CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Mô hình nghiên cứu
3.2.2 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
* Nhóm tình hình tài chính của DN:
ROA: Suất sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả kinh doanh của DN trong kỳ, được Nguyễn Ngọc Quang (2011), Tổng cục Thuế (2011) đề xuất sử dụng để phát hiện báo cáo tài chính gian lận. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản càng cao, dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả kinh doanh càng tốt, rủi ro càng thấp hay kỳ vọng là (-).
Công thức tính:
ROA = Lợi nhuận sau thuế
*100%
Tài sản bình quân
Tài sản bình quân được tính bằng trung bình cộng của tài sản đầu kỳ và cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán.
ROE: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của DN trong kỳ, được Nguyễn Ngọc Quang (2011), Tổng cục Thuế (2011) đề xuất sử dụng để phát hiện báo cáo tài chính gian lận. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, hiệu quả kinh doanh càng tốt, rủi ro càng thấp hay kỳ vọng là (-).
Công thức tính:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
*100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Vốn chủ sở hữu bình quân được tính bằng trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán.
ROS: Suất sinh lời của doanh thu
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả kinh doanh của DN trong kỳ, được Nguyễn Ngọc Quang (2011), Tổng cục Thuế (2011) đề xuất sử dụng để phát hiện báo cáo tài chính gian lận. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng tốt, rủi ro càng thấp hay kỳ vọng là (-).
Công thức tính:
ROS = Lợi nhuận sau thuế
*100%
Tổng doanh thu H: Khả năng thanh toán tổng quát
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán công nợ của DN trong kỳ, được Nguyễn Văn Công (2011), Tổng cục Thuế (2011) đề xuất sử dụng để phát hiện báo cáo tài chính gian lận. Chỉ tiêu này càng cao thì DN càng có thừa khả
năng thanh toán, tình hình của DN khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh, rủi ro càng thấp hay kỳ vọng là (-).
Công thức tính:
H = Tổng tài sản
*100%
Tổng nợ phải trả D_THU: Doanh thu
Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp thuế, nếu chi phí không đổi thì doanh thu tăng đồng nghĩa với lợi nhuận của DN càng tăng, thuế thu nhập DN phải nộp tăng. Theo Nguyễn Hoàng Long (2012), cùng một khả năng xảy ra sai lệch thuế như nhau, các DN lớn (doanh thu lớn) có rủi ro cao hơn vì số tiền thuế thất thu sẽ lớn hơn so với DN quy mô nhỏ (doanh thu nhỏ), kỳ vọng là (+).
GV: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ quản lý giá vốn hàng bán của DN, được Beneish (1999) và Tổng cục Thuế (2011) đề xuất sử dụng để phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính về giá vốn hàng bán DN kê khai cao hơn thực tế. Tỷ lệ này càng cao thì trình độ kiểm soát chi phí của DN càng kém và tiềm ẩn những rủi ro cao về thuế, đặc biệt là thuế Thu nhập doanh nghiệp, kỳ vọng là (+).
Công thức tính:
Tỷ lệ Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần= Trị giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần *100%
CPBH: Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ kiểm soát chi phí bán hàng của DN, được Beneish (1999) và Tổng cục Thuế (2011) đề xuất sử dụng để phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính về chi phí bán hàng DN kê khai cao hơn thực tế. Tỷ lệ này càng cao thì trình độ kiểm soát chi phí của DN càng kém và tiềm ẩn những rủi ro cao về thuế, đặc biệt là thuế Thu nhập doanh nghiệp, kỳ vọng là (+).
Công thức tính:
Tỷ lệ Chi phí bán hàng / Doanh thu thuần= Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần *100%
CPQL: Tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ kiểm soát chi phí quản lý của DN, được Beneish (1999) và Tổng cục Thuế (2011) đề xuất sử dụng để phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính về chi phí quản lý DN kê khai cao hơn thực tế. Tỷ lệ này càng cao thì trình độ kiểm soát chi phí của DN càng kém và tiềm ẩn những rủi ro cao về thuế, đặc biệt là thuế Thu nhập doanh nghiệp, kỳ vọng là (+).
Công thức tính:
Tỷ lệ Chi phí quản lý / Doanh thu thuần= Chi phí quản lý
Doanh thu thuần *100%
* Nhóm đặc thù hoạt động của DN:
TTLK: Thông tin giao dịch liên kết
Chỉ tiêu này là biến định tính (mang giá trị 1 đối với DN có giao dịch liên kết, giá trị 0 đối với những DN không có giao dịch liên kết), phản ánh DN có khả năng thực hiện việc chuyển giá làm tối thiểu hóa số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp, được Bùi Quan Trọng (2012) đề xuất. Chỉ tiêu này càng cao càng tiềm ẩn những rủi ro cao về thuế, đặc biệt là thuế Thu nhập doanh nghiệp, kỳ vọng là (+).
Cách tính: Từ thông tin đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên bảng cân đối kế toán ta thống kê được các DN có quan hệ liên kết.
NGANH: Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của DN
Chỉ tiêu này là biến định tính (mang giá trị 1 là ngành thương mại dịch vụ, giá trị 0 là ngành khác). Kết quả kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật về thuế trong những năm qua, các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tuân thủ thuế kém hơn các ngành khác do hiện nay hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu sử dụng tiền mặt trong thanh toán, rủi ro về thuế cao, kỳ vọng (+).
D_TU: Loại hình kinh tế của DN
Chỉ tiêu này là biến định tính (mang giá trị 1 là DN có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị 0 là DN không có vốn đầu tư nước ngoài), căn cứ kết quả khảo sát thì DN có vốn đầu tư nước ngoài có tổng số thuế kê khai ít hơn DN trong nước nên rủi ro về thuế cao, kỳ vọng (+).
* Nhóm tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN:
C_NỘP: Chậm nộp tờ khai so với thời hạn quy định
Chỉ tiêu này phản ánh việc tuân thủ thủ tục hành chính kê khai nộp thuế của DN, được Tổng cục Thuế (2011) đề xuất để đếm số lần chậm nộp hồ sơ kê khai thuế so với thời hạn quy định. Tiêu chí này càng lớn thì rủi ro nộp thuế càng lớn, kỳ vọng là (+).
TNDN: Biến động của tỷ lệ Thuế Thu nhập doanh nghiệp/doanh thu giữa các năm
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động của tỷ lệ Thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh so với doanh thu thuần của DN giữa các năm, được Tổng cục Thuế (2011) đề xuất để xác định mức độ rủi ro thuế thông qua đánh giá sự biến động. Mức biến động càng tăng cao thì rủi ro càng thấp, kỳ vọng là (-).
Công thức tính:
Biến động của tỷ lệ Thuế Thu nhập doanh
nghiệp phát sinh/Doanh thu thuần
=
Thuế TNDN phát sinh trong kỳ
Doanh thu thuần năm N
*100%
Thuế TNDN phát sinh trong kỳ
Doanh thu thuần năm N-1
GTGT: Biến động của tỷ lệ Thuế giá trị gia tăng/doanh thu giữa các năm
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động của tỷ lệ thuế Giá tị gia tăng phát sinh so với doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra của DN giữa các năm, được Tổng cục Thuế (2011) đề xuất để xác định mức độ rủi ro thuế thông qua đánh giá sự biến động. Mức biến động càng tăng cao thì rủi ro càng thấp, kỳ vọng là (-).
Công thức tính:
Biến động của tỷ lệ Thuế giá trị gia tăng phát sinh/Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra
=
Thuế GTGT phát sinh trong kỳ
Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra năm N
*100%
Thuế GTGT phát sinh trong kỳ
Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra năm N-1
3.2.2.2 Biến phụ thuộc (Y)
Biến phụ thuộc (Y) được sử dụng trong mô hình hồi quy là biến giả mang hai giá trị: 1 nếu có rủi ro tuân thủ thuế, 0 nếu không có rủi ro tuân thủ của DN trong năm nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu của Tổng cục Thuế, mô hình quản lý rủi ro của Pháp, kết quả thanh kiểm tra thực tế tại Cục Thuế TP.HCM trong những năm qua, quy trình phân ngưỡng rủi ro của biến phụ thuộc Y được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp đưa ra danh sách kết quả phân tích 14 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ (biến độc lập) của từng DN trong năm nghiên cứu.
Bước 2: Chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 4 đối với từng yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ (biến độc lập) dựa theo nghiên cứu của Tổng cục Thuế.
Bước 3: Tính tổng điểm của 14 yếu tố trên đối với từng DN.
Bước 4: Tính điểm bình quân của tất cả DN trong mẫu.
Bước 5: Nếu tổng điểm của DN > bình quân điểm của tất cả DN trong mẫu: có rủi ro kê khai nộp thuế, biến phụ thuộc Y nhận giá trị 1 và ngược lại.
Phương pháp chấm điểm đối với các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ
* Đối với nhóm yếu tố tình hình tài chính của DN (ROA, ROE, ROS, H, D_THU, GV, CPBH, CPQL)
Hình 3.2 : Tính điểm rủi ro các chỉ tiêu tài chính theo bình quân ngành
Nguồn: Tổng cục Thuế (2011)
Dựa trên nghiên cứu của Tổng cục Thuế, các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của DN được áp dụng cách tính điểm rủi ro bình quân ngành như sau:
Bước 1: Tổng hợp đưa ra danh sách kết quả phân tích các yếu tố trong năm đánh giá của từng NNT theo từng ngành (Theo Tổng cục Thống kê, danh mục ngành cấp 1 hiện có 22 ngành được NNT kê khai trên tờ khai đăng ký thuế). Trường hợp DN sản xuất, kinh doanh lỗ (thu nhập thuần <0) sẽ gán kết quả phân tích =0.
Bước 2: Xác định ngưỡng điểm tính theo bình quân ngành. Áp dụng cách tính điểm bình quân theo từng ngành gồm 4 mức: cao, vừa, thấp, rất thấp.
Đối với từng ngành, thực hiện phân ngưỡng và tính điểm như sau:
Max
Min Danh sách
giá trị tính theo từng tiêu chí của tất cả NNT
Trung bình
Min
Min
Trung bình thấp Trung bình cao
Rủi ro cao (4 đ)
Rủi ro vừa (3 đ)
Rủi ro thấp (2 đ)
Rủi ro rất thấp (1 đ)
(Hoặc ngược lại)
- Tính bình quân tất cả các giá trị trong danh sách thuộc từng ngành (chỉ tính đối với giá trị >0): được giá trị trung bình ngành. Xác định danh sách NNT có giá trị trên trung bình và dưới trung bình.
- Tính bình quân của danh sách trên trung bình, được giá trị trung bình cao, xác định danh sách NNT có giá trị trên và dưới ngưỡng này.
- Tính bình quân của danh sách dưới trung bình, được giá trị trung bình thấp, xác định danh sách NNT có giá trị trên và dưới ngưỡng này.
- Phân ngưỡng và gán điểm rủi ro
Bảng 3.1 : Tính điểm rủi ro các chỉ tiêu tài chính theo bình quân ngành
Tiêu chí So sánh Điểm
Đối với những tiêu chí kết quả phân tích càng cao, rủi ro càng cao (GV, CPBH, CPQL, D_THU)
Kết quả phân tích >= Trung bình cao 4 Trung bình cao > Kết quả phân tích > = Trung bình ngành
3 Trung bình ngành > Kết quả phân tích >=
Trung bình thấp
2 Kết quả phân tích < Trung bình thấp 1 Đối với những tiêu
chí kết quả phân tích càng cao, rủi ro càng thấp (ROA, ROE, ROS, H)
Kết quả phân tích >= Trung bình cao 1 Trung bình cao > Kết quả phân tích > = Trung bình ngành
2 Trung bình ngành > Kết quả phân tích >=
Trung bình thấp
3 Kết quả phân tích < Trung bình thấp 4
Nguồn: Tổng cục Thuế (2011)
* Đối với nhóm yếu tố tình hình thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế (C_NOP, TNDN, GTGT)
Dựa trên nghiên cứu của Tổng cục Thuế, các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế được áp dụng cách tính điểm rủi ro như sau:
+ Chỉ tiêu biến động thuế (Thu nhập doanh nghiệp, Giá trị gia tăng) Bước 1: Tổng hợp đưa ra danh sách kết quả phân tích của NNT trong năm đánh giá và năm trước đó.
Bước 2: Tính biến động của kết quả phân tích của năm đánh giá với năm trước đó
Bước 3: Tiến hành phân ngưỡng rủi ro từ cao đến thấp với các miền giá trị:
Bảng 3.2 : Tính điểm rủi ro chỉ tiêu biến động thuế STT Tỷ lệ biến động
giữa năm N/năm N-1
Ý nghĩa Điểm
1 1 Không biến động qua các năm, rủi ro
thấp 2
2 >1 Biến động tăng qua các năm, rủi ro rất
thấp 1
3 Trường hợp mẫu số = 0
Kết quả phân tích năm trước năm đánh giá = 0 hoặc NNT chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, rủi ro thấp
2
4 <1, mức biến động
<10%
Biến động giảm qua các năm và mức
độ giảm nhỏ hơn 10%, rủi ro vừa 3 5 <1, mức biến động
> 10%
Biến động giảm qua các năm và mức
độ giảm lớn hơn 10%, rủi ro cao 4 6 0 Kết quả phân tích năm đánh giá = 0 và
tỷ lệ năm trước # 0, tỷ lệ rủi ro cao 4 Nguồn: Tổng cục Thuế (2011)
+ Chỉ tiêu C_NOP:
Bước 1: Tổng hợp đưa ra danh sách số lần chậm nộp hồ sơ khai thuế của từng NNT so với thời hạn quy định trong năm đánh giá.
Bước 2: Tính bình quân tất cả các giá trị trong danh sách (chỉ tính đối với NNT có số lần chậm nộp hồ sơ khai thuế > 0): được giá trị trung bình. Xác định danh sách NNT có giá trị trên trung bình và dưới trung bình.
Bước 3: Tính bình quân của danh sách trên trung bình, được giá trị trung bình cao, xác định danh sách NNT có giá trị trên và dưới ngưỡng này.
Bước 4: Tính bình quân của danh sách dưới trung bình, được giá trị trung bình thấp, xác định danh sách NNT có giá trị trên và dưới ngưỡng này.
Bước 5: Phân ngưỡng và gán điểm rủi ro
Bảng 3.3 : Tính điểm rủi ro chỉ tiêu chậm nộp hồ sơ khai thuế
STT So sánh Điểm
1 Số lần chậm nộp > = Trung bình cao 4
3 Trung bình cao > Số lần chậm nộp > = Trung bình 3 4 Trung bình> Số lần chậm nộp >= Trung bình thấp 2
5 Số lần chậm nộp < Trung bình thấp 1
Nguồn: Tổng cục Thuế
Tóm lại, các biến độc lập và biến phụ thuộc được thể hiện tại bảng tóm tắt sau:
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp định nghĩa các biến
Tên biến Tên gọi đầy đủ của biến Kỳ
vọng dấu
Y Xếp loại rủi ro
ROA Suất sinh lời của tài sản -
ROE Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu -
ROS Suất sinh lời của doanh thu -
H Hệ số khả năng thanh toán tổng quát -
D_THU Doanh thu +
GV Tỷ lệ (Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần) +
CPBH Tỷ lệ (Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần) +
CPQL Tỷ lệ (Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần) +
TTLK Thông tin giao dịch liên kết +
NGANH Ngành nghề kinh doanh +
D_TU DN có vốn đầu tư nước ngoài +
C_NOP Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định +
TNDN So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế Thu nhập doanh nghiệp phát
sinh/ Doanh thu giữa) các năm -
GTGT So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế giá trị gia tăng phát sinh/
Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra) giữa các năm -