Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất cho thuê đất trên địa bàn quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam khu vực nội thành Thành phố Hà Nội.

Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’ - 21o35’ độ vĩ bắc và 105o44’ - 106o02’ độ kinh đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng;

- Phía Nam huyện Thanh Trì;

- Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân;

- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên.

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí quận Hoàng Mai

(Nguồn: Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai)

37 2.1.1.2. Địa hình, địa chất

* Địa hình: Hoàng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam Thành phố, có độ cao trung bình khoảng 4 đến 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam

và từ Tây sang Đông: Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2 m;

Khu vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,20 đến 5,8m; Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê.

* Địa chất: căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên Xô cũ lập trước đây), quận Hoàng mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngoài đê sông Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng năm (vùng đất III).

2.1.1.3. Khí hậu

Hoàng Mai cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh: Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10), có thể nói rằng Hoàng Mai có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

2.1.1.4. Đặc điểm Thuỷ văn

Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Hồng, lưu lượng trung bình hàng năm 2710m3/ngày; mực nước sông Hồng lên xuống 9-12m.

Trên địa bàn Quận có 4 sông (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu) tiêu chính của Thành phố chảy qua. Ngoài ra, Hoàng Mai còn có rất nhiều hồ lớn như hồ điều hòa Yên Sở, hồ Linh Đàm, hồ công viên Đền Lừ,... các hồ có tác dụng lớn điều hòa khí hậu của Quận.

2.1.1.5. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Được cung cấp chủ yếu do lượng mưa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận.

Lượng mưa trung bình trong năm khá lớn, nhưng phân bố không đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lượng mưa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực, trong khi mùa đông lượng nước cung cấp không đủ.

Bên cạnh đó, hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu cùng hệ thống hồ đầm lớn như Yên Sở, Linh Đàm, Định Công có chức năng tiêu thoát nước nhưng do lượng nước thải của thành phố hầu hết chưa được xử lý nên hiện đang ô nhiễm, không sử dụng được cho sản xuất.

- Nguồn nước ngầm:

Qua thăm dò khảo sát và đánh giá cho thấy trữ lượng nước ngầm trên địa bàn quận rất phong phú, có thể khai thác đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nước có trong tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nước cách mặt đất tự nhiên từ 30 - 40 m, tuy nhiên nguồn nước ngầm trên địa quận chứa nhiều sắt.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2008 – 2014, do chịu sự ảnh hưởng suy thoái kinh tế, tình

hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố nói chung và quận Hoàng Mai nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức; kinh tế có dấu hiệu phục

hồi nhưng còn chậm chưa thực sự ổn định vững chắc, nguy cơ lạm phát vẫn tiềm ẩn. Tuy nhiên, UBND Quận đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố và được sự quan tâm giúp đỡ các Sở, Ngành của Thành phố cùng với sự chia sẻ và đồng thuận của nhân dân nên đã đạt được những kết quả quan trọng: nhiều chỉ tiêu xã hội thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Các nhiệm vụ chi đảm bảo theo dự toán phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Quận và tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn bình quân đạt 16,44% [28].

b. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

39

Đến năm 2014, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của quận là:

công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 58,6%; thương mại – dịch vụ 38,8%; nông nghiệp 2,7% so với đầu nhiệm kỳ, tỷ trọng dịch vụ - thương mại tăng 1,6%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 1,1%; nông nghiệp giảm 2,1% trong cơ cấu kinh tế.

2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số quận Hoàng Mai là 369.638 người; mật độ bình quân toàn quận là 9.050 người/km2, dân số phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao nhất là phường Tân Mai 45.327 người/km2, tiếp đến là các phường Tương Mai, Giáp Bát; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là phường Yên Sở 2.043 người/km2; Trần Phú 1.831 người/km2 [28].

b. Lao động, việc làm

Số liệu thống kê cho thấy số lượng lao động trong toàn quận phân bố không đồng đều giữa các phường, dao động từ mức 50 - 75% tổng dân số.

Nhìn chung, nguồn nhân lực quận Hoàng Mai tương đối dồi dào, trình độ lao động khá. Tổ chức đào tạo nghề cho con em các hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là quan tâm đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho con em các hộ dân bị thu hồi đất thực hiện dự án.

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hoàng Mai.

Lợi thế về vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Nội có hệ thống giao thông rất thuận lợi gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy (sông Hồng) là điều kiện thuận lợi để quận Hoàng Mai phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại và giao lưu văn hóa. Là quận có diện tích tự nhiên lớn tạo điều kiện cho quận có nhiều tiềm năng phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các trung tâm thương mai dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm qua kinh tế quận Hoàng Mai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước...) cũng như các công trình phúc lợi công cộng (trường học, trạm y tế...) được quan tâm đầu tư. Các

chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp quan trọng trong việc ổn định và phát triển quận.

Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội còn bộc lộ một số tồn tại, được thể hiện ở một số mặt sau:

+ Về kinh tế:

- Kinh tế nông nghiệp: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chưa đồng bộ, chưa mạnh và thiếu bền vững. Chưa phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hướng phát triển đô thị, hàng hóa, số lượng gia trại, trang trại còn ít, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Giá trị sản xuất cây trồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích còn thấp.

- Kinh tế công nghiệp: cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạn chế; trang thiết bị và trình độ công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên giá trị không cao; thiếu các công trình đầu tư lớn mang tính đột phá; một số nhà máy chưa phát huy hiệu quả, thiếu vốn đầu tư còn kéo dài; thiếu đội ngũ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; công nghiệp hoá nông thôn phát triển chậm.

- Kinh tế dịch vụ - thương mại, du lịch: Chưa tương xứng với tiềm năngvà lợi thế, chưa tạo được chuyển biến trong phát triển kinh tế xã hội.

+ Về cơ sở hạ tầng:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp thoát nước, điện lực... còn ít về số lượng, chưa có sự phát triển đồng bộ (như hệ thống giao thông đường bộ và cầu, cống) khả năng phục vụ chưa cao và mất cân đối so với sự phát triển đô thị.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn thiếu về số lượng, khó khăn cả về cơ sở vật chất và thiết bị.

+ Về xã hội: Mật độ dân số cao, phân bố không đều; có lực lượng lao động dồi dào song chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, tình trạng dư thừa lao động ở một số khu vực còn nhiều.

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của Quận đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của quận.

41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất cho thuê đất trên địa bàn quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)