Một số yếu tố môi trường sinh thái cần được kiểm soát trong quy hoạch đất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đưa một số yếu tố môi trường sinh thái vào quy hoạch sử dụng đất ở campuchia (Trang 29 - 39)

5. Đóng góp mới của luận án

1.3. Một số yếu tố môi trường sinh thái cần được kiểm soát trong quy hoạch đất

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng nh−ng ch−a đ−ợc quan tâm đầy đủ và cụ thể. Thông th−ờng, các n−ớc kém phát triển và đang phát triển rất ít chú ý hoặc chỉ nêu lên một cách hình thức. Ngay cả các nước phát triển cũng đang đối mặt và chịu nhiều rủi ro vì nó. Trong khuôn khổ luận án này và căn cứ tình hình nghiên cứu ở Việt Nam (phụ lục 1) [5], [9], [16], [33], [39], [46], [47], [50], [57] cũng nh− tình

hình thực tế ở Campuchia, chúng tôi b−ớc đầu nghiên cứu một số yếu tố môi tr−ờng sinh thái có ảnh hưởng đến QHSD đất đô thị, khu dân cư, giao thông, khu công nghiệp, quy hoạch đất rừng và đất nông nghiệp.

1.3.1. Tác động của đô thị hoá đến việc sử dụng đất khu dân c và đô thị Trên thế giới, nếu chỉ tính riêng số thành phố có quy mô dân số trên 5 triệu người vào những năm 1950 là 10 và năm 2000 con số đó là 25 thành phố.

ở những đô thị này, do quy hoạch không hợp lý cho đất khu công nghiệp nhất là khu công nghiệp tập trung và đô thị hoá cao độ đã có tác động lớn đối với môi trường. Các chất thải khí, lỏng, rắn, chất độc hại cho môi trường không phải là cục bộ nữa mà là có quy mô rộng lớn. Các dòng chảy n−ớc thải gây ra

ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm và ô nhiễm đất. Các loại bụi hoá

chất, silic, vụn thép, muội... bám trên lá cây, phủ trên mặt đất, theo đường hô

hấp vào phổi ng−ời... gây hại cho sức khoẻ con ng−ời. Hậu quả tạo s−ơng mù

đã cướp đi hơn 5.000 sinh mạng trong một tuần lễ ở Luân Đôn năm 1952 là một bằng chứng tác động môi trường của việc quy hoạch tập trung cao độ các cụm công nghiệp[62].

ở những năm 70 của thế kỷ 19, quy hoạch đất khu dân c− của Mỹ đã gặp rủi ro khi xây dựng nhiều khu nhà ở tại ngoại ô New York với hiện t−ợng ô nhiễm CH4 và SO2 từ vùng đất trước đó căn cứ quân đội sử dụng. Hiện tượng t−ơng tự trên cũng thấy ở Bỉ, Thụy Sỹ, Nam Phi...[66].

Theo Bộ Xây dựng Việt Nam (1999) “Hội nghị công bố và triển khai

định hướng QH tổng thể phát triển đô thị và định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020” cho thấy rằng nỗi lo của nhà quy hoạch ở Việt Nam đối với tình trạng tuỳ tiện chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang

đất đô thị đang diễn ra tràn lan và nghiêm trọng. Cũng theo báo cáo đó những năm gần đây, bình quân đất cho nhu cầu nhà ở mỗi năm khoảng 15.000 ha, hầu hết lấy vào đất nông nghiệp[6].

Đất đô thị ở Việt Nam năm 1997 cả nước là khoảng 63.000 ha, đến năm

2000 diện tích đất đô thị lên tới 114.000 ha, đến năm 2010 diện tích đất đô thị là khoảng 243.200 ha và dự báo đến năm 2020 vào khoảng 460.000 ha, gấp 7 lần đất đô thị năm 1997[14]. Vì vậy, phát triển đô thị sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia nói chung và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ngoại thành do mất đất nếu không có một chính sách phù hợp.

Theo Phạm Ngọc Đăng (1995) “Hiện nay, ở Việt Nam ch−a có đô thị nào bảo đảm đ−ợc tiêu chuẩn tiện nghi của một đô thị hiện đại; quá trình đô thị hoá

không đ−ợc kiểm soát chặt chẽ trên từng vùng lãnh thổ và cả n−ớc; nạn phá cây xanh, san lấp ao hồ, khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý và sự gia tăng lượng các chất thải lỏng, khí và rắn v.v... xả vào môi trường sống đang dẫn đến tình trạng phá vỡ cân bằng sinh thái đô thị làm đảo lộn quy luật tự nhiên, có tác hại trực tiếp đến cuộc sống con người và sự phát triển bền vững của đô thị”[14].

Chính vì vậy, nếu không có QHSD đất hợp lý khu dân c− và đô thị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên và môi trường sống của con người trong vùng.

1.3.2. nh hởng yếu tố môi trờng khi quy hoạch ngành giao thông

Đô thị hoá, công nghiệp hoá sẽ làm bùng nổ phát triển giao thông bằng ph−ơng tiện cơ giới. Vào thời gian đại chiến thế giới lần thứ hai, tổng l−ợng xe cơ giới chạy trên đường giao thông của toàn thế giới ước khoảng 40 triệu xe, đến năm 1996 số l−ợng này đã tăng lên tới 2.025 triệu xe. Hiện nay, xe giao thông của toàn thế giới đã

tiêu thụ khoảng 50% tổng năng l−ợng sử dụng của mọi ngành trên thế giới[14].

Trong quá trình quy hoạch đất cho giao thông người ta cũng đã phạm một số sai lầm khi không cân nhắc đến yếu tố MTST.

Tại Nga, ở những năm 1960 - 1970 đã xây dựng đường cao tốc vượt khu dân c− vì thế khu đô thị về sau bị phá bỏ[66].

ở Mỹ, công trình nghiên cứu của FHA (1990) đã cho thấy thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông (thiệt hại đối với sản xuất, sức khoẻ và tai nạn) do quy hoạch không hợp lý và không phù hợp với mức phát triển của đất nước vào khoảng 340 $ tính trên đầu người dân đô thị mỗi năm. Ô nhiễm môi trường đã gây ra ốm đau khoảng 25% tổng số người đau ốm[14][48].

ở Thái Lan, do thiếu sót về quy hoạch đất cho giao thông và quản lý đô

thị trong quá trình đô thị hoá mà ô nhiễm giao thông ở thành phố Bangkok đã

trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tốc độ xe chạy trung bình trong thành phố chỉ

đạt đ−ợc 10 km/h (1992) gây tổn thất về kinh tế khá lớn, lên tới 1,4 triệu USD/ngày do tốn thêm xăng dầu, mỗi công nhân viên mất 44 ngày công/năm, tất cả là do xe đi chậm và chờ đợi ở các nút giao thông. Thống kê riêng năm 1990, có hơn 1 triệu dân Bangkok phải điều trị bệnh hô hấp do tác động của ô nhiễm không khí. ở Bangkok, tỷ lệ số ng−ời bị ung th− phổi gấp 3 lần so với

địa phương ngoài Bangkok. Do nhiễm độc chì từ khói xả của các phương tiện giao thông cơ giới mà ở Bangkok hàng năm có hàng trăm ngàn ng−ời bị bệnh huyết áp cao và có tới 4.000 ng−ời chết[14].

1.3.3. nh hởng của quy hoạch đất khu công nghiệp không phù hợp đến môi trờng sinh thái

Theo UNDP, trong thời gian qua sự hình thành các khu công nghiệp cùng với sự phát triển của các nước với tốc độ nhanh là bức tranh chung của toàn thế giới. Năm 1995, Hội đồng nghiên cứu phát triển quốc tế của Liên hợp quốc đã thống kê thế giới có 12.000 khu công nghiệp với diện tích khu bé nhất là 1 ha và lớn nhất 10.000 ha[86].

Công nghiệp hoá sẽ đưa đến sự tăng trưởng các ngành kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao mức sống của người dân đó là mặt tích cực. Ngược lại, quá

trình công nghiệp hoá sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm chất l−ợng môi tr−ờng, làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

Hiện t−ợng quy hoạch cho nhà máy, xí nghiệp làm thiệt hại đến đời sống, nguồn nước, biển,... đã thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới như xây dựng nhà máy hoá chất ở Minasota (Nhật Bản), xây dựng các nhà máy pin và sơn ở Ba Lan và nhiều n−ớc khác[72].

Lê Quý An (1999) đã giới thiệu nhiều kết quả nghiên cứu tổng kết rất hữu ích cho ta hiểu biết nhiều hơn về tình hình thiệt hại kinh tế và sức khoẻ

cộng đồng do ô nhiễm công nghiệp gây ra. Trong đó có Trung Quốc, −ớc tính thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng không khí, ô nhiễm n−ớc và chất thải rắn gây ra năm 1990 khoảng 8.093 triệu USD, chiếm tới 1,93% GNP (tổng GNP của Trung Quốc năm 1990 −ớc tính là 419 tỷ USD). Ngoài thiệt hại về kinh tế nh− đã nêu trên, về sức khoẻ cộng đồng thì ô nhiễm không khí

đã gây ra các bệnh mãn tính về phổi, đã làm chết 25% trong tổng số người chết vì các bệnh ở vùng xung quanh khu công nghiệp[1], [2].

ở Việt Nam, tình hình này đã xảy ra, điển hình phải khắc phục là: nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy xi măng Hoàng Thạch (Hải Phòng), khu khai thác mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh), khu công nghiệp Biên Hoà (Đồng Nai),... cũng

đã phá huỷ khu sinh thái lịch sử nổi tiếng mà hiện nay vẫn ch−a có biện pháp khắc phục[34].

Theo Phạm Ngọc Đăng (2000) về vấn đề quy hoạch không hợp lý cho khu công nghiệp trong thành phố, thị trấn,... ở Việt Nam là trong quá trình đô

thị hoá đặc biệt là thành phố lớn, thường xảy ra một hiện tượng là nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi tr−ờng lớn tr−ớc đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu đô thị cùng với dân c− đông đúc. Vì vậy, cần phải chi rất nhiều tiền để di chuyển các nhà máy này ra các khu công nghiệp ngoại thành. ở Hà Nội, đã có kế hoạch di chuyển 11 nhà máy, xí nghiệp tại nội thành, nh−ng đến cuối năm 1998 mới chỉ di chuyển đ−ợc một số công đoạn sản xuất độc hại của công ty Cao su Sao Vàng, công ty Da Thụy Khuê, Pin Văn Điển và xí nghiệp Hoá chất Ba Nhất. Nh− vậy khi quy hoạch khu công nghiệp không tính toán kĩ l−ỡng sẽ tổn thất lớn về kinh phí quốc gia và ảnh h−ởng mạnh mẽ tới môi tr−ờng sống[14].

ở Nhật Bản, do việc quy hoạch đất cho khu công nghiệp ở thị trấn Minamata cho nhà máy phân hóa học thuộc tập đoàn Hoá chất Chisso không hợp lý đã gây cho 2.248 người mắc bệnh Minamata, mà họ đã phát hiện ra bệnh này từ năm 1956, sau nghiên cứu 12 năm đến 1969 mới kết luận đ−ợc nguyên nhân là do nhiễm độc bởi chất methyl - thuỷ ngân do hệ thống nước của nhà máy thải ra.

Trong đó, 1.004 người chết, 2.000 người đòi bồi thường[14].

Cũng ở Nhật Bản, có loại bệnh Itai - Itai (Itai có nghĩa là đau quá) bệnh Itai - Itai đã xảy ra tại lưu vực sông Jinsu trong thập niên 40 của thế kỷ XX.

Sau hơn 20 năm nghiên cứu, đến năm 1968 đã kết luận về nguyên nhân là do nhiễm độc Cadimi (Cd) trong MT nước bởi nước thải của mỏ khoáng Shinkou (tinh luyện kẽm) ở tỉnh Toyama, nằm ở đầu nguồn sông Jinsu. Đặc tr−ng của bệnh này là gây ra tác hại đối với xương. ô nhiễm nước ở sông này đạt tới cực

đại vào các năm 1956 - 1957. Số người bị bệnh theo thông báo chính thức tính

đến năm 1978 là 210 người (trong đó 80 người đã chết), số người nằm trong diện cần được theo dõi sức khoẻ là 661 người (trong đó 285 người đã chết).

Hàm l−ợng Cadimi trong lúa đ−ợc trồng ở vùng này cao hơn gấp 10 lần so với lúa trồng ở khu vực khác nên chúng đã bị huỷ bỏ.

ở Việt Nam, sự cần thiết phải có yếu tố MTST trong công tác QHSD đất và quy hoạch cụ thể khác cũng đ−ợc nhiều nhà khoa học đề cập đến. Dự án

“Điều tra, xác định các yếu tố môi trường cơ bản phục vụ công tác quản lý và QHSD đất đai” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép thực hiện là một b−ớc đi quan trọng mở ra các nghiên cứu sâu hơn sau này làm cho QHSD

đất ngày càng hiệu quả hơn, phù hợp hơn[33].

1.3.4. Tầm quan trọng của rừng và yếu tố che phủ khi quy hoạch sử dụng đất Rừng không chỉ có ý nghĩa trong phát triển KT - XH của từng địa phương mà nó đồng thời cũng là bộ phận cấu thành quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Rừng bị suy giảm do bất kỳ một nguyên nhân nào cũng đều có thể gây ra các vấn đề về MTST nh−: gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu, làm giảm đa dạng sinh học, gây xói mòn đất và có nguy cơ dẫn đến sa mạc hoá các vùng đất. Cuối cùng chúng sẽ gây hậu quả

về kinh tế, xã hội và dẫn đến đói nghèo[8], [18], [27], [28], [49].

Cây xanh là yếu tố quan trọng sử dụng năng l−ợng ánh sáng mặt trời và CO2

để thành lập vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng l−ợng trong hệ sinh thái. Rừng là hệ sinh thái có đa dạng sinh học lớn nhất trên cạn. Rừng chiếm khoảng 1/3 diện tích

đất trên hành tinh và có năng suất trung bình 5 tấn chất khô/ha/năm. Rừng còn là nơi cung cấp thực phẩm, đất đai để mở rộng sản xuất nông nghiệp, điều hoà khí hậu vùng và toàn cầu[7], [8], [20], [58].

Tóm lại, rừng có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống của con người. Nếu nhìn ở góc độ QHSD đất, rừng có vai trò giảm xói mòn đất, bảo vệ đất, điều hoà nhiệt trong vùng, làm sạch không khí (phần quan trọng gồm 4 chất khí cơ bản là O2, CO2, CH4, NOx, trong đó CO2 là tác nhân nguy hiểm nhất[49]).

1.3.4.1. ảnh hưởng của rừng đến khí hậu

Rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ gió của từng địa phương. Chế độ gió thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi chế độ nhiệt và chế độ khô ẩm. Rừng là chướng ngại trên đường di chuyển của gió, làm thay đổi tốc độ gió và hướng gió[28]. Nó làm giảm tốc độ gió để tránh bão và chắn cát bay có tác dụng rất tốt làm tăng năng suất cây trồng.

Bảng 1.3: nh hởng của rừng đến tốc độ gió

Chỉ số theo dõi Mặt đón gió Mặt khuất gió

Cự ly cách bìa rừng (m) 117 81 31 0 0 64 170 156 470

Tốc độ gió (%) 100 82 98 85 23 28 30 98 100

Nguồn: Nguyễn Xuân Cự - Đỗ Đình Sâm (2003)[8]

Rừng không chỉ chắn gió mà nó còn làm sạch không khí và có ảnh h−ởng lớn dòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Trên thế giới rừng đ−ợc xem nh−

những nhà máy lọc bụi khổng lồ[8], [28]. Thành phố Hồ Chí Minh đã xem rừng ngập mặn Cần Giờ nh− "lá phổi" của thành phố[20]. Hàng năm có khoảng 100 tỉ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh và một lượng tương tự

đ−ợc trả lại khí quyển do quá trình hô hấp của sinh vật. Để bảo đảm quang hợp bình th−ờng, hàng năm mỗi ha rừng cần 4 tấn cacbon, t−ơng đ−ơng với hàm l−ợng CO2 có trong 1.800.000 m3 không khí[28], [64], [67].

Theo Menden (1956), một ha rừng Vân Sam có khả năng hút 32 tấn bụi trong không khí, rừng thông: 36,4 tấn, rừng giẻ: 68 tấn, lá cây có khả năng hấp thụ 50% l−ợng ion phóng xạ trong không khí. Nhiều nghiên cứu cho thấy,

n−ớc m−a ở nơi không có rừng chứa các chất phóng xạ cao hơn 39 lần so với nước mưa trong rừng. Bên cạnh đó rừng cũng góp phần làm giảm đáng kể tiếng ồn; ng−ời ta gọi đây là khả năng chống nhiễm bẩn vật lý môi tr−ờng của rừng[8], [28]. Ngoài ra rừng có khả năng chống nhiễm bẩn hoá học môi trường SO2 là chất độc đối với con người, nhất là khi gặp không khí ẩm tạo thành H2SO3 sẽ tác động đến cơ quan hô hấp. Rừng có tác dụng ngăn cản cơ

giới sự truyền bá SO2 và làm giảm nồng độ của chúng.

Khí hậu địa phương là khí hậu của một khu vực nào đó có quy mô địa phương được tạo nên bởi quan hệ giữa điều kiện địa hình (hướng dốc và độ dốc),

địa mạo (kiểu dạng địa hình của khu vực đó) với điều kiện bức xạ mặt trời. Từ mối quan hệ này sẽ hình thành nên các điều kiện nhiệt độ không khí, chế độ m−a, chế

độ gió khác nhau của các khu vực đ−ợc gọi là vi khí hậu[27], [28], [51], [70], [73].

ở vùng có nhiều thảm thực vật, nhiệt độ ở đó thấp hơn vùng ít thảm thực vật, vì quá trình hấp thụ bức xạ trong khí quyển (chủ yếu do hơi n−ớc và bụi) làm cho bức xạ mặt trời khi đi đến bề mặt trái đất bị suy yếu đi (giảm đi tới 15%)[38]. Sức đốt nóng của nó phần lớn chỉ đủ bốc hơi nước sương, phần nhỏ làm khô mặt đất hoặc nóng lên ít và nếu không có độ che phủ đất bị đốt nóng mạnh. Do đó chúng ta dễ dàng nhận thấy, nhiệt độ vùng đó vào ban ngày là rất nóng đạt giá trị lớn nhất.

1.3.4.2. ảnh hưởng của rừng đến đất đai

Nói về đất các nhà quy hoạch xác định rằng "đất là một phần quan trọng của con người sống trên hành tinh này". Vì thế việc bảo vệ và giữ gìn đất với tình trạng sử dụng đúng mục đích, sản xuất có hiệu quả cao và không ô nhiễm là một vấn đề đã nằm trong sự quan tâm của các nhà khoa học nói chung và nhà QHSD đất nói riêng.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng "Rừng là một phần quan trọng

để bảo vệ và cải tạo đất".

Việc phá rừng để nuôi tôm, làm nông nghiệp trên diện tích rộng, thiếu nước ngọt làm cho đất thoái hoá nhanh. Do mất tán rừng che phủ, dưới tác động của ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao đất giàu xác hữu cơ và lưu huỳnh sẽ chuyển thành đất chua mặn, không thể trồng cây nông nghiệp đ−ợc.

Mặt khác, chất hữu cơ trong đất sẽ bị ôxy hoá, tạo ra khối l−ợng lớn CO2 bay vào khí quyển làm cho bầu không khí nóng lên[20].

Nghiên cứu của Bộ Môi trường CPC (1997) cho biết, vấn đề chặt phá

rừng ngập mặn để nuôi tôm và sản xuất than củi đã ảnh hưởng rất mạnh đến sinh thái ven biển và vấn đề đáng lo lắng hơn là diện tích đất rừng ngập mặn trước đây đã trở thành vùng bãi cát mất khả năng sản xuất[76].

Các nghiên cứu ở vùng ôn đới cho thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại 25% tổng lượng. Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với tầng đất mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thực vật rừng có khả năng giữ lại l−ợng n−ớc bằng 100 - 900% trọng l−ợng của nó. Vì vậy, đã làm giảm đáng kể l−ợng đất bị xói mòn[8], [20], [26], [28]. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nhiều nơi có rừng, l−ợng đất xói mòn hàng năm chỉ vào khoảng 1 - 1,5 tấn/ha, trong khi đó ở nơi không có rừng có thể lên tới 100 - 150 tấn/ha và dòng chảy mặt tăng 3 - 4 lần[8], [43].

Lê Văn Khoa và Phùng Ngọc Lan (2001) cũng cho rằng, thảm mục có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì nguồn n−ớc, chống lũ lụt, hạn hán và xói mòn đất[26], [28].

Rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến đất thông qua sự rơi rụng của cành, lá cây rừng, thảm mục rừng, tuần hoàn dinh d−ỡng khoáng trong rừng, thông qua đó rừng ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất[28], [71]. Trung bình hàng năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11 - 17 tấn/ha còn ở rừng trồng là 9 - 10 tấn/ha. Thảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đưa một số yếu tố môi trường sinh thái vào quy hoạch sử dụng đất ở campuchia (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)