Tỷ lệ nợ thuế trên số thuế thực thu giai đoạn năm 2014- 2016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 87 - 98)

Qua biểu đồ số 4.3 cho ta thấy, chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên số thực thu của riêng thuế tài nguyên thường xuyên cao hơn và thậm chí gần như gấp đôi tỷ lệ nợ chung so với tỷ lệ nợ chung trên tổng số thực thu, qua tính trên biểu đồ trên đó là:

Năm 2014 tỷ lệ nợ trên số thực thu là 12,7%, riêng sắc thuế TN thì số nợ thuế trên số thực thu là 51,3%;

Năm 2015 tỷ lệ nợ trên số thực thu là 11,16%, riêng sắc thuế TN thì số nợ thuế trên số thực thu là 34%;

Năm 2016 tỷ lệ nợ trên số thực thu là 9,23%, riêng sắc thuế TN thì số nợ thuế trên số thực thu là 21,66%;

71

21,66% trên số thực thu của sắc thuế này vào ngân sách; Tuy nhiên, mức 5% là mức nợ được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính lấy theo tiêu chí ngưỡng nợ thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp mà các nước phát triển đang áp dụng cơ chế tự khai tự nộp đặt ngưỡng để có thể chấp nhận được ở mức trung bình trong quá trình quản lý thuế. Như vậy, tỷ lệ nợ thuế nói chung và tỷ lệ nợ của thuế TN nói riêng của tỉnh Hòa Bình vẫn cao hơn so với tỷ lệ nợ do Tổng cục Thuế quy định.

Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình tài chính của các đơn vị trong giai đoạn khủng khoảng, trị trường các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất ra tồn kho lớn, khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Sản phẩm tiêu thụ giảm, công nợ phải thu gặp nhiều khó khăn do khách hàng chiếm dụng vốn hoặc nợ dài hạn, nợ gối do ít vốn lưu chuyển. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng cao nên các doanh nghiệp không thực hiện nộp thuế kịp thời, đầy đủ vào NSNN, làm cho số nợ thuế tài nguyên vẫn tăng qua các kỳ, nếu có nộp được cũng chỉ được phần gần tương ứng với số thuế phát sinh, còn lại chuyển thành số nợ. Nhưng xét về hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tài nguyên, vẫn cho thấy rằng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa áp dụng linh hoạt các biện pháp đôn đốc thuế để đơn vị ý thức được và nộp tiền thuế nợ dứt điểm ngay sau khi có phát sinh. Điều này đòi hỏi công tác quản lý nợ thuế luôn theo dõi sát sao, đôn đốc đơn vị nộp thuế phát sinh dứt điểm và có phương án giải quyết nhanh chóng số nợ đọng của đơn vị.

4.1.3. Đánh giá kết quả, hạn chế trong quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

4.1.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm vừa qua, Cục Thuế luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hòa Bình, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và phối hợp tốt với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện quản lý thu đạt hiệu quả. Do đó, Cục Thuế Hòa Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn, số thu năm sau cao hơn năm trước, cụ thể như sau:

Qua số liệu tại Bảng 4.13 ta thấy, kết quả thu ngân sách thực hiện hằng năm không những đạt mà còn cao hơn so với dự toán Bộ Tài chính giao. Tổng số thu không ngừng tăng lên theo từng năm, góp phần vào việc đảm bảo một phần nhiệm vụ chi của địa phương.

Bảng 4.13. Kết quả thu ngân sách nhà nước theo từng khu vực (2014-2016) ĐVT: Triệu đồng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chỉ tiêu

Số thu Tỷ lệ

Số thu Tỷ lệ

Số thu Tỷ lệ

(%) (%) (%)

Dự toán Bộ Tài chính giao Số thu NSNN thực hiện, trong đó:

DNNN trung ương DNNN địa phương DN có vốn ĐTNN Thuế CTN - NQD Thu tiền SDĐ Thu khác

1.702.000 1.910.000 2.551.000

2.010.839 100 2.428.243 100 2.909.014 100 1.195.739 59,5 1.322.387 54,5 1.461.184 50,2

15.675 0,8 15.546 0,6 18.261 0,6

77.938 3,9 37.727 1,6 55.933 1,9

322.759 16,0 376.367 15,6 444.014 15,3

94.122 4,7 210.722 8,7 250.871 8,6

304.606 15,0 465.494 19,0 678.751 23,3

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hoà Bình (2014, 2015, 2016) Bảng 4.14. Tỷ trọng của thuế tài nguyên trên tổng số thu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2014 2015 2016

Tỷ trọng

Tổng số thu NSNN 2.010.839 2.428.243 2.909.014 bình quân

Số thu từ thuế tài nguyên 31.628 39.140 55.158 3 năm (%)

Tỷ trọng thuế tài nguyên khoáng

1,6 1,61 1,9 1,7

sản/tổng số thu (%)

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hoà Bình (2014, 2015, 2016) Qua số liệu tại Bảng 4.14 ta thấy, thu từ thuế TN đối với KTKS có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu NSNN, điều này cho thấy cơ quan thuế đã tăng cường quản lý, khai thác tốt nguồn thu, góp phần tăng thu NSNN. Đạt được những kết quả trên, bên cạnh các yếu tố về tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, về cơ chế chính sách, thì yếu tố quan trọng đó là Cục Thuế đã thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế TN, cụ thể:

Một là, về công tác chỉ đạo, phối hợp: Cục Thuế luôn tranh thủ sự lãnh đạo,

73

trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện quản lý thu đạt hiệu quả, thường xuyên tự kiểm tra và phối hợp với các cơ quan pháp luật, cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên để tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, thông qua đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách thuế.

Hai là, thực hiện tốt công tác quản lý thuế: Làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Tiếp tục xây dựng và triển khai đa dạng các dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ nhằm giúp NNT hiểu rõ hơn về chính sách thuế, thực hiện tự tính thuế, tự kê khai thuế chính xác hơn, nộp thuế vào NSNN đầy đủ hơn.

Thực hiện tốt chương trình CCHC thuế, tạo điều kiện thuận lợi giúp người nộp thuế giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí để tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính thuế bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó đặc biệt chú trọng cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử. Đến năm 2016, đã có 1.774 DN thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử, đạt 100% kế hoạch Tổng cục giao; thông qua công tác thu thuế qua ngân hàng đã từng bước được mở rộng về nội dung, đa dạng về hình thức, đã phối hợp được 3 ngân hàng thương mại triển khai nộp thuế qua ngân hàng; mở rộng việc kết nối thông tin tích hợp tự động hoá Kho bạc - Thuế - Tài chính tại 11/11 các huyện, thành phố, trong đó triển khai áp dụng chữ ký số vào việc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu NSNN giữa 3 ngành… Đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động tuyên truyền thông qua việc phát triển hệ thống đại lý thuế.

Cục Thuế thực hiện các quy trình thu theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ, minh bạch và thuận lợi hơn cho NNT như đơn giản hoá các thủ tục, hồ sơ trong các khâu kê khai, nộp thuế, thủ tục miễn, giảm thuế, hoàn thuế;

rút ngắn thời gian xác nhận nghĩa vụ thuế, trả lời chính sách thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Công tác xử lý, phân tích hồ sơ khai thuế gắn với việc ứng dụng tin học đã đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế mới, toàn bộ hồ sơ khai thuế của NNT đã được xử lý bằng hệ thống máy tính, từ việc quét mã vạch hai chiều sang khai thuế điện tử (khai thuế qua mạng), triển khai thực hiện nộp thuế điện tử; xác định số thuế phải nộp, tính nợ, tính phạt; theo dõi số thu nộp và truyền các báo cáo về số thu lên cấp trên, cung cấp các thông tin kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo thu của lãnh đạo Cục Thuế.

Cục Thuế luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp

hành nghĩa vụ thuế với NSNN. Triển khai áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, giám sát sự tuân thủ NNT. Do đó, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ngày càng nâng lên, đã phát hiện và xử lý nghiêm các NNT có hành vi gian lận, trốn thuế, từ đó góp phần tác động tích cực đến ý thức tuân thủ pháp luật của NNT.

Ba là, nâng cấp hệ thống các ứng dụng Quản lý thuế lên mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế thay thế cho 16 ứng dụng tin học đã được triển khai từ năm 1998 đến 2013 nhằm mục tiêu đáp ứng trên 90% yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế đảm bảo tự động hóa hầu hết các chức năng quản lý thuế như: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế, đăng ký thuế, kế toán thuế, quản lý nợ…Việc ứng dụng CNTT nhằm cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử; cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống tài chính điện tử.

Từ những kết quả nêu trên, có thể nói ngành thuế Hòa Bình đã triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, Luật Thuế tài nguyên và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện để quản lý thu thuế TN trên địa bàn. Qua công tác quản lý thu thuế TN của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã góp phần điều chỉnh, định hướng hành vi đối với các đơn vị khai thác tài nguyên theo hướng khai thác, quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên nhất là đối với các tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo được. Người khai thác tài nguyên cơ bản đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN: thực hiện kê khai và đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trên địa bàn nơi khai thác tài nguyên; chính sách thu Thuế TN là một công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước có thể tăng cường việc theo dõi, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên theo các quy định của pháp luật, ngoài các công cụ quản lý khác như cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên.

4.1.3.2. Hạn chế a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác quản lý thu thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chủ yếu sau:

- Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế tài nguyên nhưng chưa được phát hiện

và ngăn chặn kịp thời, gây bất bình đẳng cho các doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách thuế. Cụ thể, tình trạng gian lận thuế qua việc kê khai sai thuế suất, khai thiếu sản lượng tài nguyên và áp dụng mức giá sai quy định, vi phạm về chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ… cho thấy ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế tài nguyên của các đơn vị khai thác tài nguyên chưa tốt.

- Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế còn một số hạn chế:

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: Mặc dù đã được nâng lên về mặt số lượng nhưng chất lượng các Hội nghị đối thoại DN chưa cao, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do số lượng ý kiến đề nghị giải đáp và trao đổi tại chỗ của NNT còn ít, chưa phản ánh hết các vướng mắc về chính sách, pháp luật thuế TN trong quá trình thực hiện. Việc phối hợp với các cơ quan ngôn luận trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đôi lúc chưa thực sự chủ động và kịp thời;

+ Công tác kê khai kế toán thuế: chưa thực hiện kịp thời việc rà soát mã số thuế của các DN. Hiện tượng DN có đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế nhưng không hoạt động; các DN giải thể, phá sản, ngừng nghỉ kinh doanh nhưng chưa thực hiện đóng mã số thuế kịp thời dẫn đến số lượng mã số thuế trong hệ thống nhiều hơn số thực tế. Tình trạng kê khai chậm, kê khai sai còn diễn ra. Công tác kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử mặc dù đã đạt chỉ tiêu nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra.

Các phần mềm ứng dụng hỗ trợ khai thuế đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn lỗi và chậm được điều chỉnh, nâng cấp mỗi khi có chính sách mới;

+ Hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, tình trạng DN KTKS kê khai sai sản lượng, giá tính thuế… nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên và chưa có biện pháp tích cực xử lý những DN cố tình không thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra, kiểm tra;

+ Công tác đôn đốc, quản lý nợ đọng thuế vẫn còn một số hạn chế, số thuế nợ còn cao, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu NSNN. Nhất là nợ thuế của DN ngoài quốc doanh, tập trung ở lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản.

+ Công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, bên cạnh những kết quả tích cực, quan trọng đạt được vẫn còn một số hạn chế trong giải đáp vướng mắc của NNT về chính sách, thủ tục thuế…

b. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Do chính sách về thuế TN còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với Luật Quản lý thuế và thực tiễn, quy định về đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, thu tục đăng ký kê khai còn phức tạp, chưa thực sự đơn giản vừa gây khó khăn cho NNT trong việc kê khai, nộp thuế, vừa làm cho hệ thống quản lý thuế của CQT phức tạp hơn, tốn nhiều nhân lực hơn.

- Ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế nói chung, Luật Thuế tài nguyên nói riêng của một số tổ chức cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên còn hạn chế. Một số tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nhưng chưa thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế TN; có trường hợp đã thực hiện kê khai, nộp thuế TN nhưng chưa kịp thời, đầy đủ, chính xác (kê khai chậm; kê khai, nộp thuế TN theo số lượng thực tế bán ra mà không kê khai, nộp thuế TN theo sản lượng thực tế đã khai thác, không kể sản lượng đó đã bán hay xuất dùng) gây khó khăn cho công tác quản lý thu của ngành thuế và dễ xảy ra tình trạng thất thu NSNN. Qua quá trình kiểm tra nhiều DN đã kê khai điều chỉnh sản lượng tính thuế nhưng còn nhiều DN khai không đúng sản lượng thực tế khai thác.

* Nguyên nhân chủ quan

+ Cơ cấu tổ chức hiện tại chưa phát huy hết những lợi ích của mô hình quản lý theo chức năng; nguồn nhân lực còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng;

+ Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức thuế còn hạn chế;

phương pháp làm việc chưa khoa học, hiện đại, thiếu tính chuyên nghiệp; thái độ, kỹ năng ứng xử của cán bộ thuế vẫn còn nhiều hạn chế là cản trở lớn nhất đối với khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành thuế.

+ Công tác tham mưu, phối hợp trong nội bộ ngành thuế cũng như với các ban, ngành liên quan để thực hiện các chức năng quản lý thuế chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh chưa tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để cụ thể hóa, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tạo ra hành lang pháp lý và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý thu thuế TN như: Quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm sang số lượng khoáng sản nguyên khai và tỷ lệ quy đổi khoáng sản thành phẩm, khoáng sản nguyên khai từ

m3 ra tấn để làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên; sự phối hợp trong nội bộ ngành thuế chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên trao đổi cung cấp thông tin về tình hình khai thác và quản lý thu thuế TN trên địa bàn, dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo gây khó khăn cho NNT hoặc có trường hợp bỏ sót đối tượng nộp thuế hoặc quản lý không kịp thời với tình hình SXKD của NNT.

Sự phối hợp quản lý giữa CQT với cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên cũng còn hạn chế. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cấp giấy phép khai thác tài nguyên cho các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không chuyển giấy phép cho cơ quan thuế để theo dõi, quản lý thu. Trường hợp có gửi thì trong giấy phép khai thác tài nguyên không ghi đầy đủ về địa chỉ, điện thoại, mã số thuế của đơn vị khai thác tài nguyên dẫn đến cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn trong việc đôn đốc kê khai, nộp thuế tài nguyên. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp các ngành và các địa phương trong quá trình kiểm tra, thanh tra nhất là trong việc kiểm soát các đối tượng khai thác tài nguyên, khoáng sản, các loại tài nguyên như: đất san lấp, đá, cát, sỏi.... Hệ

thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài nguyên tại địa phương chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thu thuế TN.

Trên đây là một số hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TN đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý tốt nguồn thu, chống thất thu, góp phần tăng thu NSNN trên địa bàn tỉnh, đưa chính sách thuế TN trở thành công cụ quản lý của Nhà nước có hiệu quả.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Để có những đánh giá khách quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế TN trên địa bàn, tôi đã trực tiếp phỏng vấn 40 DN có hoạt động KTKS và 20 công chức thuế làm việc tại các bộ phận của CQT (bảng hỏi thể hiện ở phụ lục số 01). Kết quả được thể hiện cụ thể tại Phụ lục số 02, 03.

4.2.1. Các yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách Nhà nước 4.2.1.1. Về chính sách, pháp luật thuế

Mặc dù chính sách thuế TN trong KTKS đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần, song trên thực tế, vẫn còn có những trường hợp còn bất cập trong công tác quản lý thu.

Qua kết quả điều tra có 65% ý kiến của DN và 65% ý kiến của công chức thuế cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 87 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w