Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Tác Động Của Quản Lý Thuế Và Quy Định Thuế Đến Chi Phí Tuân Thủ Của Các Doanh Nghiệp Tại TPHCM (Trang 33 - 48)

Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến gánh nặng tuân thủ thuế

1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài

1.4.1.1 Chi phí tuân thủ thuế

Mặc dù một vài nỗ lực ban đầu đã được thực hiện để đo lường chi phí tuân thủ thuế (Haig, 1935), nhưng người được coi là "cha đẻ" của các nghiên cứu chi phí tuân thủ

hiện đại là Cedric Sandford, ông đã thực hiện các nghiên cứu chi tiết đầu tiên của chi phí tuân thủ thuế GTGT (Sandford và cộng sự, 1981), đồng thời cũng có nhiều tác phẩm khác về đề tài này (Sandford, 1973; Sandford, 1994)

Năm 1973 Sandford đã nêu lên rằng chi phí tuân thủ thuế là "chi phí ẩn của thuế".

Kể từ đó chi phí tuân thủ thuế trở thành chủ đề được nghiên cứu mạnh mẽ. Đã có hơn 100 nghiên cứu về chi phí tuân thủ hoặc chi phí hành chính được công bố (một hoặc đôi khi cả hai) từ nghiên cứu hiện đại đầu tiên của Haig (1935) tại Hoa Kỳ, và hơn 60 nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 1980. Nghiên cứu hiện nay đã được thực hiện ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển; đã sử dụng hầu hết các phương pháp nghiên cứu có sẵn và đã bao trùm toàn bộ các loại thuế và các vấn đề thuế.

Theo Evans (2003), mặc dù mục đích nghiên cứu khác nhau, thành phần của chi phí tuân thủ được phân tích khác nhau, một hay nhiều sắc thuế khác nhau, các tác giả khác nhau… nhưng tựu trung lại có cùng các kết luận: (1) Chi phí tuân thủ thuế có ý nghĩa thống kê, có tính lũy thoái, đặc biệt là gánh nặng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (2) chi phí tuân thủ thuế có tính hồi quy (theo từng sắc thuế khác nhau, từng quy mô doanh nghiệp khác nhau…); (3) Chi phí tuân thủ thuế không phải lúc nào cũng giảm.

1.4.1.2 Mối liên hệ giữa quy định thuế, quản lý thuế của cơ quan thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế

Khác với các nghiên cứu rộng rãi về chi phí tuân thủ thuế, tác động quản lý thuế đến chi phí tuân thủ thuế khá ít ỏi. Trong một nghiên cứu gần đây của Eichfelder và Kegels (2012), các tác giả này cho rằng chi phí tuân thủ của NNT tư nhân không chỉ bị ảnh hưởng bởi chính pháp luật về thuế, mà chi phí này còn chịu ảnh hưởng thông qua việc quản lý thuế của cơ quan thuế. Sử dụng bộ số liệu điều tra của chính phủ đối với NNT tại Bỉ và kiểm soát hiện tượng nội sinh bằng biến đại diện, các tác giả này đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng quản lý thuế của cơ quan thuế có tác

động mạnh đến chi phí tuân thủ. Theo tính toán của họ, quản lý thuế không thân thiện làm tăng chi phí tuân thủ trung bình của doanh nghiệp khoảng 25%.

1.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Mặc dù chi phí tuân thủ thuế bao gồm chi phí bằng tiền và hao phí về thời gian của NNT, nhưng những nghiên cứu về chi phí tuân thủ tại Việt Nam chỉ dừng lại ở hao phí về thời gian, chưa thấy các công bố đầy đủ bao hàm cả chi phí bằng tiền. Bên cạnh đó, các công bố về hao phí thời gian cũng có kết quả rất khác nhau.

Tổ chức Ngân hàng Thế giới (2008) đã tập hợp các số liệu nghiên cứu được xem như hao phí về thời gian dùng cho mục đích thuế tại Việt Nam như sau:

Đánh giá môi trường đầu tư (2005): Với phương pháp, khảo sát được thực hiện ở một mẫu các công ty trong ngành sản xuất ở 25 tỉnh thành ở Việt Nam. Trọng tâm của cuộc khảo sát không phải nhằm ước lượng gánh nặng về thuế, mà nhằm đánh giá ở phạm vi rộng hơn về môi trường đầu tư. Tuy nhiên, một trong số các câu hỏi đề cập đến thời gian dành để giải quyết việc kiểm tra thuế, bao gồm chuẩn bị các văn bản tài liệu liên quan. Theo kết quả này, trung bình, các công ty được kiểm tra thuế 2,5 lần năm, mỗi lần kéo dài 9,5 giờ. Từ con số này, có thể suy luận rằng các công ty cần dành khoảng 24 giờ làm việc để xử lý với các công việc liên quan đến thuế. Tuy nhiên, cho dù có tạo thêm nhiều gánh nặng hơn đi nữa, thì kiểm tra thuế chỉ là một phần của chi phí tuân thủ tổng thể. Do đó, đánh giá môi trường đầu tư chỉ đưa ra một ước lượng thấp hơn so với mức chi phí thực tế tuân thủ với các quy định về thuế.

Báo cáo Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới: Mục tiêu là định lượng các khía cạnh khác nhau của môi trường kinh doanh tổng thể giữa các quốc gia. Một trong số các khía cạnh này là chi phí tuân thủ thuế. Về khía cạnh này, Báo cáo Kinh doanh dựa chủ yếu vào đánh giá chuyên gia cho một doanh nghiệp giả định với 60 nhân viên và doanh thu tương đương với 0.7 triệu USD năm (đối với

trường hợp của Việt Nam). Từ năm 2005 đến 2007, thời gian cần thiết cho doanh nghiệp này là 1.055 giờ năm. Ước lượng này đề cập đến thuế TNDN, thuế GTGT và thuế thu nhập từ tiền lương tiền công. Nó bao gồm thời gian chuẩn bị cho hồ sơ khai thuế và thời gian cần thiết cho công việc làm sổ sách kế toán. Tuy nhiên, cần phải nói rằng công việc sổ sách kế toán là việc làm bắt buộc cho dù có phải nộp thuế hay không. Đồng thời, chỉ có một số doanh nghiệp nộp thuế thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam, và ước tính giả định rằng khai thuế qua mạng không được sử dụng. Do đó, Báo cáo Kinh doanh có thể ước lượng quá mức chi phí tuân thủ thực tế.

Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) đưa ra đánh giá năm 2007 sử dụng mô hình “chi phí chuẩn”. Mô hình này dựa vào 360 phỏng vấn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với Việt Nam, thời gian trung bình để tuân thủ với các quy định về thuế được ước tính là 1.959 giờ. Phần lớn chi phí (1.733 giờ) có liên quan đến thuế GTGT, điều mà dường như các đơn vị được phỏng vấn cho là điều gây nhiều khó chịu. Tuy nhiên, đánh giá này không tách biệt giữa chi phí một lần để có được mã số thuế với các chi phí thường xuyên liên quan đến hoạt động đóng thuế. Ngoài ra, với phương pháp luận sử dụng trong đánh giá, khó có thể xác định hoạt động là một phần trong hoạt động kinh doanh với các hoạt động cụ thể liên quan đến chi trả thuế và “các chi phí gây khó chịu” mang nhiều yếu tố chủ quan hơn. Một phân tích gần hơn cho thấy ước lượng về thời gian thanh tra là cao hơn 4 lần so với ước lượng trong Đánh giá Môi trường đầu tư. Chi phí xử lý với hầu hết các loại thuế cao hơn 2 lần so với mức của Báo cáo Làm kinh doanh, và chi phí xử lý thuế GTGT là cao hơn khoảng 30 lần. Do đó, nghiên cứu của CIEM dường như đã ước lượng mức chi phí tuân thủ về thuế cao hơn rất nhiều lần.

Ấn phẩm Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới liên tục xếp Việt Nam là một trong 10 quôc gia hao phí thời gian nhiều nhất ở quá trình khai nộp thuế; do đó, xếp hạng về thuế của Việt Nam cũng khá thấp (bảng 1.1).

Bảng 1.1: Thống kê xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam

Năm

công bố Năm đánh giá

Xếp hạng chung về môi trường

kinh doanh

Đánh giá về thuế Xếp hạng về

thuế Thời gian hao phí (trung bình năm)

2008 2007 91/178 128 1050 giờ

2009 2008 92/181 140 1050 giờ

2010 2009 93/183 147 1050 giờ

2011 2010 78/183 124 941 giờ

2012 2011 98/183 151 941 giờ

2013 2012 99/185 138 872 giờ

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ trang web http://www.doingbusiness.org/reports- /global-reports)

“Báo cáo Môi trường kinh doanh đo lường tất cả các khoản thuế và các khoản đóng góp bắt buộc của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nộp cũng như đánh giá gánh nặng về thủ tục hành chính đối với việc nộp thuế và các khoản đóng góp bắt buộc này, trong đó bao gồm cả các khoản đóng góp bắt buộc và gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các khoản phải nộp cho người lao động như quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ...

Trong tổng số chi phí tuân thủ thuế được tính toán năm 2012 thì chi phí liên quan đến các thủ tục đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số (12 32 lần, 372 941 giờ; 22,5 40,1%). Tuy nhiên, áp lực về gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp theo công bố của Ngân hàng thế giới và Tập đoàn tài chính quốc tế vẫn được xem như chỉ tập trung vào cơ quan thuế” (Chính phủ, 2012) Mối liên hệ giữa quy định thuế, quản lý thuế của cơ quan thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế: Thời gian gần đây, cùng với nỗ lực cải cách hành chính, trên nhiều tỉnh thành tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu khảo sát về sự hài lòng của NNT đối với chất lượng dịch vụ của bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT. Tuy nhiên, chưa có công bố nào về nghiên cứu mối liên hệ giữa quy định thuế hoặc quản lý thuế của

cơ quan thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế.

1.5 Kết luận chương

Từ cơ sở lý luận nêu trên, rõ ràng chi phí tuân thủ của NNT không chỉ bị ảnh hưởng bởi chính luật thuế mà còn bị ảnh hưởng thông qua hành vi quản lý thuế của cơ quan thuế, công chức thuế. Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế năm 2011-2020, mục tiêu đề ra đến năm 2015 Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước đứng đầu Đông Nam Á về mức độ thuận lợi về thuế. Để đạt được điều này, việc định lượng mối quan hệ của quản lý thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế theo đánh giá của NNT, nhận diện đâu là các yếu tố đóng vai trò quan trọng tác động đến gánh nặng tuân thủ để có biện pháp cải cách hành chính phù hợp nhằm kéo giảm gánh nặng tuân thủ của NNT càng có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Chương 2: Khái quát bộ máy hành thu của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh;

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho đất nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1 3 GDP của cả nước. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng.

2.1 Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế.

Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.

Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh có 46 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm 21 Phòng, 1 Trung tâm và 24 Chi cục Thuế quận, huyện (Xem chi tiết tại Phụ lục 2.1).

Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và mỗi Chi cục thuế quận, huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật 5.

Tổng số công chức, nhân viên trong toàn Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 12 2012 là 4.022 người, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là 147.527 đơn vị6

5 Quyết định số 502 QĐ-TCT và Quyết định 503 QĐ-TCT ngày 29 3 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

2.2 Kết quả thu Ngân sách nhà nước của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, kế hoạch thu của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước. Mặc dù nhiệm vụ thu ngân sách được giao của Cục thuế thành phố vẫn không ngừng tăng qua từng năm, nhờ vào nỗ lực khắc phục khó khăn, chủ động sáng tạo để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành tốt nghĩa vụ thuế của NNT, cùng với việc quản lý thuế hiệu quả theo định hướng người nộp thuế ở cả 4 chức năng (tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý NNT, thanh tra kiểm tra và quản lý nợ thuế), Cục thuế TP. Hồ Chí Minh liên tục đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Tổng Cục Thuế giao (Xem chi tiết tại Phụ lục 2.2)

2.3 Nỗ lực cải cách thuế của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012

2.3.1. Công tác TTHT

Nhiều năm qua, công tác TTHT đã được Cục thuế xác định là một trong những công tác trọng tâm, với vai trò là cầu nối tích cực giữa cơ quan thuế với cộng đồng trong định hướng đưa thuế vào cuộc sống. Thông qua công tác TTHT, cơ quan thuế nắm bắt, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của NNT; chấn chỉnh và hoàn thiện công tác quản lý thuế.

Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp: Phòng TTHT Cục thuế TP.HCM đã thực hiện mở, duy trì, củng cố và nâng cấp trang thông tin điện tử của ngành (http://tphcm.gdt.gov.vn) để phục vụ kịp thời,

6 Nguồn số liệu: Báo cáo về công tác quản lý kê khai, kế toán thuế và tin học số 10 BC-CT ngày 23 01 2013 tập hợp trong bộ Tài liệu Hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2013

đầy đủ cho NNT về các thông tin cảnh báo, phòng chống rủi ro cho DN trong hoạt động kinh doanh (như thông tin DN bỏ trụ sở kinh doanh, hóa đơn bất hợp pháp…);

thường xuyên cập nhật các văn bản QPPL do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;

các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế, Cục thuế để các doanh nghiệp tham khảo áp dụng tương tự, thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục hành chính thuế theo quy định hiện hành.

Niêm yết công khai các hồ sơ, thủ tục về thuế cho NNT biết. Bố trí công chức để hướng dẫn, giải quyết kịp thời các nhu cầu: kê khai thuế, hoàn thuế, hướng dẫn các chính sách thuế cho NNT…

Cục thuế đã hoàn thiện và đưa vào vận hành trung tâm “một cửa” từ ngày 16 4 2008 tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu thủ tục hành chính thuế của NNT, bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Cục thuế đã tổ chức sơ kết để triển khai tiếp mô hình cho 21 Chi Cục thuế quận huyện cũng ngay trong năm 2008 (3 Chi Cục chưa thực hiện trong năm 2008 là Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ). Đến nay, trung tâm “một cửa” ở tất cả cơ quan thuế đều vận hành đều đặn, ổn định, giảm bớt thời gian đi lại cho NNT.

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL qua phương tiện thông tin đại chúng Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy để tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế thông qua các chuyên mục trên trang thông tin về thuế các ấn phẩm của Đảng như:

Sổ tay xây dựng Đảng, Thông tin tuyên truyền, trang web của Thành ủy… với nhiều nội dung phong phú và đa dạng.

Định kỳ mỗi tháng phối hợp với Ban Khoa giáo Đài truyền hình Thành phố thực hiện chuyên mục “Phổ biến kiến thức thuế” trên HTV9 với nội dung hướng dẫn các chính sách thuế mới.

Ngoài các chương trình định kỳ, Phòng đã phối hợp tốt với các cơ quan báo đài cùng thực hiện nhiệm vụ chung, đưa thông tin kịp thời về chính sách thuế mới đến

NNT (Ví dụ như: Phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng giao lưu trực tuyến với bạn đọc chuyên đề về hóa đơn; chính sách thuế mới của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ một số khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường…). Thêm vào đó, Phòng TTHT Cục thuế cũng thường xuyên tham gia công tác giải đáp pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng: giải đáp cho bạn đọc của các báo như báo Pháp Luật, Tuổi Trẻ…

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp: Định kỳ hàng tháng, Cục thuế mở lớp tập huấn cho tất cả các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh trong tháng.

Với chương trình tập huấn trong 3 ngày, NNT được hướng dẫn cơ bản về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, hóa đơn chứng từ, Luật Quản lý thuế, kê khai thuế, đăng ký thuế… Mặc dù khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, đại bộ phận NNT đều tìm hiểu về chính sách thuế, nhưng qua 3 ngày tập huấn, NNT hiểu rõ hơn, và những vướng mắc ban đầu đều được báo cáo viên trả lời, giải đáp thỏa đáng. Đồng thời, thông qua lớp tập huấn, Phòng TTHT Cục thuế đã thông tin đến NNT các hình thức hỗ trợ pháp lý từ cơ quan thuế mà NNT được thụ hưởng. Việc kịp thời hướng dẫn các quy định, chính sách, thủ tục về thuế cho DN mới đăng ký kinh doanh đã có tác dụng rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho NNT, tránh sai sót không cố ý và cơ quan thuế giảm bớt việc phải xử lý vi phạm. Công tác này được NNT đánh giá cao và được cấp trên khen ngợi.

Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp: Công tác giải đáp pháp luật cho NNT được Cục thuế và các Chi cục thực hiện thông qua nhiều hình thức: Trực tiếp hướng dẫn NNT tại cơ quan thuế, hướng dẫn qua điện thoại, hướng dẫn qua website của UBND TP, trả lời bằng văn bản. Hầu hết NNT nhận thấy các trả lời của Cục thuế là thỏa đáng, một số ít không thống nhất đã có văn bản đề nghị Tổng Cục thuế xem xét, trong trường hợp này đa số Tổng Cục thuế thống nhất với trả lời của Cục thuế.

Đối thoại với doanh nghiệp: Phòng TTHT Cục thuế phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư thành phố tại Cục thuế tổ chức 103 hội nghị đối thoại

Một phần của tài liệu Tác Động Của Quản Lý Thuế Và Quy Định Thuế Đến Chi Phí Tuân Thủ Của Các Doanh Nghiệp Tại TPHCM (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)