CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.3. Kết quả hồi quy
4.3.1. Kiểm định mô hình
4.3.1.1. Kiểm định tổng thể mô hình:
Giả thiết: H0: Mô hình không phù hợp (các βi đồng thời bằng 0) H1: Mô hình phù hợp.
Trên cơ sở bảng Omnibus Tests of Model Coefficients (phụ lục 4), với 14 biến độc lập trong mô hình (bậc tự do df = 14), giá trị kiểm định LR (Likelihood ratio test) đạt giá trị 705,401 tương đương với xác xuất đạt 0,00%
nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0 : β1 = β2 = ... =β13 = β14 = 0.
Ngoài ra, Phụ lục 4 cho ta thấy giá trị -2LL=5.627,378 không quá lớn so với số mẫu khảo sát như vậy nó thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể.
4.3.1.2. Kiểm định khả năng giải thích của mô hình:
Trên cơ sở Bảng 4.4, khả năng giải thích thực tế của mô hình trong từng tình huống cụ thể như sau: Trong tổng số DN không có rủi ro tuân thủ thực tế là 2.039 DN, mô hình dự đoán chính xác 924 DN, đạt tỷ lệ 45,3%. Đối với số DN có rủi ro tuân thủ là 2.574 DN, mô hình dự đoán chính xác 2.118 DN, đạt tỷ lệ 82,3 %. Xét bình quân chung mô hình dự đoán chính xác 65,9%.
Bảng 4.4: Bảng phân loại dự báo (Classification Table)
Đối tuợng nghiên cứu
Chỉ số dự báo Xếp loại rủi ro tuân thủ của
DN Rủi ro tuân
thủ thuế Không có rủi ro Có rủi ro
Xếp loại rủi ro
tuân thủ của DN Không có rủi ro
924 1.115 45,3
Có rủi ro 456 2.118 82,3
Tỷ lệ dự báo đúng của mô hình 65,9
Nguồn: Điều tra DN năm 2012 và xử lý SPSS 4.3.1.3.Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi qui:
Kết quả hồi quy của mô hình đề xuất cho quá trình kiểm định mô hình giả thiết như sau:
Bảng 4.5: Thông số các biến trong mô hình:
Các biến số Hệ số β
Sai số chuẩn (S.E)
Wald Sig. Exp(B)
ROA -0,041** 0,019 4,676 0,031 0,960
ROE -0,028** 0,013 4,452 0,035 0,972
ROS -0,500*** 0,100 25,127 0,000 0,607
H -0,013*** 0,002 38,388 0,000 0,987
D_THU 0,001*** 0,000 51,917 0,000 1,001
GV -0,001 0,016 0,009 0,925 0,999
CPBH 0,033*** 0,011 9,085 0,003 1,033
CPQL 0,234*** 0,055 17,926 0,000 1,264
TTLK 2,374*** 0,204 135,768 0,000 10,742
NGANH 0,141** 0,065 4,739 0,029 1,151
D_TU -2,078*** 0,155 179,562 0,000 0,125
C_NOP 0,083*** 0,008 101,962 0,000 1,086
TNDN -0,087*** 0,019 21,222 0,000 0,917
GTGT 0,003 0,007 0,213 0,645 1,003
Hằng số -0,315*** 0,072 19,024 0,000 0,730
Số quan sát 4.613
Ghi chú: ***, ** và *: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%; và 10%.
Nghiên cứu được xác định, độ tin cậy đạt được ở mức 90% (chọn mức ý nghĩa 10%) để kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình, so sánh với giá trị Sig (P-value) trong Bảng 4.5 để kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy, theo giả thuyết: Ho: βj = 0 và H1: βj # 0. Trường hợp giá trị Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, bác bỏ giả thuyết H0, kết luận biến độc lập tương ứng có ý nghĩa trong mô hình.
Trên cơ sở Bảng 4.5, ta nhận thấy mức ý nghĩa P-value (Sig) của các biến số ROA, ROE, ROS, H, D_THU, CPBH, CPQL, TTLK, NGANH, D_TU, C_NOP, TNDN đều nhỏ hơn 10% nên kết luận các biến trên đều có ý nghĩa trong mô hình. Các biến số GV, GTGT không có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 10%.
* Các biến có tương quan ý nghĩa trong mô hình :
i - Biến ROA có Sig = 0,031<0,05 nên biến ROA tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 95%. Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi suất sinh lời của tài sản càng cao thì rủi ro tuân thủ của DN càng nhỏ và ngược lại. Mức độ tác động của biến ROA theo mô hình cũng cho thấy khi ROA tăng lên 1% thì rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 0,960 lần. Thực tế cho thấy hiệu quả quản
lý kinh doanh của DN càng cao thì lợi nhuận càng cao, thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên, do đó rủi ro tuân thủ càng giảm.
ii - Biến ROE có Sig = 0,035<0,05 nên biến ROE tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 95%. Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi suất sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao thì rủi ro tuân thủ của DN càng nhỏ và ngược lại.
Mức độ tác động của biến ROE theo mô hình cũng cho thấy khi ROE tăng lên 1% thì rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 0,972 lần. Trên thực tế cũng giống như ROA, chỉ số này phản ảnh DN hoạt động hiệu quả trên vốn chủ sở hữu do đó hiệu quả kinh doanh càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được càng cao thì thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp càng tăng do đó rủi ro tuân thủ càng giảm.
iii - Biến ROS có sig = 0,000<0,01 nên biến ROS tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%, dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi suất sinh lời của doanh thu càng cao thì rủi ro tuân thủ càng nhỏ và ngược lại. Mức độ tác động của biến ROS theo mô hình cũng cho thấy khi ROS tăng lên 1% thì rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 0,607 lần. Chỉ số này phản ảnh tình hình hoạt động kinh doanh của DN có hiệu quả hay không. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được càng cao, thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp càng tăng do đó rủi ro tuân thủ càng giảm.
iv - Biến H có Sig = 0,000<0,01, nên biến H tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%, dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi hệ số này càng cao thì rủi ro tuân thủ của DN càng nhỏ và ngược lại. Mức độ tác động của biến H theo mô hình cũng cho thấy khi H tăng lên 1% thì rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 0,987 lần. Trên thực tế DN có thể tận dụng nhiều nguồn để hoạt động kinh doanh như sử dụng vốn vay, mua hàng chậm thanh toán. Chỉ tiêu này càng cao thì DN càng có khả năng thanh toán, tình hình kinh doanh của DN thuận lợi, tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh do đó rủi ro tuân thủ càng thấp.
v - Biến D_THU có Sig=0,000<0,01, nên biến D_THU tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%, dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi doanh thu càng cao thì rủi ro tuân thủcủa DN càng lớn và ngược lại. Mức độ tác động của biến D_THU theo mô hình cũng cho thấy khi D_THU tăng lên 1%
thì rủi ro tuân thủ của DN tăng lên 1,001 lần. Trên thực tế khi doanh thu của DN càng lớn chứng tỏ qui mô hoạt động của DN càng lớn, tiềm ẩn khả năng sai lệch về thuế cao, do đó rủi ro tuân thủ thuế cao.
vi - Biến CPBH có Sig=0,000<0,01, nên biến CPBH tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%, dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi Tỷ lệ Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần càng cao thì rủi ro tuân thủ của DN càng cao và ngược lại. Mức độ tác động của biến CPBH theo mô hình cũng cho thấy khi chi phí bán hàng tăng lên 1% thì rủi ro tuân thủcủa DN tăng lên 1,003 lần.
Trên thực tế tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ lãi (lỗ) của DN phụ thuộc vào chi phí bán hàng cao hay thấp, ví dụ: hoa hồng, vận chuyển, khuyến mãi…do mức độ cạnh tranh của DN là cao. Điều này cho thấy tiềm ẩn rủi ro tuân thủcàng cao khi chi phí bán hàng tăng cao.
vii - Biến CPQL có Sig=0,003<0,01 nên biến CPQL tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%. Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi Tỷ lệ Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần càng cao thì rủi ro tuân thủ của DN càng cao và ngược lại. Mức độ tác động của biến CPQL theo mô hình cũng cho thấy khi chi phí quản lý tăng lên 1% thì rủi ro tuân thủcủa DN tăng lên 1,264 lần. Trên thực tế cho thấy các DN hoạt động hiệu quả bộ máy hoạt động của DN đang vận hành tốt thì chi phí quản lý càng thấp. Khi chi phí quản lý tăng lên làm cho số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm xuống, điều này tiềm ẩn rủi ro tuân thủ cao.
viii - Biến TTLK có Sig=0,000<0,01, nên biến TTLK tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%. Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ
vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi DN có thực hiện giao dịch liên kết thì rủi ro tuân thủ của DN càng cao và ngược lại. Mức độ tác động của biến TTLK theo mô hình cũng cho thấy khi DN có thực hiện giao dịch liên kết thì rủi ro tuân thủ của DN tăng lên 10,742 lần. Thông tin giao dịch liên kết, trên thực tế, để nhận diện dấu hiệu chuyển giá của DN thì thông tin kê khai về giao dịch liên kết của DN rất quan trọng, khi DN có quan hệ giao dịch liên kết sẽ có điều kiện thực hiện được các hình thức chuyển giá như nâng chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, hạ giá bán đầu ra nhằm mục đích giảm tối thiểu hóa lợi nhuận do đó số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm hoặc không nộp (bị lỗ). Điều này dẫn đến rủi ro rất cao trong kê khai nộp thuế của DN.
ix - Biến NGANH có Sig = 0,029<0,05 nên biến NGANH tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 95%. Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi DN kinh doanh trong ngành thương mại thì rủi ro tuân thủcủa DN lớn hơn so với các ngành khác. Mức độ tác động của biến NGANH theo mô hình cũng cho thấy khi DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì rủi ro tuân thủcủa DN tăng lên 1,151 lần so với ngành khác. Trên thực tế đối với những ngành công nghiệp đa số cần lượng vốn lớn, thời gian cho giai đoạn đầu tư thường kéo dài, chi phí thành lập cũng lớn do đó để đi vào hoạt động hoàn chỉnh thường phải từ 3-5 năm đồng thời lại được hưởng chính sách ưu đãi nhiều hơn so với các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Vì vậy rủi ro tuân thủ của ngành thương mại dịch vụ cao hơn so với các ngành khác.
x - Biến D_TU có Sig=0,000<0,01 nên biến D_TU tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%. Dấu của hệ số hồi quy ngược với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn trái với lý thuyết là do tỷ lệ DN có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số mẫu khi chạy mô hình chiếm tỉ lệ 1/4 trên tổng mẫu do đó phản ánh kết quả chưa chính xác dẫn đến mức độ tác động của biến D_TU theo mô hình khi DN có vốn đầu tư nước ngoài thì rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 0,125 lần so với DN khác.
xi - Biến C_NOP có Sig=0,000<0,01 nên biến C_NOP tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%. Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi số lần Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định càng nhiều thì rủi ro tuân thủcủa DN càng cao và ngược lại. Mức độ tác động của biến C_NOP theo mô hình cũng cho thấy khi C_NOP tăng lên 1 lần thì rủi ro tuân thủ của DN tăng lên 1,086 lần. Trên thực tế các DN chậm nộp tờ khai thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp là do nguyên nhân chờ cân đối sổ sách, cân đối lại số nộp NSNN hoặc chờ kết quả của công ty kiểm toán để điều chỉnh cho chính xác trước khi nộp cho CQT. Công ty sẵn sàng chấp nhận bị phạt chậm nộp tờ khai, vì vậy tiềm ẩn rủi ro tuân thủcao. Biến TNDN có Sig=0,000<0,01 nên biến TNDN tương quan có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 99%. Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, khi biến động của tỷ lệ thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh trên Doanh thu giữa các năm càng tăng thì rủi ro tuân thủ của DN càng thấp và ngược lại. Mức độ tác động của biến TNDN theo mô hình cũng cho thấy khi biến TNDN tăng lên 1% thì rủi ro tuân thủ của DN giảm xuống 1,001 lần. Trên thực tế khi tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp càng cao có thể là do DN đã tự kê khai đúng do được CQT thanh kiểm tra vì vậy mà rủi ro tuân thủ càng thấp đi.
Các biến không có ý nghĩa trong mô hình
i - Biến GV có Sig=0,925>0,10 nên biến GV tương quan không có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 90%. Trong bảng hệ số tương quan (Phụ lục 3) ta thấy, hệ số tự tương quan giữa biến GV và biến Y có giá trị rất nhỏ (0,004) nên giữa 2 biến không có tương quan với nhau, mức độ tác động của biến GV đến rủi ro tuân thủ của DN là không rõ rệt. Trên thực tế tỷ lệ này thấp chứng tỏ DN có lãi nhiều tuy nhiên lợi nhuận lại rất thấp do DN phải bỏ ra những chi phí khác rất cao ví dụ như hoa hồng, vận chuyển, khuyến mãi…do cạnh tranh hoặc ngược lại. Do đó tỷ lệ giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần không phản ảnh được
đúng bản chất lãi, lỗ của DN khi chạy mô hình với số lượng lấy mẫu lớn. Điều này làm cho biến này không có ý nghĩa.
ii - Tương tự biến GTGT có Sig=0,0645>0,10 nên biến GTGT tương quan không có ý nghĩa với biến Y với độ tin cậy 90%. Trong bảng hệ số tương quan (Phụ lục 3) ta thấy, hệ số tự tương quan giữa biến GTGT và biến Y là 0,009 là rất nhỏ nên cũng cho thấy giữa 2 biến không có tương quan với nhau, mức độ tác động của biến GTGT đến rủi ro tuân thủ của DN là không thể hiện.
Trên thực tế, số thuế Giá trị gia tăng có thể âm hoặc dương (được khấu trừ hoặc phải nộp) của 2 năm liền kề chỉ phản ảnh được tình hình kinh doanh, hàng hóa tồn kho, kinh doanh không hiệu quả (Doanh thu bán hàng thấp). Thuế Giá trị gia tăng lại phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho hoặc mua hàng để dự trữ nên không thể hiện được mức độ rủi ro tuân thủ thuế.