh thu thuần Nhà nước
Tư nhân FDI
5. Lợi nhuận trước thuế Nhà nước
Tư nhân FDI
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có tổng số 4.389 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng trên 261.559 lao động; nguồn vốn đăng ký trên 275.236 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 51.09 %. So với cùng kỳ năm trước tổng nguồn vốn đăng ký tăng 84,72%, tài sản dài hạn tăng 72,31%. Doanh thu của các doanh nghiệp đạt trên 643.107 tỷ đồng, giảm 91,69%; lợi nhuận trước thuế trên 61.610 tỷ đồng.
4.1.2 Thực trạng xây dựng và ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng có liên quan trực tiếp đến đăng ký thành lập doanh nghiệp được triển khai như sau:
- Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực ĐKKD thì Luật nghiêm cấm việc UBND các cấp ban hành các quy định riêng cho địa phương mình. Do vậy, tỉnh Bắc Ninh không ban hành riêng quy định về ĐKKD, mà triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn trong điều kiện thực tế ở địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thi hành Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các Quyết định được thể hiện ở bảng 4.7.
- Năm 2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng mô hình “một cửa liên thông” trình UBND tỉnh phê duyệt. Với cải cách như vậy, chỉ số PCI 2014 của Bắc Ninh đã có tiến bộ rõ rệt, xếp thứ 12/64 (đứng ở nhóm đầu các tỉnh khá) vượt trên nhiều tỉnh khác đã từng đứng trước tỉnh Bắc Ninh trong xếp hạng năm 2014, nhất là chỉ số về chi phí thời gian, tiếp cận đất đai… Chỉ số PCI năm 2014 cho thấy Bắc Ninh đã vượt 2 bậc so với chính mình trong khi nhiều tỉnh trong vùng bị tụt hạng, tăng 4,1 điểm trong khi trung bình cả nước tăng 3,2 điểm.
Bảng 4.7. Tổng hợp các chính sách đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Số ký hiệu
165/QĐ-UBND
81/QĐ-UBND
386/QĐ - UBND
392/QĐ-UBND
372/QĐ - UBND
02/QĐ - UBND
67/QĐ - UBND
Trích yếu
Phê duyệt Đề án “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Về việc ban hành quy định nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp
Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định này đã thống nhất triển khai Chương trình truyền thông phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Về việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2016, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2016) Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu; tuyên truyền công tác phát triển doanh nghiệp và triển khai thực hiện các chính sách ở địa phương.giảm thời gian gia nhập thị trường từ bình quân 30 ngày (cá biệt có trường hợp 50 ngày) cho 3 thủ tục: đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mã số thuế xuống còn tối đa 7 ngày; giảm số lần đi lại của công dân trong thành lập doanh nghiệp từ 13 lần xuống 3 lần. Mô hình “một cửa liên thông” đã tác động tăng số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký so với năm trước. Đáng chú ý, mô hình “một cửa liên thông” đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng để liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tài chính – Công an ban hành Thông tư liên tịch áp dụng rộng rãi trong cả nước. Trên thực
tế, mô hình này khi thực hiện đầy đủ tạo ra tác động kép đến 3 chỉ số thành phần PCI: chi phí thời gian, chi phí không chính thức, nâng cao tính minh bạch.
- Năm 2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 09/CT ngày 31/10/2013 về tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp. Năm 2014 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành ban hành Quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Do vậy môi trường kinh doanh của Bắc Ninh có tiến bộ hơn. Năm 2015, tỉnh Bắc Ninh xếp hạng 10/64 và là một trong ba tỉnh đứng dẫn đầu của miền Bắc về cải thiện môi trường kinh doanh. Như vậy, việc tiếp cận chỉ số PCI và thực hiện cải cách đã được thực hiện thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng để các ngành tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cải tiến hoạt động đăng ký kinh doanh để tăng cường công khai minh bạch trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, đảm bảo cơ sở vật chất và bố trí địa điểm làm việc độc lập cho Văn phòng một cửa liên thông; phối hợp với IFC-MPDF xây dựng hồ sơ hướng dẫn thành lập doanh nghiệp mềm (dạng đĩa CD) để phổ biến rộng rãi tới người dân và đề nghị đưa lên cổng giao tiếp điện tử của tỉnh Bắc Ninh; hoàn thành sổ tay hướng dẫn thành lập doanh nghiệp.
- Triển khai Chương trình truyền thông phát triển doanh nghiệp bao gồm các hoạt động: Điều tra, khảo sát để xác định đúng các lợi ích và rào cản trong thành lập doanh nghiệp; tổ chức các chương trình truyền thông tại các làng nghề xã Châu Khê (Từ Sơn), Phong Khê (thành phố Bắc Ninh) và huyện Thuận Thành; in 15 nghìn tờ rơi và các tài liệu tuyên truyền để phát đến các xã, các hộ kinh doanh có môn bài bậc 1, 2, 3; chương trình tuyên truyền của Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh và toàn bộ hệ thống đài truyền thanh tại xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Chương trình truyền thông phát triển doanh nghiệp tại Bắc Ninh đã được nhiều cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương quan tâm và được coi là tiếp cận mới trong việc đưa chủ trương, chính sách về phát triển doanh nghiệp vào cuộc sống, tạo tác động tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư – Cục Thuế - Cục Thống kê đã tổ chức rà soát, điều tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đối tượng là các doanh nghiệp hạch toán