CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Trước khi trình bày kết quả ước lượng của mô hình hồi quy, cần xem xét những thông tin thống kê của các biến số trong mô hình để hình dung sơ bộ về biến số và tương quan thống kê giữa các biến.
Theo Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1, trong 4.613 DN phân theo loại hình kinh tế, Công ty Trách nhiệm hữu hạn chiếm số lượng nhiều nhất (2.202/4.613 DN, chiếm tỷ trọng 47,73%), có rủi ro tuân thủ cao (1.313/2.202 DN có rủi ro, chiếm 59,63% DN). DN tư nhân chiếm số lượng ít nhất (56/4.613 DN, chiếm tỷ trọng 1,21%), có rủi ro tuân thủ cao nhất (40/56 DN, chiếm tỷ trọng 71,43%). Thành phần kinh tế Nhà nước có rủi ro tuân thủ thấp nhất (đạt tỷ lệ 7,14%).
Bảng 4.1 : Xếp loại rủi ro tuân thủ của các DN
Thành phần kinh tế
Xếp loại rủi ro trong kê khai nộp
thuế Tổng Cộng
Không có rủi ro Có rủi ro Số
DN
Tần suất (%)
Số DN
Tần suất (%)
Số DN
Tần suất (%) Trách nhiệm
hữu hạn 889 40,37 1.313 59,63 2.202 47,73 Cổ phần 666 48,90 696 51,10 1.362 29,53 Đầu tư nước
ngoài 183 30,10 425 69,90 608 13,18
Kinh tế Nhà
nước 234 92,86 18 7,14 252 5,46
DN liên doanh
với nước ngoài 21 31,82 45 68,18 66 1,43
Khác 30 44,78 37 55,22 67 1,45
DN tư nhân 16 28,57 40 71,43 56 1,21 Tổng cộng 2.039 44,20 2.574 55,80 4.613 100,00
Nguồn: Điều tra DN năm 2012 và xử lý SPSS Biểu đồ 4.1: Xếp loại rủi ro tuân thủ của các DN
Nguồn: Điều tra DN năm 2012 và xử lý SPSS
Từ kết quả thống kê mô tả các biến số được trình bày trong bảng 4.1 và biểu 4.1 cho thấy biến số rủi ro tuân thủ (Y) có khoảng 56% DN có rủi ro kê
khai nộp thuế trong năm 2012, vì vậy xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủcó nhiều ý nghĩa, độ chính xác cao.
Bảng 4.2 : Bảng thống kê mô tả các biến số
Mã biến Tên biến
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung
bình
Số trung
vị
Độ lệch chuẩn Y Xếp loại rủi ro 0,000 1,000 0,560 1,000 0,500 ROA Suất sinh lời của
tài sản -48,050 41,560 0,220 0,010 2,060
ROE Suất sinh lời của
Vốn chủ sở hữu -47,780 48,770 0,190 0,000 2,480 ROS Suất sinh lời của
doanh thu -48,450 6,720 -0,100 0,000 1,260 H Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát 0,000 197,270 6,090 0,000 18,370 D_THU Doanh thu
0,000 4.726,6
00 121,500 0,000 340,050 GV Tỷ lệ (Giá vốn
hàng bán/ Doanh thu thuần)
0,000 38,600 0,980 0,940 2,000 CPBH Tỷ lệ (Chi phí bán
hàng/ Doanh thu thuần)
0,000 59,350 0,730 0,000 3,700 CPQL Tỷ lệ (Chi phí quản
lý/ Doanh thu thuần) 0,000 18,380 0,290 0,010 0,890 TTLK Thông tin giao
dịch liên kết 0,000 1,000 0,060 0,000 0,250 NGANH Ngành nghề kinh
doanh 0,000 1,000 0,590 1,000 0,490
D_TU DN có vốn đầu tư
nước ngoài 0,000 1,000 0,140 0,000 0,350
C_NOP Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
0,000 24,000 5,830 3,000 4,190 TNDN So sánh biến động
của tỷ lệ (Thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh/ Doanh thu giữa) các năm
-1,000 38,000 0,260 0,000 2,140
GTGT So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế giá trị gia tăng phát sinh/
Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra) giữa
-48,220 47,900 -0,210 0,000 4,300
các năm
Cỡ mẫu 4.613
(Nguồn: Điều tra DN năm 2012 và xử lý SPSS)
* Về tình hình tài chính của các DN:
Bảng 4.2 cho thấy biến ROA (Suất sinh lời của tài sản) có giá trị lớn nhất là 41,56% và giá trị nhỏ nhất là -48,05%, giá trị trung bình là 0,22%. Điều này cho thấy lượng DN hoạt động kinh doanh không hiệu quả là khá cao. Các DN chưa tận dụng hết khả kinh doanh trên tài sản hiện có. Qua kê khai thực tế, số DN kê khai lỗ quyết toán năm 2012 tại Cục Thuế TP.HCM chiếm tỷ lệ khá cao, nhiều DN ngưng hoạt động hoặc phá sản.
Biến ROE (Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu) có giá trị lớn nhất là 48,77% , giá trị nhỏ nhất là -47,780% và giá trị trung bình là 0,19%. Điều này cho thấy các DN đều có mức lợi nhuận không cao trong năm 2012, đa phần các DN đều ở mức hòa vốn với số trung vị là 0,00%.
Biến ROS (Suất sinh lời của doanh thu) có giá trị cao nhất là 6,72%, giá trị thấp nhất là -48,45%, giá trị trung bình -0,1 %, số trung vị là 0,00% cho thấy nhiều các DN hoạt động kinh doanh không hiệu quả, phần lớn các DN đều đạt ở ngưỡng hòa vốn và lỗ do tình hình kinh tế trong năm 2012 còn nhiều khó khăn.
Biến H (Hệ số khả năng thanh toán tổng quát) có giá trị nhỏ nhất là 0,00%, giá trị lớn nhất là 197,27%, giá trị trung bình là 6,09% và độ lệch chuẩn là 18,37% cho thấy có sự biến động lớn giữa khả năng thanh toán của các DN.
Nguyên nhân do tình hình hoạt động kinh doanh của các DN khác nhau và quy mô sản xuất kinh doanh không đồng đều. Trên thực tế, DN có thể tận dụng nhiều nguồn lực để hoạt động kinh doanh như sử dụng vốn vay, mua hàng chậm thanh toán. Chỉ tiêu này càng cao thì DN càng có khả năng thanh toán càng cao, tình hình kinh doanh của DN khả quan, tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của DN.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy D_THU (Doanh thu) của các DN có sự chênh lệch lớn, thể hiện ở giá trị nhỏ nhất là 0,00 tỷ đồng, giá trị lớn nhất là
4.726,60 tỷ đồng, giá trị trung bình là 121,50 tỷ đồng và độ lệch chuẩn là 340,05 tỷ đồng. Trong đó số DN không có doanh thu, hoặc doanh thu quá ít chiếm khá cao thể hiện ở số mode là 0,00 tỷ đồng. Thực tế cho thấy DN có quy mô không đồng đều nên ảnh hưởng đến doanh thu. Nguyên nhân do có sự khác biệt giữa các DN về nguồn vốn, thị trường, mặt hàng, lợi thế kinh doanh. Ngoài ra do tình hình hoạt động kinh doanh của các DN trong năm 2012 bị tác động bởi nền kinh tế chung trong nước nói riêng và thế giới nói chung bị suy giảm, các DN thu hẹp kinh doanh, ngưng nghỉ…..
Biến GV (Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần) có giá trị nhỏ nhất là 0,00%, giá trị lớn nhất là 38,60%, giá trị trung bình là 0,98% và độ lệch chuẩn là 2,00% cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa các DN về tỷ lệ giá vốn hàng bán trên thu thuần. Điều này cho thấy giữa các DN có sự khác biệt lớn trong giá vốn hàng bán do đặc thù kinh doanh của từng DN. Trên thực tế tỷ lệ này thấp chứng tỏ DN có lãi gộp nhiều nhưng lợi nhuận lại rất thấp là do DN phải bỏ ra những chi phí khác rất cao ví dụ như hoa hồng, vận chuyển, khuyến mãi…do cạnh tranh.
Biến CPBH (Tỷ lệ Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần) có giá trị nhỏ nhất là 0,00% , giá trị lớn nhất là 59,35%, giá trị trung bình là 0,73%, độ lệch chuẩn là 3,70% thể hiện có sự khác biệt rất lớn về chi phí bán hàng giữa các DN. Đây cũng là một biểu hiện rủi ro tuân thủcủa DN. Trên thực tế, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ sản phẩm kinh doanh của DN cần có sự hỗ trợ thêm những chi phí khác và mức độ lãi lỗ phụ thuộc vào chi phí bán hàng cao hay thấp ví dụ như hoa hồng, vận chuyển, khuyến mãi…do mức độ cạnh tranh cao.
Biến CPQL (Tỷ lệ Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần), có giá trị nhỏ nhất là 0,00%, giá trị lớn nhất là 18,38%, giá trị trung bình là 0,29%, độ lệch chuẩn 0,89% cho thấy không có sự khác biệt lớn về chi phí quản lý giữa các DN. Đa phần các DN đều có chi phí quản lý thấp so với Doanh thu thuần, với số trung vị là 0,01%, chứng tỏ hiệu quả bộ máy hoạt động của DN đang vận hành tốt.
* Về đặc thù hoạt động kinh doanh của DN
Một đặc điểm cần chú ý trong rủi ro tuân thủ là thông tin về giao dịch liên kết. Theo bảng 4.3, trong tổng số mẫu 4.613 DN kê khai nộp thuế có 297 DN có giao dịch liên kết, trong đó số DN giao dịch liên kết có rủi ro tuân thủ lên đến 208 DN, chiếm tỷ lệ lớn 70,03 %. Đối với 4.316 DN không giao dịch liên kết, không có chênh lệch lớn giữa tỷ lệ có rủi ro và không có rủi ro.
Bảng 4.3: Thông tin về giao dịch liên kết của các DN
Thông tin về giao dịch liên kết
Xếp loại DN có rủi ro tuân thủ
Tổng cộng không có rủi ro có rủi ro
số DN
Tần suất (%)
số DN
Tần suất
(%) số DN tần suất (%) Không có giao dịch liên
kết 1.950 45,8 2,366 54,82 4.316 100
Có giao dịch liên kết 89 29,97 208 70,03 297 100 Tổng cộng 2.039 44,20 2.574 55,80 4.613 100
Nguồn: Điều tra DN năm 2012 và xử lý SPSS
Qua công tác thanh kiểm tra tại Cục Thuế TP.HCM, thống kê thực tế cho thấy: tỷ lệ DN có thực hiện giao dịch liên kết chỉ chiếm 6,44% trong tổng số DN được thanh kiểm tra nên Cục Thuế cần tăng cường lưu ý đến biến thông tin liên kết khi xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra; tỷ lệ DN thuộc ngành thương mại chiếm tỷ lệ cao 59% (2.711 DN) và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 14% DN (674 DN).
* Về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN
Tình hình chậm nộp tờ khai của các DN là khá cao, đa phần các DN có 3 lần chậm nộp, DN chậm nộp nhiều nhất là 24 lần, DN chậm nộp thấp nhất là 0 lần, chậm nộp trung bình là 5,83 lần. Độ lệch chuẩn là 4,19 lần thể hiện thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các DN là rất khác nhau.
Mặt khác, biến TNDN (So sánh biến động của tỷ lệ Thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh/ Doanh thu giữa các năm) cho thấy tỷ lệ biến động về thuế Thu nhập doanh nghiệp so với Doanh thu là khá lớn với độ lệch chuẩn là 2,14%, giá trị thấp nhất là -1,00%, giá trị cao nhất là 38%, giá trị trung bình là
0,26%. Thực tế do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế trong năm 2012 làm sức mua của thị trường giảm, tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua sa sút, ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp trong năm 2012.
Ngoài ra, biến GTGT (So sánh biến động của tỷ lệ Thuế giá trị gia tăng phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm) cho thấy tỷ lệ biến động về thuế Giá trị gia tăng so với Doanh thu là rất lớn với độ lệch chuẩn là 4,3%, giá trị thấp nhất là -48,22%, giá trị cao nhất là 47,9% và giá trị trung bình là -0,21%. Nguyên nhân do sự suy giảm kinh tế trong năm 2012 làm tình hình kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao ảnh hưởng đến Thuế giá trị gia tăng phải nộp. Chỉ có 1 số ngành đặc thù thì vẫn giữ được mức tiêu thụ và ổn định được hoạt động kinh doanh.