Nguyên tắc cụ thể của hoạt động khám xét

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM XÉT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự

1.2.2. Nguyên tắc cụ thể của hoạt động khám xét

1.2.2.1. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật

Đây là nguyên tắc tuy không được cụ thể hóa thành điều luật trong pháp luật tố tụng hình sự nhưng đây là nguyên tắc được định hình trong khi áp dụng biện pháp khám xét phải tuân thủ. Chỉ được tiến hành khám xét khi có đầy đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Căn cứ để tiến hành khám xét là những tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra thu thập thông qua các hoạt động điều tra hoặc bằng các biện pháp khác, các nguồn tin khác. Mà các tài liệu, chứng cứ này phải được kiểm tra, xác minh và bảo đảm tính tin cậy cao. Qua đó, có đủ căn cứ nhận định đối tượng bị khám xét có cơ sở để tiến hành khám xét.

Tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền ra lệnh khám xét trong các trường hợp bình thường và không thể trì hoãn được quy định cụ thể và chặt chẽ trong Điều 141 Bộ luật này. Đảm bảo việc tiến hành biện pháp khám xét trên thực tế không lạm dụng quyền hạn, khám xét không đúng thẩm quyền gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân khi bị áp dụng biện pháp khám xét.

Khi tiến hành khám xét phải tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khám xét các đối tượng cụ thể tại các Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145, Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các đối tượng khám xét có trình tự, thủ tục khám xét riêng và phù hợp với đặc điểm của mỗi đối tượng này.

Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được có những hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật về hoạt động khám xét. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả khám xét hợp pháp và khách quan.

1.2.2.2. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ

Hoạt động khám xét phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ là bí mật, bất ngờ.

Bí mật, bất ngờ là yếu tố cơ bản để hoạt động khám xét khi tiến hành đạt được mục đích của mình. Do xuất phát hoạt động khám xét mang bản chất là hoạt động điều tra vụ án trong tố tụng hình sự mà yếu tố bí mật, bất ngờ là vô cùng quan trọng. Với mục đích phát hiện kịp thời những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho cho công tác điều tra vụ án hình sự thì yếu tố trên phải được đảm bảo. Khi yêu cầu này được nghiêm chỉnh thực hiện, người phạm tội sẽ không có điều kiện che giấu, tiêu hủy chứng cứ hoặc chạy trốn. Ngoài ra, trong quá trình khám xét Cơ quan điều tra cũng

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên không được để lộ bí mật phương tiện, biện pháp nghiệp vụ đã được áp dụng, tạo

điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt cũng như lâu dài sau này.

Cơ quan điều tra phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ khi tiến hành khám xét phải thực hiện nghiêm chỉnh và phối hợp một cách hợp lý các yếu tố nghiệp vụ để phát hiện, thu giữ đầy đủ, kịp thời chính xác các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án hoặc truy bắt tội phạm lẩn trốn.

1.2.2.3. Đảm bảo tính khách quan của hoạt động khám xét

Khi áp dụng biện pháp khám xét phải đảm bảo tính khách quan của hoạt động khám xét vì biện pháp khám xét thực tế va chạm đến các quyền công dân cơ bản của công dân. Chính vì lẽ đó mà tính khách quan có ý nghĩa góp phần bảo đảm sự hợp pháp của hoạt động khám xét đang áp dụng. Người tiến hành khám xét phải đảm bảo sự vô tư khi tiến hành các hoạt động khám xét. Khi đó những chủ thể có thẩm quyền khám xét không tham gia tiến hành khám xét khi có lý do xác đáng cho rằng họ không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ trên.

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khám xét phải đảm bảo tính công khai, minh bạch khi tiến hành khám xét. Tính công khai, minh bạch của các hoạt động khám xét cụ thể là cần thiết để bảo đảm sự dân chủ của các đối tượng bị khám xét cụ thể. Trong trường hợp tiến hành hoạt động khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nhất thiết phải tiến hành công khai có người chứng kiến, chính quyền địa phương, những người đối tượng cần thiết theo từng hoạt động khám xét cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Bên cạnh đó, người tham gia tiến hành khám xét phải chấp hành theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về khám xét và thực hiện một cách minh bạch các quy định pháp luật cho phép áp dụng.

Các hoạt động khám xét khi tiến hành có sự đảm bảo việc kiểm sát tuân theo pháp luật tố tụng hình sự. Viện kiểm sát kiểm sát việc khám xét tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự góp phần phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khám xét về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biên bản khám xét và các vấn đề pháp luật có liên quan đến hoạt động khám xét đó để loại trừ các hành vi trái luật của Cơ quan điều tra và các cá nhân tiến hành biện pháp này.

Từ đó cho thấy, nguyên tắc bảo đảm tính khách quan của hoạt động khám xét có ý nghĩa mang lại sự dân chủ, công bằng và hợp pháp cho hoạt động khám xét trở

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên nên hiệu quả và được nâng cao tầm quan trọng trong công tác điều tra vụ án hình

sự.

1.2.2.4. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định trách nhiệm này tại Điều 12 Bộ luật này. Có thể nói đây là một đảm bảo pháp lý hết sức quan trọng giúp cho hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành đúng pháp luật. Theo đó, nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật đảm bảo không tiến hành sai đối tượng hoặc bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, việc đảm bảo trách nhiệm ràng buộc đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng góp phần nâng cao trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ và đồng thời tránh các hành vi làm trái pháp luật gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc thực hiện các hoạt động điều tra mà cụ thể là biện pháp khám xét phải đảm bảo tính chính xác, có căn cứ, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng bị khám xét vì các đối tượng này rất dễ bị xâm phạm.

Cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 149 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trách nhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: “Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khám xét, cơ quan có thẩm quyền và người tiến hành khám xét phải chịu trách nhiệm về những hành vi và quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát sinh vi phạm những quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà Bộ luật hình sự hiện hành có những quy định cụ thể hơn về các tội phạm trong hoạt động tư pháp ở Chương XXII, có thể kể đến như quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ luật hình sự hiện hành:

Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Những quy định này, nhằm

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền của công dân mà cụ thể ở đây là người bị

khám xét.

Đối với một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khám xét như đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng phải tuân theo nguyên tắc này.

Bên cạnh đó, người có thẩm quyền tiến hành khám xét làm trái pháp luật trong việc khám xét thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù, pháp luật cho phép họ được tiến hành các hoạt động khám xét khi cần thiết nếu có các căn cứ pháp lý nhưng trong trường hợp những người này không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định của mình. Nếu các hành vi làm trái pháp luật chưa cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị xử lý kỉ luật theo các hình thức kỉ luật công chức. Trong trường hợp hành vi làm trái pháp luật cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

1.2.2.5. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân bị khám xét

Hiến pháp năm 2013 có quy định tại Điều 20 như sau: “Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã coi việc đảm bảo các quyền này của công dân là một nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự vì tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân phải được tôn trọng và bảo vệ trong quá trình tố tụng nói chung và khám xét nói riêng cụ thể được quy định tại Điều 7 có đoạn: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật”.

Đồng thời, nguyên tắc này không cho phép những người tiến hành khám xét có những việc làm trái pháp luật như: khám xét, thu giữ tài sản một cách trái pháp luật khi tiến hành khám xét, khám xét người mà không có người cùng giới chứng

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên kiến, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không có đại diện chính quyền địa

phương hay người láng giềng chứng kiến và một số quy định khác nhằm đảm bảo nguyên tắc trên.

Bên cạnh đó, mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản khi tiến hành hoạt động khám xét của cơ quan có thẩm quyền đều bị xử lý theo pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan.

1.2.2.6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Đây là quyền cơ bản về quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Quyền bất khả xâm phạm về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được ghi nhận tại Điều 21, Điều 22 của Hiến pháp này. Điều 21 khoản 1 có đoạn quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Điều 22 Hiến pháp năm 2013 có quy định tại khoản 2, khoản 3 như sau:

“2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám chỗ ở do luật định”.

Pháp luật tố tụng hình sự coi việc đảm bảo các quyền này của công dân là một nguyên tắc chỉ đạo của hoạt động tố tụng hình sự và quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”. Theo đó, mọi hoạt động khám xét chỗ ở phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm để kịp thời ngăn chặn tội phạm, phát hiện tội phạm, thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ án nhưng phải đảm bảo tiến hành theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để ngăn ngừa những việc làm tùy tiện của những người tiến hành khám xét xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của công dân. Việc xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái phép người khác ra khỏi chỗ ở của họ…tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 1.2.2.7. Đảm bảo người tiến hành khám người không được khám người

khác giới và có người cùng giới chứng kiến

Khi áp dụng biện pháp khám xét người thì người tiến hành khám người phải nam khám nam, nữ khám nữ và có người cùng giới chứng kiến. Đây là nguyên tắc góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng về thân thể, danh dự và nhân phẩm của người bị khám xét và được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến”. Khi đó hoạt động khám xét người sẽ được tiến hành minh bạch trên cơ sở tôn trọng các quyền về nhân thân cho đối tượng bị khám xét. Đây là nguyên tắc góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp mà công dân được pháp luật thừa nhận.

Khi tiến hành khám xét người thì không được khám xét người khác giới và quy định của pháp luật phải có người cùng giới chứng kiến góp phần hạn chế khám xét người trái pháp luật của những người tiến hành khám xét người. Người chứng kiến cùng giới sẽ là quy định cần thiết để giám sát trình tự, thủ tục khám xét người, đúng thuần phong mỹ tục và phù hợp với đạo đức con người Việt Nam.

1.2.2.8. Đảm bảo người tiến hành khám xét không lạm dụng quyền trong hoạt động khám xét

Xuất phát từ thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đảm bảo người tiến hành khám xét không được lạm dụng quyền hạn của mình gây bất lợi cho đối tượng bị khám xét là nguyên tắc cần thiết. Không được lạm dụng quyền là yếu tố then chốt của của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh, người tiến hành hoạt động khám xét. Để đảm bảo nguyên tắc này, những người tiến hành các hoạt động khám xét phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan.

Khi tiến hành khám xét phải tiến hành đúng thẩm quyền ra lệnh khám xét, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động khám xét khi tiến hành trên thực tế. Nguyên tắc này góp phần ngăn ngừa, phòng chống các hành vi lạm dụng quyền hạn của những người có quyền, trách nhiệm tiến hành các hoạt động khám xét trái pháp luật có thể xảy ra trên thực tế.

Mặc dù, nguyên tắc này không được thể hiện rõ thành nguyên tắc cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự nhưng có thể thấy đây là nguyên tắc mà khi tiến hành áp dụng biện pháp khám xét phải chú ý đến.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)