Kiểm định bằng biến đại diện

Một phần của tài liệu Tác Động Của Quản Lý Thuế Và Quy Định Thuế Đến Chi Phí Tuân Thủ Của Các Doanh Nghiệp Tại TPHCM (Trang 79 - 85)

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

4.3. Kiểm định bằng biến đại diện trung bình không trọng số và trung bình có trọng số

4.3.4. Kiểm định bằng biến đại diện

Bao gồm các tham số xác định trong mô hình hồi quy được xây dựng nêu trên, giả thuyết xây dựng ở mục 3.1.1 chương 3 được điều chỉnh như sau:

Giả thuyết 1 (H1): Quản lý thuế (thông qua biến đại diện “tỷ lệ QLT”) có tác động và có ý nghĩa đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp (quan hệ nhân quả).

Giả thuyết 2 (H2): Quy định thuế (thông qua biến đại diện “tỷ lệ QĐT”) có tác động và có ý nghĩa đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp (quan hệ nhân quả).

Giả thuyết 3 (H3): Chi phí tuân thủ thuế (thông qua biến đại diện “trung bình QLT”

và “trung bình QĐT”) có tác động đến các đánh giá về quản lý thuế (của cơ quan thuế) cũng như các đánh giá về quy định thuế (quan hệ nhân quả đảo ngược).

Để có kết quả tương tự với mô hình đã xây dựng phần 3, tác giả vẫn sử dụng phương trình 3.1 (chương 3) với các biến kiểm soát không thay đổi, với phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường (OLS) có điều chỉnh phương sai thay đổi (heteroscedasticity robust estimator). Tuy nhiên, biến phụ thuộc không chỉ là tổng chi phí tuân thủ mà còn xem xét chi tiết đến chi phí tuân thủ mua ngoài và chi phí tuân thủ nội bộ. Tác giả sử dụng thang đo logarit để thu hẹp các đại lượng về phạm vi nhỏ hơn, giảm độ biến thiên của dữ liệu. 9

Vấn đề đặt ra là, việc giải thích dựa trên các hệ số hồi quy ước lượng được từ các tham số “Tỷ lệ” (dùng để xác định quan hệ nhân quả) thì không đơn giản. Hơn nữa, ngoài dấu và ý nghĩa thống kê, hệ số hồi quy thu được dựa trên tỷ lệ trung bình của thang đo Likert chưa thể hiện được giá trị định lượng cụ thể.

9 Để tránh giá trị bị bỏ sót trong dữ liệu (missing values), trước khi thực hiện lấy logarit của các biến chi phí tuân thủ mua ngoài và chi phí tuân thủ nội bộ, tác giả cộng thêm 1 đối với các giá trị bằng 0 của mỗi biến này.

Để có được hệ số với một giá trị định lượng, tác giả xác định mô hình thay thế (mô hình 10 đến mô hình 12), sử dụng biến giả thay thế nhận dạng quan hệ nhân quả.

Biến giả nhận giá trị là 1 nếu tỷ lệ tương ứng (của một người trả lời khảo sát) là cao hơn so với tỷ lệ trung bình cộng thêm độ lệch chuẩn (xem bảng 4.9). Các kết quả hồi quy cuối cùng được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Mô hình hồi quy dựa trên biến đại diện

Mô hình

7 Tổng

CPT

8 CPT mua ngoài

9 CPT nội bộ

10 Tổng

CPT

11 CPT mua ngoài

12 CPT nội bộ

Số quan sát 488 488 488 488 488 488

R2 0.567 0.25 0.4 0.553 0.213 0.408

Prob. RESET test 0.0000 0.4095 0.6065 0.0000 0.0355 0.952 Tỷ lệ QLT 2.542*** 12.39*** 0.0835 0.0483 0.675* -0.318*

(3.56) (3.86) (0.08) (0.51) (2.37) (-2.52)

Tỷ lệ QĐT 0.512 1.489 0.819 -0.122 -0.0222 -0.0419

(1.42) (1.00) (1.64) (-1.72) (-0.07) (-0.38) Trung bình QLT 0.353*** 0.634** 0.108 0.372*** 0.665** 0.112

(6.88) (3.10) (1.43) (6.80) (3.10) (1.51) Trung bình QĐT 0.152*** 0.136 0.198*** 0.130** 0.0926 0.185**

(3.71) (0.83) (3.33) (3.05) (0.56) (3.18)

Doanh thu 0.261*** 0.466*** 0.298*** 0.260*** 0.488*** 0.288***

(8.64) (4.65) (7.45) (8.03) (4.66) (7.14) Ngành SX-XD 0.254*** 0.403 -0.0143 0.255*** 0.422 -0.0118 (4.17) (1.82) (-0.18) (4.10) (1.84) (-0.15) DN vừa & nhỏ 0.273* 1.117** 0.0325 0.283* 1.168** 0.0204

(2.31) (3.01) (0.25) (2.34) (2.99) (0.16) DV thuế mua ngoài 0.0909 0.934*** -0.242** 0.115* 1.035*** -0.241***

(1.58) (4.78) (-3.29) (2.01) (5.11) (-3.43)

Hằng số 1.312 -15.87*** 2.798 4.388*** -2.459 3.943***

(1.21) (-3.60) (1.92) (8.22) (-1.30) (5.67) Biến phụ thuộc: Lôgarit của chi phí tuân thủ. Thống kê t trong ngoặc đơn; Ước lượng đã được điều chỉnh phương sai thay đổi (heteroskedasticity-robust estimator); *** ** * chỉ mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Mô hình 7 đến 9 dựa trên định nghĩa tổng quát về biến tỷ lệ; mô hình 10 đến 12 dựa trên các biến giả với giá trị bằng 1 nếu tỷ lệ > (tỷ lệ trung bình mẫu + độ lệch chuẩn)

Kết quả hồi quy dựa trên biến đại diện, với mức ý nghĩa p=0.000, hệ số xác định R2 có giá trị dao dộng từ 0.213 đến 0.567 cho thấy từng mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu; các biến độc lập giải thích được từ 21,3% đến 56,7% phương sai của biến phụ thuộc trong từng mô hình.

Tiến hành kiểm định biến bị bỏ sót trong mô hình (Sử dụng kiểm định Ramsey với giả thiết H0: Không có biến bị bỏ sót trong mô hình – Xem phụ lục 4.5). Kết quả kiểm định Ramsey cho thấy mô hình 8, mô hình 9, mô hình 12 có prob > 5% chưa có cơ sở kết luận các mô hình trên có sót biến, do đó ước lượng được xem là vững;

riêng mô hình 7, mô hình 10, mô hình 11 có prob < 5% chứng tỏ mô hình có sót biến, ước lượng thu được chưa được xem là vững. Do đó, phần tiếp theo tác giả chỉ thảo luận dựa trên kết quả hồi quy của mô hình 8, 9, 12.

4.4. Thảo luận

4.4.1. Quản lý thuế (thông qua biến đại diện “tỷ lệ QLT”) có tác động và có ý nghĩa đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Giả thuyết 1 được xác nhận)

Quan sát bảng 4.10, kết quả hồi quy cho thấy “Tỷ lệ QLT” là có có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ có quan hệ nhân quả từ quản lý thuế (của cơ quan thuế) tác động đến gánh nặng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Quan sát mô hình 8, ta thấy quản lý thuế (của cơ quan thuế) tác động mạnh và cùng chiều đến chi phí tư vấn – kế toán thuế mua ngoài của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 1%. Khi các dịch vụ công của cơ quan thuế không thân thiện với NNT, không đáp ứng được yêu cầu của NNT, NNT sẽ có xu hướng sử dụng tư vấn thuế mua ngoài nhiều hơn (từ luật sư, đại lý thuế…).

Quan sát mô hình 12 ta thấy, đối với doanh nghiệp sử dụng nguồn lực nội bộ để thực hiện tuân thủ thuế, chủ yếu sử dụng dịch vụ công do cơ quan thuế cung cấp chứ không lệ thuộc vào tư vấn mua ngoài, quản lý thuế (của cơ quan thuế) có tác động ngược chiều đến chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Vì biến giả của mô hình 12 nhận giá trị là 1 đối với các đánh giá tiêu cực, khi tham số “Tỷ lệ QLT” nghịch biến với biến phụ thuộc như kết quả hồi quy mô hình 12 trình bày, với mức ý nghĩa 10% - quản lý thuế của cơ quan thuế hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí tuân thủ thuế nội bộ của doanh nghiệp.

Tóm lại, dựa vào dấu và ý nghĩa thống kê của tham số “Tỷ lệ QLT”, ta thấy rõ ràng có quan hệ nhân quả từ quản lý thuế (của cơ quan thuế) tác động đến gánh nặng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp, nhưng giá trị định lượng cụ thể của mối quan hệ nhân quả này chưa quan sát được. Đối với mô hình log-lin, các hệ số (từ các biến giả) thể hiện trên kết quả hồi quy chưa thể đọc trực tiếp, mà phải “Lấy đối lôgarít (antilog, cơ số e) của hệ số biến giả ước lượng và trừ cho 1”. 10

Để có được giá trị định lượng cụ thể của mối quan hệ nhân quả này, tác giả đã xây dựng mô hình 10, 11 và 12 bảng 4.10 với các biến giả như đã trình bày ở phần trên.

Tuy nhiên khi kiểm tra sót biến của Ramsey, chỉ có mô hình 12 có prob.>0.05, không sót biến; do đó tác giả chỉ dựa vào mô hình 12 để ước tính giá trị cụ thể của quản lý thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Theo Halvorsen và Palmquist, ta tính antilog 0,318 = 1,374. Trừ đi 1, ta có 0,374 hay 37,4%; vậy quản lý thuế theo “định hướng người nộp thuế” được thực hiện một cách hiệu quả sẽ làm giúp giảm gánh nặng tuân thủ thuế của NNT là 37.4%.

4.4.2. Quy định thuế (thông qua biến đại diện “tỷ lệ QĐT”) không có tác động đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Giả thuyết 2 không được xác nhận)

Quan sát bảng 4.10, tất cả kết quả hồi quy cho thấy “Tỷ lệ QĐT” không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ quy định thuế không tác động đến gánh nặng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp đối với dữ liệu khảo sát thu thập được.

4.4.3 Chi phí tuân thủ thuế (thông qua biến đại diện “trung bình QLT”;“trung bình QĐT”) có tác động và có ý nghĩa với các đánh giá về quản lý thuế (của cơ quan thuế) cũng như các đánh giá về quy định thuế (Giả thuyết 3 được xác nhận)

10 Robert Halvorsen & Raymond Palmquist, “The Interpretation of Dummy Variables in Semilogarithmic Equations”, American Economic Review, (Giải thích các biến giả trong các phương trình bán lôgarít, Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ), tập 70, số 3, 1980, trang 474-475 – Dẫn theo Gujarati (1995).

Đối với tham số đo lường quan hệ nhân quả đảo ngược, quan sát tổng thể ta thấy cả hai tham số “trung bình QLT”; “trung bình QĐT” đều có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều với chi phí tuân thủ, chứng tỏ có quan hệ nhân quả đảo ngược từ góc độ chi phí tuân thủ để đánh giá quản lý thuế (của cơ quan thuế) cũng như quy định thuế. Tuy nhiên, cả hai tham số này không đồng thời có ý nghĩa thống kê trong cùng một mô hình; ở mô hình 8 chỉ có “trung bình QLT” có ý nghĩa thống kê; còn mô hình 9 và mô hình 12 chỉ có “trung bình QĐT” có ý nghĩa thống kê.

Quan sát tham số “Trung bình QLT” của mô hình 8 bảng 4.10, ta thấy đối với NNT dựa nhiều vào dịch vụ kế toán thuế và tư vấn thuế thuê ngoài có xu hướng đặt nặng vai trò quản lý thuế của cơ quan thuế. Người nộp thuế với chi phí tuân thủ thấp sẽ đánh giá cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ công của cơ quan thuế; Người nộp thuế với chi phí tuân thủ cao sẽ đánh giá thấp chất lượng dịch vụ hỗ trợ công của cơ quan thuế. Khi không hài lòng với dịch vụ công, NNT có nhu cầu được tư vấn hỗ trợ tư nhân nhiều hơn (phải trả phí), dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao và họ có xu hướng

“trả thù” cơ quan thuế bằng cách đánh giá thấp chất lượng quản lý thuế của cơ quan thuế.

Ngược lại, quan sát tham số “Trung bình QĐT” của mô hình 9 và mô hình 12 bảng 4.10, ta thấy đối với NNT chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực nội bộ, không sử dụng kế toán thuế thuê ngoài cũng như tư vấn thuê ngoài có xu hướng đặt nặng vai trò quy định thuế. NNT với chi phí tuân thủ thấp sẽ đánh giá tốt về Luật thuế cũng như chính sách thuế đang áp dụng. Ngược lại, NNT với chi phí tuân thủ cao sẽ đổ lỗi gánh nặng này do quy định thuế tạo ra.

Đối với các biến kiểm soát, ta thấy biến “Doanh thu” có mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với chi phí tuân thủ của doanh nghiệp trong tất cả mô hình 8,9,12.

Điều này cho thấy có sự phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới về doanh thu của doanh nghiệp tác động đến chi phí tuân thủ (OECD, 2001a; DeLuca và cộng sự, 2007). Ngoài ra, theo kết quả hồi quy của nghiên cứu này cũng cho thấy, hệ số

tương quan có thay đổi tùy thuộc vào doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuế mua ngoài hay sử dụng dịch vụ công và nguồn lực nội bộ. Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuế mua ngoài, doanh thu tăng 1,00% thì chi phí tuân thủ tăng khoảng 0,466% - 0,488%; đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công và nguồn lực nội bộ, doanh thu tăng 1,00% thì chi phí tuân thủ tăng khoảng 0,288% - 0,298%.

Kết luận chương

Kết quả chương 4 cho thấy, chi phí tuân thủ thuế phụ thuộc vào một loạt các yếu tố bao gồm không chỉ sự phức tạp của thuế, tần suất của cải cách thuế, mà còn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý của cơ quan thuế. Do đó, thuế phải được giữ đơn giản và ổn định nhất có thể. Ngoài ra, việc cơ quan thuế cung cấp sự giúp đỡ và hướng dẫn sẽ làm giảm chi phí tuân thủ..

Một phần của tài liệu Tác Động Của Quản Lý Thuế Và Quy Định Thuế Đến Chi Phí Tuân Thủ Của Các Doanh Nghiệp Tại TPHCM (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)