Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 57 - 61)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.2. Phương pháp nghiên cứu

* Bao gồm

- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của các cấp về quản lý, KTKS; về thu thuế TN,

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (niên giám thống kế năm 2016),

- Các tài liệu phản ánh số lượng tài nguyên khoáng sản đã khai thác của các DN và của các cơ quan quản lý,

- Tài liệu về thực trạng quản lý thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế.

* Nguồn cung cấp

- Các báo cáo, thống kê, dữ liệu từ các cơ quan có liên quan như: Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương.

- Các bài báo và các thông tin được đăng tải trên các trang web của các cơ

quan quản lý Nhà nước.

* Phương pháp thu thập: tìm đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn.

3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

* Tài liệu thu thập bao gồm: Thông tin, đặc điểm các doanh nghiệp KTKS; ý kiến của doanh nghiệp KTKS về chế độ chính sách, về thực trạng quản lý thu thuế TN của các cơ quan liên quan đối với hoạt động KTKS.

* Nguồn dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thông qua chọn mẫu nghiên cứu; nguồn thông tin thu thập được qua phiếu điều tra các doanh nghiệp KTKS, cán bộ của cơ quan quản lý thuế bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng câu hỏi...

* Phương pháp thu thập: Điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp KTKS;

phỏng vấn cán bộ của cơ quan quản lý thuế. Cụ thể như sau:

- Chọn mẫu khảo sát

+ Chọn đơn vị KTKS: Số lượng là 40 DN có hoạt động KTKS (chiếm khoảng 22,6% tổng số DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình). Căn cứ chọn: Các DN có khối lượng tài nguyên khai thác lớn. Phương pháp chọn: Chọn chủ đích 40 DN KTKS theo khối lượng tài nguyên khai thác mà Cục Thuế, các Chi Cục thuế theo dõi hằng năm, gồm: Thành phố Hòa Bình 13 DN; Huyện Đà Bắc 13 DN;

Huyện Kim Bôi 14 DN; Huyện Lương Sơn 31 DN.

Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

ĐVT: Doanh nghiệp

STT Địa bàn Số lượng DN Số lượng DN Cơ cấu

KTKS điều tra (%)

1 Thành phố Hòa Bình 13 8 20

2 Huyện Đà Bắc 13 9 22,5

3 Huyện Kim Bôi 14 8 20

4 Huyện Lương Sơn 31 15 37,5

Cộng 71 40 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) Tổng số phiếu điều tra các DN KTKS là 40; trong đó, phiếu điều tra đối với Công ty TNHH cao nhất là 19/40 phiếu (chiếm 47,5%), Công ty Cổ phần là 15/40 phiếu (chiếm 37,5%), Công ty TNHH MTV là 4/40 phiếu (chiếm 10%),

thấp nhất là Doanh nghiệp tư nhân 2/40 phiếu (chiếm 5%). Tỷ lệ này phù hợp với các loại hình DN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay.

Bảng 3.2. Thông tin chung về các doanh nghiệp được điều tra

STT Loại DN Số DN điều tra Số năm hoạt động

(doanh nghiệp) trung bình (năm)

1 Công ty Cổ phần 15 10,2

2 Công ty TNHH 19 8,77

3 Công ty TNHH MTV 4 6,65

4 Doanh nghiệp tư nhân 2 6,23

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) Về số năm hoạt động, trong các loại hình DN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thì Công ty Cổ phần có số năm hoạt động trung bình khá cao, các loại hình DN còn lại có số năm hoạt động tương đối đồng đều.

+ Chọn cán bộ quản lý thu thuế TN đối với KTKS: Số lượng là 20 cán bộ;

tiêu chí chọn: Cán bộ trực tiếp quản lý; phương pháp chọn: Chọn chủ đích.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Xử lý dữ liệu: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi các phần mềm tin học như Word, Excel.

* Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả về mức độ như số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để miêu tả tình hình nộp thuế của DN, cơ cấu DN điều tra, số năm hoạt động trung bình của các DN cũng như năng lực của cơ quan quản lý thuế.

* Phương pháp so sánh

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp phân tổ thống kê

- Phân tổ các DN theo quy mô, theo mức tuân thủ pháp luật, v.v....;

- Phân tổ cán bộ quản lý theo trình độ, lứa tuổi, giới tính, v.v... để đánh giá năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

* Phương pháp tổng hợp tài liệu: Toàn bộ tài liệu thu thập được tổng hợp thành bảng thống kê, biểu diễn bằng biểu đồ so sánh nhằm phân tích thực trạng tình hình thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung: Chỉ tiêu này phản ánh loại hình DN, quy mô DN, số năm hoạt động của DN; số cán bộ quản lý thuế tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế; năng lực, trình độ của cán bộ thuế; sự hài lòng của DN về cán bộ làm công tác thuế.

- Chỉ tiêu đánh giá việc áp dụng chính sách thuế tài nguyên: Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của DN; công tác phối hợp của các cơ quan trong hoạt động quản lý thu thuế.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ, kê khai và kế toán thuế:

Số lượt tuyên truyền qua thông tin đại chúng; qua cung câp tài liệu, tờ rơi, ấn phẩm;

qua trang thông tin điện tử của ngành Thuế; số lượt tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của NNT; số lượt tập huấn chính sách thuế; số lượt trả lời vướng mắc của NNT; số DN có hoạt động khai thác tài nguyên qua các năm; số thuế TN nộp NSNN theo từng đơn vị thu qua các năm; tỷ lệ thực hiện dự toán thu thuế TN trên tổng dự toán giao qua các năm; công suất khai thác tài nguyên so với sản lượng tài nguyên kê khai; số tờ khai thuế thực hiện đúng trên tổng số tờ khai qua các năm.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế; số thuế truy thu được; tổng tiền phạt; số tiền thuế thu hồi hoàn; số đơn vị khai thác tài nguyên tiến hành thanh tra; tỷ lệ tiền nợ thuế so với tổng số thuế nợ qua các năm; tỷ lệ nợ thuế trên số thuế thực thu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w