Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Phân Tích Rủi Ro Tuân Thủ Để Lựa Chọn Doanh Nghiệp Thanh Tra, Kiểm Tra Thuế (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.3. Kết quả hồi quy

4.3.2. Phân tích kết quả

Để định lượng tác động của các yếu tố đến rủi ro tuân thủ ta lập bảng excel bằng cách thay các giá trị vào biểu thức:

) 1 (

1 0

0

1 K

K

e P

e

P P

Giả định với các mức xác suất rủi ro tuân thủ của DN ước tính ban đầu (P0) lần lượt là 10,00%, 20,00%, 30,00%, 40,00% và hệ số tác động biên tính được ở bảng 4.5 thay vào biểu thức trên bằng bảng tính excel ta thiết lập bảng dưới đây:

Bảng 4.6: Ảnh hưởng độc lập của từng yếu tố đến xác suất rủi ro tuân thủ của DN

Biến phụ thuộc: Hệ số tác động biên (e K )

Xác suất có rủi ro của DN được ước tính khi biến số độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu là (%)

Rủi ro tuân thủ của DN(

có rủi ro =1, không có

rủi ro =0) 10,00% 20,00% 30,00% 40,00%

Các biến số độc lập:

Hằng số

Suất sinh lời của tài

sản 0,960 9,637% 19,352% 29,146% 39,020%

Suất sinh lời của

Vốn chủ sở hữu 0,972 9,751% 19,556% 29,415% 39,330%

Suất sinh lời của

doanh thu 0,607 6,314% 13,167% 20,631% 28,793%

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

0,987 9,884% 19,793% 29,728% 39,688%

Doanh thu 1,001 10,009% 20,016% 30,021% 40,024%

Tỷ lệ (Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần)

1,034 10,301% 20,533% 30,698% 40,795%

Tỷ lệ (Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần)

1,264 12,312% 24,007% 35,131% 45,724%

Thông tin giao dịch

liên kết 10,740 54,408% 72,863% 82,152% 87,745%

Ngành nghề kinh

doanh 1,151 11,342% 22,352% 33,042% 43,427%

Phân loại DN theo

loại hình kinh tế 0,125 1,372% 3,035% 5,092% 7,703%

Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

1,087 10,772% 21,361% 31,771% 42,008%

So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh/ Doanh thu giữa) các năm

0,917 9,244% 18,644% 28,205% 37,931%

(Sử dụng excel để tính ra tỷ lệ % dựa trên số liệu bảng 4.5)

Bảng 4.6 cho ta thấy ảnh hưởng độc lập của từng yếu tố đến xác suất rủi ro tuân thủ của DN với giả sử xác suất rủi ro tuân thủ của DN tại TPHCM ban đầu là 20,00%, ta có những kết quả như sau:

i - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến ROA tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 19,352%. Trên thực tế ROA bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, là chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN cao hay thấp, chỉ số này càng cao chứng tỏ DN có lợi nhuận càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn, thuế thu nhập DN phải nộp càng tăng.

ii - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến ROE tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 19,556%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi chỉ số ROE càng cao thì tình hình tài chính của DN càng tốt, do đó rủi ro tuân thủ thuế của DN càng giảm.

iii - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến ROS tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 13,167%. Chỉ số này phản ảnh tình hình kinh doanh của DN cho phép dự báo về tỷ lệ rủi ro tuân thủ thuế, khi chỉ số này càng cao dự báo làm giảm rủi ro tuân thủ của DN.

iv - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến H tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 19,793%. Chỉ số H thể hiện khả năng thanh toán của DN, chỉ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động và khả năng tài chính của DN càng tốt, điều này cũng cho thấy rủi ro tuân thủ của DN càng thấp đối với các DN có hệ số khả năng thanh toán tổng quát cao.

v - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến D_THU tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN tăng lên 20,016%. Do đó, DN có doanh thu càng lớn thì theo thực tế dự báo rủi ro tuân thủ tăng cao. Cụ thể một số DN bị truy thu số thuế lớn như: Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng 34 tỷ đồng, Ngân hàng CitiBank 67 tỷ đồng Các DN thường kê khai giảm doanh thu như: bán hàng không xuất hoá đơn, xuất hàng bán không ghi nhận doanh thu, doanh thu để ngoài sổ sách, kê khai thiếu doanh thu thực tế phát sinh (Cục Thuế TP.HCM, 2013).

vi - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến CPBH tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN tăng lên 20,533%. Thực tế tỷ lệ Chi phí bán hàng tăng cao thường tiềm ẩn rủi ro trong việc kê khống chi phí để trốn thuế, dẫn đến rủi ro tuân thủ càng lớn.

vii - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến CPQL tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủcủa DN tăng lên 24,007%. Tương tự biến CPBH, Chi phí quản lý của DN càng cao thì rủi ro trong kê khai thuế của DN càng cao.

viii - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến TTLK mang giá trị 1 (DN có giao dịch liên kết) thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN tăng lên

72,863%. DN có giao dịch liên kết thường kê khống chi phí để trốn thuế nên rủi ro tuân thủ lớn. Trên thực tế, để nhận diện dấu hiệu chuyển giá của DN thì thông tin kê khai về giao dịch liên kết của DN rất quan trọng. Khi DN có quan hệ giao dịch liên kết sẽ có điều kiện thực hiện được các hình thức chuyển giá như nâng chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, hạ giá bán đầu ra nhằm mục đích giảm tối thiểu lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư, do đó số Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm hoặc không nộp (bị lỗ).

ix - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến NGANH mang giá trị 1 hay nói cách khác DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN tăng lên 22,352%. Đối với các DN trong ngành thương mại thường được ít ưu đãi trong chinh sách thuế, nên thường có những gian lận thuế trong kê khai chi phí và hoạt động giao dịch liên kết giữa các bên để trốn thuế..

do đó rủi ro trong kê khai thuế của các DN trong ngành thương mại là khá lớn.

x - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến D_TU mang giá trị 1 hay nói cách khác DN FDI thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 3,035%. Trên thực tế, DN FDI kê khai hạch toán không chính xác doanh thu và chi phí, thể hiện kết quả kinh doanh liên tục lỗ nhiều năm và bị mất vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư sản xuất, tập trung vào nhiều lĩnh vực ngành nghề như DN gia công xuất khẩu may mặc, túi xách, da giày;

Giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị có quan hệ liên kết thấp hơn giá bán cho các đơn vị giao dịch độc lập; Giá mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ của Công ty mẹ ở nước ngoài có hiện tượng cao hơn so với việc mua của các đơn vị độc lập khác hoặc thị trường khác, dẫn đến chi phí tăng cao; Giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho nước ngoài, chủ yếu bao tiêu sản phẩm qua công ty mẹ có hiện tượng giá bán, giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh liên tục lỗ mất vốn nhiều năm. Thực tế, số DN FDI có vi phạm pháp luật thuế chiếm 94% số DN FDI được thanh kiểm tra, số thuế truy thu bình quân trên 1 DN là 2,4 tỷ đồng; trong khi đó, số DN không phải FDI có vi phạm pháp luật thuế chiếm 91% số DN không phải FDI được thanh kiểm tra, số thuế truy thu bình quân trên 1 DN là 1,9 tỷ đồng (Cục Thuế

TP.HCM, 2013). Và theo số liệu mẫu khảo sát có 69,1% DN có rủi ro tuân thủ trên tổng 608 DN FDI. Nhưng trên tổng thể số mẫu khảo sát DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm số lượng 14%/Tổng số mẫu nên chưa dự báo hết kết quả tác động đến rủi ro kê khai nộp thuế.

xi - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến C_NOP tăng lên 1lần thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN tăng lên 21,361%. Các DN chậm nộp tờ khai do bộ phận kế toán yếu kém hoặc có dấu hiệu rủi ro trong kê khai nộp thuế, trốn thuế, do đó các DN có số lần chậm nộp kê khai thuế càng cao thì rủi ro tuân thủ càng lớn.

xii - Khi các yếu tố khác không đổi, nếu biến TNDN tăng lên 1% thì xác suất rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 18,644%. Thực tế chứng minh các DN có biến động thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ/Doanh thu giữa các năm cho thấy khả năng hoạt động kinh doanh của DN và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN, tỷ lệ này càng cao thì cho thấy rủi ro tuân thủcủa DN càng thấp.

Tương tự, dựa vào bảng 4.6 ta cũng có những kết quả đối với từng xác suất rủi ro tuân thủ ban đầu của DN ở TPHCM là 10%, 20%, 40%. Như vậy Suất sinh lời của tài sản, Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Doanh thu, Tỷ lệ Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần, Tỷ lệ Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần, Thông tin giao dịch liên kết, Ngành nghề kinh doanh, Phân loại DN theo loại hình kinh tế, Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định và So sánh biến động của tỷ lệ thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh/ Doanh thu giữa các năm đã có tác động tích cực làm thay đổi xác suất rủi ro tuân thủ của DN, góp phần giúp cho việc thanh kiểm tra các DN nhằm ngăn chặn những rủi ro trong kê khai nộp thuế

Những biến có tác động ít hoặc không ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ của DN tại TPHCM: Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần, So sánh biến động của tỷ lệ Thuế Giá trị gia tăng phát sinh/Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm. Do đó, những thông tin liên quan đến các yếu tố này có thể được

xem như giải pháp hỗ trợ cho thanh kiểm tra và kiểm tra rủi ro tuân thủ của DN.

Từ các kết quả trên ta có thể viết lại mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ tại TPHCM như sau:

TNDN NOP

C TU

D NGANH

TTLK

CPQL CPBH

THU D H

ROS ROE

ROA

TNDN NOP

C TU

D NGANH

TTLK

CPQL CPBH

THU D H

ROS ROE

ROA

i

e P e

0,087 - _ 0,083 _

2,078 - 0,141

2,374

0,234 0,033

_ 0,001 0,013

- 0,5 - 0,028 - 0,041 - 0,315 -

0,087 - _ 0,083 _

2,078 - 0,141

2,374

0,234 0,033

_ 0,001 0,013

- 0,5 - 0,028 - 0,041 - -0,315

1

Một phần của tài liệu Phân Tích Rủi Ro Tuân Thủ Để Lựa Chọn Doanh Nghiệp Thanh Tra, Kiểm Tra Thuế (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)