Những yếu tố môi trường sinh thái cần thiết để đảm bảo cho phát triển bền vững trong quy hoạch sử dụng đất ở Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đưa một số yếu tố môi trường sinh thái vào quy hoạch sử dụng đất ở campuchia (Trang 61 - 69)

5. Đóng góp mới của luận án

3.1. Những yếu tố môi trường sinh thái cần thiết để đảm bảo cho phát triển bền vững trong quy hoạch sử dụng đất ở Campuchia

3.1.1. Rừng và thảm thực vật

CPC là n−ớc bán khô hạn hoặc hạn hán. Do ảnh h−ởng của gió mùa Đông Nam từ biển ấn Độ thổi vào, làm cho mùa

m−a kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10[92].

L−ợng bốc hơi hàng năm từ 2.000 - 3.500 mm trong mùa khô.

ảnh 3.2. Củi đ−a vào thành phố theo

đ−ờng thủy. Nguồn: Bộ MT CPC(1997)

ảnh 3.3. Củi ở nông thôn CPC.

Nguồn: Bộ MT CPC(1997)

UNDP (1997) cho biết[87] có khoảng 97,7% tổng dân số CPC sử dụng củi và than củi. Điều tra cho biết củi và than củi đ−a vào thành phố Phnom Penh hàng tháng khoảng 23.802.000 kg, tính trung bình một ng−ời sử dụng khoảng 207 kg/năm[85].

Dựa theo nghiên cứu, một vấn đề lo lắng nhất hiện nay đó là năng l−ợng chất đốt, bởi tài nguyên rừng phân bố không

đồng đều[68]. Mặc dù CPC là nước có tài nguyên rừng dồi dào nh−ng vấn đề thiếu chất

đốt đang là một vấn đề khó khăn cho hiện tại và t−ơng lai. Thực trạng ở Campuchia có 70%

dân số sống trong vùng có rừng ít hơn 1ha/ng−ời và 2,6 triệu ng−ời khác đang sinh sống ở vùng không có rừng[94].

Do tính chất quan trọng, cấp thiết đó mà nghiên cứu sử dụng đất rừng cần đề cập trong nội dung QHSD đất cấp cơ sở ở CPC để phục vụ phát triển bền vững.

Việc chặt phá rừng, hệ thống thuỷ lợi yếu kém và nhiệt độ thường xuyên lên cao làm cho hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra[63]. Do đó, kiểm soát độ che phủ rừng là chỉ tiêu môi tr−ờng thứ nhất cần quan tâm.

3.1.2. Đối với đờng giao thông

Hiện nay, CPC đang hiện đại hoá đường giao thông với những dự án lớn do Ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu á, (ADB), (ODA),… [22]

quá trình này đòi hỏi phải tính đến ảnh hưởng của giao thông đến MTST, tỷ lệ bụi, CO2,…

Báo cáo của Chính phủ đầu năm 2003 cho thấy: năm 1999 đã nhập ô tô

là 30.151 chiếc, trong đó xe mới 19,5%; năm 2000 nhập 34.229, mới 26,8%;

năm 2001 là 51.120 chiếc, mới 31%; đến năm 2002 có xe ô tô mới là 35,6%

trong 27.010 chiÕc[100].

Với thực trạng nh− CPC hiện nay, quan tâm đến vấn đề đánh giá tác động môi tr−ờng trong xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng giao thông là một nhiệm vụ phải dành ưu tiên đặc biệt trong đó quy hoạch đường phải chú trọng các chỉ tiêu: bụi, khí thải độc (CO2, NOx, SO2,…).

3.1.3. Đối với khu công nghiệp

Theo ch−ơng trình quản lý chất thải ở CPC[92], hiện nay chất thải lỏng đang là vấn đề lo lắng về ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm. Nước thải độc tại các vùng dân c−, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, nhà hàng và khu vực chăn nuôi... đã và đang

đ−a trực tiếp vào nguồn n−ớc sạch. Trong cả n−ớc thì Phnom Penh là nơi tập trung 90% khu công nghiệp nặng, vừa và nhẹ, đây là nơi bị ô nhiễm nhiều nhất.

Dựa vào kết quả phân tích n−ớc sông năm 2002 ở một số điểm của sông Mekong, sông Tonle Sap và sông Bassac đã thấy: nguồn nước sông của CPC chịu tác động ô nhiễm ít hơn so với các nước trong vùng (phụ lục 4)[77].

Bộ Công nghiệp năm 2003 cho biết, từ năm 1996 đến cuối năm 2003, có 365 khu công nghiệp và xí nghiệp đã đăng ký hoạt động và cũng theo thống kê hiện nay, đã có 45 nhà máy đã bị xoá tên trong danh sách, 83 nhà máy ngừng hoạt

động và 38 nhà máy sẽ ngừng hoạt động trong thời gian tới[93].

Có thể khẳng định rằng, chất thải công nghiệp ở CPC hiện nay ch−a là vấn đề lớn đến mức báo động, vùng ô nhiễm nhất là Phnom Penh. Tuy vậy, CPC cũng cần chú ý quy hoạch đất cho công nghiệp tập trung ở khoảng cách an toàn trong t−ơng lai.

3.1.4. Khu dân c và đô thị

Mặc dù CPC hiện nay chỉ 18% ng−ời có hộ khẩu ở thành thị (điều tra năm 1998), nh−ng theo số liệu điều tra năm 2003 của Bộ QHĐ và XD CPC cho thấy tổng số người dân không có đất và vô gia cư đã chuyển vào những thành thị, thành phố lớn chiếm khoảng 30% so với ng−ời dân thành thị, số ng−ời này phần lớn sống ở khu vực ven đô thị, ven hồ trên đất của nhà nước[99].

Hiện t−ợng này sẽ hình thành các khu nhà “ổ chuột”, các “xóm liều”,

ảnh 3.4. Sông, ao, hồ cạn vào mùa khô.

ảnh. Kao Madilenn(2004)

làm cho tỷ lệ cây xanh và mặt nước trong vùng chung cư bị giảm, bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm và một điều đáng quan tâm là việc quá tải với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp n−ớc, thoát n−ớc, xử lý n−ớc, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom xử lý rác).

Vì thế vấn đề đặt ra cho nhà quy hoạch là phải sớm quan tâm đến khu dân c−, thành thị và các thành phố với các yếu tố môi tr−ờng là: rác thải, n−ớc thải, cây xanh.

3.1.5. Vấn đề nớc sạch vào mùa khô

CPC có mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu CPC chịu ảnh h−ởng của gió mùa Đông Bắc khô, nhiệt độ có thể lên tới 410C vào tháng 4, làm cho nguồn n−ớc mặt nh− sông, ao, hồ... bị cạn. Theo nghiên cứu chung của Chính Phủ và tổ chức UNESCO thì trong 10.000 thôn ở CPC năm 2001 đã cho thấy, vào mùa

khô: 20% nhân dân dùng n−ớc sông, 20% nhân dân dùng n−ớc giếng và 60% nhân dân dùng n−ớc ao, hồ.

3.1.6. Vấn đề ngời dân không có đất tại Campuchia

* Hiện trạng

Từ năm 1985, hiện t−ợng bán đất để tới thành phố làm ăn là rất phổ biến, trong đó phần lớn là người nghèo. Hiện nay, hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của toàn xã hội.

Năm 2000, CPC có 13,1 triệu dân với tổng diện tích 181.035 km2 trong

đó khoảng 82% dân số sống ở vùng nông thôn. Theo điều tra của Bộ QHĐ và XD CPC, năm 2000 có khoảng 14,4% tổng số hộ trong toàn quốc đang đứng trước nguy cơ mất đất[97].

Tính riêng tại Phnom Penh năm 2002 số ng−ời dân vô gia c− là 48.745 ng−ời chiếm 6,2% dân số toàn thành phố[110]. ở thị xã Ô Chrov tỉnh Banteay Meanchey có 1.998 hộ không có đất với tổng số khẩu là 12.281 người, (chiếm 2,03% dân số

toàn tỉnh)[97]. Theo điều tra vào năm 2001 tại thị xã Takeo có 28.560 ng−ời, chiếm 3,24%, với tổng số 4.080 hộ là ng−ời dân vô gia c−. Những ng−ời này sau khi mất

đất phần lớn đến sinh sống trên đất công, tập trung ở vùng đánh bắt cá xung quanh Biển Hồ, trên mặt nước và đến nơi đông dân để buôn bán[98].

* Những nguyên nhân mất đất

Người dân nghèo ở CPC đang đứng trước tình trạng mất đất. Số lượng này đã

đến 1,886 triệu người. Điều tra cho thấy có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mất đất là:

Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp không đủ tự cung tự cấp (khoảng 43,5%

số lượng người mất đất).

Thứ hai, không đủ tiền để khám và chữa bệnh nên phải bán đất (khoảng 25,6% số lượng người mất đất).

Thứ ba, phải bán đất để trả nợ cho sinh hoạt trong gia đình (khoảng 10,1% số lượng người mất đất)[97].

Hiện nay, có hiện t−ợng mới và rất nghiêm trọng gây nên việc mất đất của ng−ời dân CPC là “ng−ời dân phải trả tiền vay của tổ chức phát triển nông nghiệp bằng giá trị của đất”.

Đây là một trong các vấn đề quan trọng mà Chính phủ đang phải đương đầu.

Vì thế, để chấm dứt hiện t−ợng nói trên, nhà quy hoạch đất phải nắm bắt đ−ợc các con số chính xác về tổng số hộ và diện tích đất có khả năng cung ứng trên địa bàn.

Để thực hiện công việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhà nước và người

ảnh 3.5, 3.6. Những túp lều của người dân không có đất.

ảnh. Kao Madilenn(2003)

ảnh 3.7. Người tai nạn do mìn trong đất.

Nguồn: Tổ chức SEMAX(2001)

ảnh 3.8. Phá mìn trong đất.

Nguồn: Tổ chức SEMAX(2001)

dân. Vì vậy, trong QHSD đất ở CPC sẽ bổ sung một số giải pháp bước đầu như

người dân được trực tiếp tham gia vào công tác QHSD đất, đối với nhà QH phải tính toán QH một cách khoa học, đối với các nhà lãnh đạo có chủ trương chính sách hợp lý vận động người dân thực hiện sử dụng tốt nguồn đất đai.

3.1.7. Vấn đề mìn trong đất tại Campuchia

Mìn là một vấn đề rất nguy hiểm đối với đất nước CPC hiện nay. Bộ Môi tr−ờng CPC cho biết[94], hiện nay CPC có

khoảng 6 - 10 triệu quả mìn trong đất, trong đó

đất nông nghiệp chiếm khoảng 40%, trung bình trong một ngày có khoảng 10 ng−ời bị th−ơng và chết do mìn gây ra (thông tin năm 2001). Mặc dù đã có sự tài trợ hàng triệu USD của tổ chức

SEMAX cho vấn đề này nh−ng l−ợng mìn trong đất vẫn ch−a đ−ợc tìm thấy hết, ng−ợc lại họ còn dự đoán trong đất l−ợng mìn có thể lên tới 20 đến 25 triệu quả[102]. Nếu không có sự phối hợp của các cấp, các ngành thì

trong khoảng 20 - 30 năm tới CPC không thể thu hết mìn trong đất đ−ợc[94]. Bảng 3.1 thống kê công tác thu gom mìn tại CPC.

Bảng 3.1: Số lợng mìn thu đợc từ năm 1999 - 2002 Loại vũ khí

N¨m

Diện tích đã thu gom (ha)

Các loại đạn (viên)

Mìn ch−a nổ (quả)

1999 10.797.705 14.971 67.610

2000 8.369.635 16.361 45.379

2001 9.637.455 17.381 77.034

2002 11.582.239 33.181 61.840

Nguồn: Văn phòng Chính phủ (2003)[111]

Mặc dù từ năm 2000, các dụng cụ để tìm kiếm mìn đã đ−ợc tài trợ những máy móc hiện đại, nh−ng việc tìm kiếm sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, đòi hỏi các nhà quy hoạch khi lập quy hoạch phải thận trọng đến vấn đề này để tránh đ−ợc cao nhất nguy cơ tai nạn, sự cố.

3.1.8. Vấn đề bảo vệ vùng sinh thái nhạy cảm, khu vực bảo tồn

Thực hiện Quyết định thành lập vùng bảo vệ sinh thái của Hoàng gia Say Hạ Nụ năm 1993. Bộ MT CPC và sự hỗ trợ của tổ chức IUCN đã nghiên cứu và xác định cả nước có 23 vùng (nơi sinh sống của các loại động vật, thực vật quan trọng). Trong đó, vùng bảo vệ sinh vật đ−ợc chia thành 4 nhóm: 1. Công viên quốc gia (national parks) có 7 vùng; 2. Vùng động vật hoang dã sinh sôi nảy nở (wildlife sanctuaries) có 10 vùng; 3. Vùng bảo vệ cảnh quan quốc gia (protected landscapes) có 3 vùng; 4. Vùng đa dạng sinh học (multiple - use areas) có 3 vùng[94]. Ngoài ra, ở vùng bảo vệ cảnh quan quốc gia (Angkorvart, Bontsma, Prevhea) đất ngày càng bị thu hẹp do các cán bộ có chức quyền lấn chiếm thành đất t−, hơn thế nữa các cơ sở hạ tầng trong vùng quy hoạch không hợp lý đã làm giảm giá trị của vùng cảnh quan.

ảnh 3.9, 3.10. Khu di tích lịch sử Ang Kor Vart Nguồn: Bộ Văn hoá và thông tin(2000)

CPC là một nước đa dạng sinh học cao, với 112 loài động vật có vú, 720 loài chim, bò sát có khoảng 240 loài và các loài cây có sợi gồm hơn 2.300 loài sống trong vùng rừng đất ẩm. Tổng số thực vật khoảng 15.000 loài, trong đó có 9% là loài (Endemic species) chỉ có ở đất nước CPC[94]. Nhưng hiện nay công tác bảo vệ còn ch−a đ−ợc tốt do tình trạng săn bắn tìm kiếm các loại động vật quý hiếm, nên đến nay đã có rất nhiều loài bị tuyệt chủng nhất là bò rừng và tê giác, ngoài ra nhiều loài đang có nguy cơ diệt vong nh−: voi, hổ, gấu,…

Vùng ngập nước xung quanh Hồ Tale Sap đã tạo điều kiện để phát triển

đa dạng sinh học và đảm bảo cho các loại động vật sinh trưởng theo đúng mùa vụ. Người ta đã nghiên cứu, thấy có khoảng 850 loài cá ở Biển Hồ và sông Mê Kông, còn ở biển có khoảng 435 loài cá và động vật có vú[64], [69].

Nh− vậy, vấn đề bảo vệ MTST là quan trọng và hết sức cần thiết đối với CPC hiện nay. Các nhà QHSD đất cần nắm vững để phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, khoa học.

3.1.9. Vấn đề dân số, văn hoá và giáo dục

Theo thống kê dân số năm 2000, CPC có 13,1 triệu người. Trong đó khoảng 82% dân số sống ở vùng nông thôn, chỉ có 18% dân số là sống ở vùng thành thị.

- Đối với vùng nông thôn tỷ lệ người nghèo không đến trường là 47%, học hết tiểu học là 41%, học hết phổ thông cơ sở là 24%, học hết phổ thông trung học là 13%

và học lên đại học chỉ chiếm 2%[106], mức sống thấp, điều kiện để tiếp cận với nền văn minh cũng hạn chế, song tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm th−ờng cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. ở vùng nông thôn đói nghèo vẫn tồn tại dai dẳng, có thể coi vấn đề này là tình trạng bệnh lý, gây trở ngại lớn cho sự phát triển.

- Dân số tăng làm nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng, nếu không quan tâm đến vấn đề này thì những nguy hại về môi trường sẽ tăng lên.

- Dân số tăng cũng làm tăng nhu cầu về việc làm và sinh sống, đặc biệt là

vùng nông thôn, tình trạng thiếu việc làm trong lúc thời vụ nông nhàn lại diễn ra khá phổ biến, gây sức ép trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, đó là việc khai thác bừa bãi đất đai và phá huỷ môi trường sống tự nhiên.

- Dân số đông cũng sản sinh ra nhiều chất thải đe dọa tới điều kiện sức khoẻ của con người và gây thêm khó khăn cho sự làm sạch trái đất.

- Dân số và số hộ tăng lên kéo theo nhu cầu về đất ở cũng tăng, làm cho

đất khu vực dân c− ngày càng tăng, vì vậy đòi hỏi nhà quy hoạch cần phải quan tâm đến vấn đề này.

- Dân số tăng do đó khi thực thi QHSD đất cần chú ý cả nhu cầu cho giáo dục, y tế đầy đủ và dự báo phát triển phải sát thực và đầy đủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đưa một số yếu tố môi trường sinh thái vào quy hoạch sử dụng đất ở campuchia (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)