Kết quả khảo sát về công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 129)

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) + Đối với việc khảo sát cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế, có 80% ý kiến DN hài lòng và 20% ý kiến DN chưa hài lòng khi tiếp xúc với công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra thuế. Điều này cho thấy, trong thời gian tới đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4.2.2.2. Sự phối hợp giữa các phòng chức năng trong cơ quan thuế và giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng

Qua khảo sát 20 cán bộ làm công tác thuế, có 10/20 cán bộ, tương đương với 50% ý kiến của công chức thuế đánh giá công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay là chưa tốt và chưa đem lại hiệu quả cao. Điều này cho thấy, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để công tác quản lý thuế TN đối với các DN KTKS trên địa bàn ngày một tốt hơn.

4.2.3. Các yếu tố thuộc về đối tượng nộp thuế

4.2.3.1. Ý thức và sự tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế

Qua kết quả khảo sát các cán bộ làm công tác thuế, tác giả tổng hợp được 70% ý kiến của công chức thuế đánh giá ý thức tuân thủ pháp luật thuế TN của các DN còn trung bình và hạn chế. Do đó, trong thời gian tới CQT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát

hiện, xử lý và kịp thời uốn nắn đối với các trường hợp vị phạm.

4.2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương

Sự biến động của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả thu thuế TN trong KTKS đối với các DN có hoạt động KTKS.

Nền kinh tế phát triển tốt sẽ là động lực và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các DN. Hoạt động hiệu quả của các DN là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho NSNN, làm giảm các hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế nói chung và thuế TN nói riêng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ tác động xấu đến hiệu quả SXKD của các DN có hoạt động KTKS, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản do lạm phát, không bán được hàng hóa,... Khi đó, các DN phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển, bất chấp cả việc vi phạm pháp luật về thuế, từ đó tác động làm giảm nguồn thu từ thuế TN cho NSNN.

4.2.3.2. Kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế

Đã có những nghiên cứu lại cho rằng có mối tương quan thuận giữa thu nhập và tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT. Việc tuân thủ nghĩa vụ thuế giảm ở NNT có thu nhập thấp và tăng theo sự gia tăng của thu nhập. Mà trên thực tế, thu nhập của NNT phụ thuộc vào kết quả SXKD, đồng nghĩa với việc khi NNT có kết quả SXKD tốt (thu nhập tăng) thì việc chấp hành nghĩa vụ thuế thường tốt hơn và ngược lại.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH.

4.3.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp

(1) Thực trạng hiện nay tại tỉnh Hòa Bình

- Thực trạng quản lý thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong những năm vừa qua. Kết quả nghiên cứu ở các phần 4.1 và 4.2 là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Các quy định của Nhà nước về thuế TN đang có hiệu lực thi hành.

(2) Định hướng

Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 với các nội dung chủ yếu sau:

- Khoáng sản Việt Nam là tài nguyên không tái tạo, có trữ lượng hạn chế, vì vậy, phải được điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, kết hợp phát triển KT-XH và bảo vệ an ninh quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản.

- Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại, phù hợp điều kiện của Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và mức độ chế biến sâu khoáng sản.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên. Thí điểm việc đấu giá quyền thăm dò, KTKS để tiến tới thực hiện rộng rãi phương pháp quản lý trên.

- Không khuyến khích việc hợp tác đầu tư đối với khâu thăm dò và KTKS, trừ trường hợp đặc biệt (đối với dầu khí, than đồng bằng Sông Hồng, đất hiếm v.v ) trong giai đoạn đầu cần thu hút kỹ thuật, vốn, thị trường. Hợp tác đầu tư tập trung vào các khâu chế biến sâu các loại khoáng sản như: bauxit, titan, đất hiếm, ...

- Tăng cường và xiết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, sửa đổi và bổ sung Luật Khoáng sản để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và đầy đủ cho công tác hoạt động khoáng sản.

- Các chính sách, pháp luật thuế về quản lý thu thuế TN đối với hoạt động KTKS được định hướng tập trung để thực hiện đúng quan điểm, chiến lược quản lý, KTKS nêu trên. Xu hướng chính sách thuế đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ hiểu, dễ thực hiện là quan điểm của Đảng và Nhà nước đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách.

Một chính sách thuế đơn giản, không quá phức tạp sẽ giúp cho NNT và người quản lý giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, tiết kiệm được chi phí. Nhất là cơ chế quản lý thuế mới hiện nay NNT tự khai, tự nộp thuế vào NSNN thì chính sách thuế đơn giản là điều cần thiết. Nếu chính sách thuế quá phức tạp với nhiều loại thuế suất, nhiều chính sách miễn, giảm làm cho sự hiểu biết về tác dụng của Luật pháp bị rối loạn và làm mất đi tính công bằng trong một Luật thuế.

Mục tiêu chính của thuế TN là tạo nguồn thu cho NSNN một cách lâu dài, công bằng hợp lý và góp phần đảm bảo quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn lực tài nguyên của đất nước.

4.3.2. Định hướng quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Dựa vào 2 căn cứ nêu trên, tăng cường quản lý thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cần thực hiện theo các hướng sau:

(1) Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về thuế TN.

Để định hướng việc quản lý thu thuế TN trong KTKS đúng đắn, đạt hiệu quả thì việc đầu tiên mà các cơ quan liên quan (trong đó chủ đạo là cơ quan Thuế) phải tổ chức thực hiện nghiêm đó là tổ chức quản lý, triển khai theo đúng các quy định của pháp luật Nhà nước về thuế TN hiện hành. Cụ thể:

Luật Thuế TN số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009;

Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế TN;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Các nghị định của Chính phủ: Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013; Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; Nghị định số 12/2015/

NĐ-CP ngày 12/02/2015;

Thông tư 152/2015/TT-BTC ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thuế TN;

Đây là căn cứ, nền tảng cho các định hướng công tác quản lý thu thuế TN;

các giải pháp chỉ đạo triển khai, thực hiện.

(2) Cải cách thủ tục hành chính, áp dụng CNTT trong tuyên truyền hỗ trợ NNT, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế, ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học hiện đại trên các phần mềm ứng dụng quản lý thuế để rút ngắn thời gian kê khai, nộp thuế, thủ tục hành chính thuế, tiết kiệm thời gian cho NNT. Việc hiện đại hóa trang thiết bị thông tin quản lý thu thuế không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn giúp ngành thuế tinh giản biên chế, đào tạo cán bộ chuyên sâu. Tăng cường áp dụng công nghệ tiến tiến

vào việc cung cấp dịch vụ, bổ sung các chức năng cảnh báo trong ứng dụng về kê khai sản lượng tài nguyên không đạt công suất, sai giá tính thuế để cung cấp thông tin cho việc đánh giá tình hình kê khai của NNT kịp thời và chính xác.

(3) Cần sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành quản lý nhà nước.

Cơ quan Thuế là cơ quan quản lý thu thuế từ hoạt động KTKS nhưng cơ quan cấp phép KTKS là Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh. Vì vậy để có thể quản lý thu thuế TN trong KTKS cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan với nhau trong đó có Cơ quan thuế, UBND các cấp và cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Khi có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan liên quan với nhau thì việc KTKS sẽ được quản lý kịp thời, chặt chẽ từ đó NNT không thể trốn tránh, trây ì thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

4.3.3. Các giải pháp chủ yếu

4.3.3.1. Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác chấp hành chính sách thuế TN tại điểm b, mục 4.1.2.1, phần 4.1.2 về thực trạng thực hiện các nội dung quản lý thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; đánh giá hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém tại mục 4.1.3.2 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tại mục 4.2.3 về các yếu tố thuộc về đối tượng nộp thuế; để tăng cường công tác quản lý thuế tài nguyên đối với các DN KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể để thực hiện như sau:

* Nội dung giải pháp:

(1). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức tuân thủ pháp luật của toàn xã hội.

Tuyên truyền, phổ biến để mọi tổ chức và người dân hiểu biết và nhận thức đầy đủ về trình tự, thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng tài nguyên …Từ đó, tự giác không vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ tài nguyên.

(2). Thực hiện mạnh việc phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo,

chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp uỷ đảng, chính quyền trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên tại địa phương. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát cấp uỷ, chính quyền trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài nguyên; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền nếu để xảy ra các vi phạm tại địa phương mình quản lý.

(3). Rà soát, xây dựng, hoàn thiện, cụ thể hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài nguyên phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh và các quy định hiện hành của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, điều chỉnh, thay thế những nội dung còn bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất, tính khả thi không cao trong Luật Đất đai, Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Tổ chức rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành về quản lý, sử dụng tài nguyên; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp. Tiếp tục nghiên cứu thể chế hóa chủ trương, chính sách để sớm đưa nguồn lực tài nguyên thật sự trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

* Dự kiến kết quả đạt được: Triển khai các nội dung trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên và chính sách thu đối với khai thác tài nguyên; nâng cao ý thức công dân trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn tài nguyên không tái tạo, từ đó góp phần quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

4.3.3.2. Giải pháp tăng cường sự phối hợp công tác quản lý của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng quan tình hình KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; đánh giá hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém tại mục 4.1.3.2 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tại mục 4.2.2.2, phần 4.2.2 về các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế; để tăng cường công tác quản lý thuế tài nguyên đối với các DN KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể để thực hiện như sau:

* Nội dung giải pháp: Nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản

trên địa bàn tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố cần phối hợp thực hiện trong công tác thu, nộp NSNN đối với các khoản thu có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản; trao đổi, cung cấp các thông tin dữ liệu, số liệu về khai thác khoáng sản và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động KTKS, chuyển nhượng quyền KTKS; phối hợp xây dựng bảng giá tính thuế TN, xây dựng tỷ lệ quy đổi từ khoáng sản thành phẩm sang khoáng sản nguyên khai; phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và các nghĩa vụ có liên quan; thanh tra, kiểm tra về hoạt động KTKS. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

(1) Cơ quan Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ:

- Cung cấp danh sách các DN, các cá nhân được Nhà nước ký hợp đồng cho thuê đất, cấp Giấy phép KTKS, phê duyệt tiền cấp quyền KTKS phát sinh trong tháng gửi cơ quan Thuế để làm căn cứ quản lý thuế theo quy định; đối với các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khai thác; chuyển nhượng quyền KTKS, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của DN chỉ được thực hiện khi có văn bản của Cơ quan Thuế xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Trên cơ sở thông tin của Cơ quan Thuế, Cơ quan Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong vòng 90 ngày theo quy định của Luật Khoáng sản;

- Định kỳ hằng năm, trên cơ sở số liệu cung cấp của Cục Thuế về sản lượng khoáng sản khai thác đã kê khai theo từng mỏ của từng tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đối chiếu sản lượng tài nguyên đã khai thác với cơ sở dữ liệu hiện có. Trường hợp sản lượng khai thuế không phù hợp với sản lượng được phép khai thác ghi trên giấy phép hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định sản lượng khai thác thực tế của đơn vị, đồng thời chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính có liên quan; phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w