Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN lược MARKETING CHO CÔNG TY BÁNH kẹo hải hà tại THỊ TRƯỜNG đà NẴNGi (Trang 34 - 37)

PHẦN III: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG

3.2.1.Môi trường vĩ mô

3.2.1.1. Các yếu tố về kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2010 đến 2012 lần lượt là 6,75%; 6,84%; 7,04%. Đời sống của nhân dân từng bước cải tiến, thu nhập bình quân tăng từ 245,7 nghìn đồng năm 2010 lên 615 nghìn năm 2012. Bên cạnh sự phân hóa thu nhập với khoảng cách ngày càng xa dẫn đến sự gia tăng người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao và có những người chỉ chấp nhận mức giá vừa phải và thấp cho sản phẩm mình tiêu dùng. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu của thị trường đối với bánh kẹo đòi hỏi phải thỏa mãn về số lượng, chất lượng cao hơn. Mẫu mã phong phú hơn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cao hơn.

Mặc dù nằm trong khu vực khủng hoảng tiền tệ Châu Á nhưng nhìn chung về cơ bản những năm qua việc điều hành chính sách tiền tệ đã có những tác đọng tích cực của thị trường quốc tế. Sự thuận lợi trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tạo điều kiện cho công ty đầu tư mở rộng sản xuất.

3.2.1.2. Các yếu tố về chính trị - pháp luật

Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới trong những năm qua nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, nhà nước đã đầy mạnh xây dựng, đổi mới thể chế Pháp luật trong Hiến pháp 1992 thay cho Hiến pháp 1980. Các luật và pháp lệnh quan trọng thể hiện sự thay đổi này là: luật đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật thuế áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, bộ luật bảo vệ môi trường.

Đối với mặt hàng bánh kẹo, chính phủ đã có pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Luật bản quyền sở hữu công nghiệp quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các công ty làm ăn chân chính. Những việc thi hành của các cơ quan chức năng không triệt để nên thị trường vẫn còn lưu thông một lượng hàng giả không nhỏ, hàng nhái hàng không rõ nhãn mác, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng.

3.2.1.3. Các yếu tố xã hội

Bánh kẹo tuy không phải là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng nó là một sản phẩm kế thừa truyền thống ẩm thực của Việt Nam nói chung và của các vùng nói riêng. Do đó bản sắc văn hóa phong tục tập quán, lối sống của từng vùng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của tiêu dùng bánh kẹo. Đối với người miền Bắc quan tâm nhiều hơn

đến hình thức bao bì mẫu mã và khẩu vị ngọt vừa phải. Con người miền Nam lại quan tâm nhiều hơn đến vị ngọt , hương vị trái cây. Bên cạnh những người tin tưởng vào hàng hóa trong nước thì vẫn còn những người chuộng hàng ngoại, cho rằng hàng ngoại có chất lượng cao hơn hàng trong nước, đây thực sự là cản trở đối với công ty khi thâm nhập thị trường hàng cao cấp.

3.2.1.4. Các yếu tố tự nhiên

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến tính thời vụ của công nghệ sản xuất và tiêu dùng bánh kẹo.

Thứ nhất, bánh kẹo là một loại thực phẩm nên luôn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhưng nó cũng là loại thực phẩm khó bảo quản, dễ bị hư hỏng. Do đó chi phí bảo quản và chi phí vận chuyển lớn làm tăng giá thành sản phẩm.

Thứ hai, phần lớn nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bánh kẹo là sản phẩm từ nông nghiệp mà thời tiết nước ta diễn biến rất phức tạp như mưa bão, hạn hán....rất nhiều làm cho thị trường cung cấp nguyên vật liệu không ổn định, chi phí dự trữ nguyên vật liệu lớn.

Thứ ba, nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo thay đổi rất lớn theo mùa, sản phẩm bánh kẹo được tiêu dùng chủ yếu vào các tháng đầu năm và cuối năm cho nên công tác nhân sự (quản lý, tuyển dụng lao động và công tác điều động sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn).

Ngoài những bất lợi trên công ty sản xuất bánh kẹo nước ta cũng có nhiều thuận lợi. Với hoa quả hương liệu đa dạng nếu công ty có hướng thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại thì công ty sẽ chủ động được nguyên vật liệu và có thể tạo ra được nguyên vật liệu mới công ty sẽ có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3.2.1.5. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ

So với các nước trong khu vực và thế giới, năng lực nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ của nước ta còn rất yếu. Đặc biệt công nghệ sinh học, công nghệ cơ khí, công nghệ chế biến và tự động hóa. Trình độ công nghệ nói chung của nước ta còn lạc hậu so với thế giới tới vài chục năm. Đây là một hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Hải Hà nói riêng trong việc đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, triển khai sản phẩm mới để cạnh tranh với công nghệ sản xuất bánh kẹo nước ngoài. Mặc dù thị trường mua bán và chuyển giao công nghệ đã phát triển nhưng nó chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đầu tư để cạnh tranh với doanh nghiệp ở trong nước, còn để có thể cạnh tranh với các bánh kẹo nước ngoài thì công ty phải chịu một sức ép về giá mua và chuyển giao công nghệ rất lớn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN lược MARKETING CHO CÔNG TY BÁNH kẹo hải hà tại THỊ TRƯỜNG đà NẴNGi (Trang 34 - 37)