Đối tượng bị khám xét

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.2. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

2.2.1 Đối tượng bị khám xét

2.2.1.1. Chỗ ở

Chỗ ở là nơi một hộ hay một người đang cư trú. Chỗ ở có thể là nhà riêng hoặc buồng, khu vực riêng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh ngiệp đã phân cho cá nhân làm chỗ ở riêng hoặc buồng nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở riêng hoặc là phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuyền… đang được cá nhân đó sử dụng. Chính vì lẽ đó, chỗ ở được xem là đối tượng bị khám xét theo pháp luật tố tụng hình sự.

Trong pháp luật tố tụng hình sự quy định chỗ ở có thể là đối tượng của biện pháp khám xét nhằm phát hiện, thu thập đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà các đối tượng khi thực hiện tội phạm xong hoặc chuẩn bị thực hiện tội phạm có thể cất giấu để phục vụ công tác điều tra chứng minh tội phạm.

Trong trường hợp, tóm “đầu nậu” ma túy đá cực lớn, thu tang vật 6 kg ở Bắc Giang. Vào hồi 17 giờ 30 phút ngày 5/8/2014, tại Quốc lộ 1A, đoạn chạy qua thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang), Cục Cảnh sát đường thủy - Bộ Công an phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy - Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Bắc Giang và Công an huyện Lạng Giang đã bắt quả tang Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1980), trú tại thôn Ngươi, xã Dĩnh Kế, Thành phố Bắc Giang về hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Lực lượng Công an thu giữ tại chỗ 6 kg ma túy tổng hợp dạng

“đá”, 3 điện thoại di động và hơn 3.00 Nhân dân tệ. Cùng ngày, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra lệnh khám xét nhà ở của đối tượng Loan, thu giữ 5 sổ

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên tiết kiệm trị giá gần 2,2 tỷ đồng, 50 triệu đồng, 8.500 Nhân dân tệ và nhiều tang vật

có liên quan. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.19

Từ vụ án trên cho thấy, việc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra lệnh khám xét nhà đối tượng Loan, khi tiến hành khám xét nhà ở thì đã thu giữ 5 sổ tiết kiệm trị giá gần 2,2 tỷ đồng, 50 triệu đồng, 8.500 Nhân dân tệ và nhiều tang vật có liên quan đến vụ án đang bị điều tra làm rõ. Từ kết quả của việc khám xét chỗ ở này góp phần làm sáng tỏ về hành vi phạm tội của đối tượng Loan. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở là rất cần thiết trong công tác điều tra vụ án hình sự.

2.2.1.2. Chỗ làm việc

Chỗ làm việc là phòng hoặc buồng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mà người đó phục vụ công tác hoặc nơi người đó tiến hành các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, học tập.

Chỗ làm việc là đối tượng bị khám xét, vì vốn dĩ là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, học tập, phục vụ công tác của người bị khám xét. Từ đó, khám xét chỗ làm việc có thể phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người phạm tội đã che giấu.

Trong trường hợp, khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai.

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 17/6/2013, Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đông Nam dược Bảo Long tại tầng 10 tòa nhà Tập đoàn Bảo Long (địa chỉ xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Việc khám xét của Cơ quan an ninh có sự chứng kiến của con trai, anh và em trai của ông Nguyễn Hữu Khai. Sau gần 2 giờ, quá trình khám xét kết thúc, cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong và thu giữ nhiều tài liệu nhằm phục vụ công tác điều tra về hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Hữu Khai.20

19 An ninh Thủ đô, Tóm “ đầu nậu” ma túy đá cực lớn, thu tang vật 6kg dạng “đá”, cùng nhiều tang vật phạm tội khác, Minh Thúy, http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Tom-dau-nau- ma-tuy-da-cuc-lon-thu-tang-vat-6-kg/564188.antd?keyword=kh%C3%A1m%20x%C3%A9t , [truy cập ngày 06/08/2014].

20 Sài Gòn giải phóng, Khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai, Nguyễn Quốc, http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2013/6/321244/ , [ngày truy cập 25/06/2014].

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Từ đó cho thấy, việc khám xét nơi ở và chỗ làm việc của ông Nguyễn Hữu

Khai của Cơ quan An Ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã niêm phong và thu giữ nhiều tài liệu phục vụ công tác điều tra. Vì vậy, khám xét chỗ làm việc có vai trò phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người phạm tội đã che giấu cho hành vi phạm tội.

2.2.1.3. Địa điểm

Địa điểm là ruộng, vườn, ao, hồ, những khu vực nằm ngoài chỗ ở …nơi có công cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu cần thu giữ hoặc có người bị truy nã đang lẫn trốn.

Địa điểm là đối tượng bị khám xét được xem là khá rộng và phức tạp khi áp dụng, vì địa điểm bị khám xét đó phải có liên quan đến người bị khám xét. Tính liên quan đến người bị khám xét là yếu tố quan trọng quyết định có tiến hành khám xét địa điểm đó hay không, đồng thời tránh việc khám xét địa điểm nào đó không mang lại hiệu quả cho công tác điều tra. Vì lẽ đó, khám xét địa điểm nhằm phát hiện công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vât, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Ví dụ trong vụ án sau, khám xét vườn nhà vợ Bí thư xã, phát hiện xương, tro, hài cốt ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Ngày 14/3/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đọc lệnh khám xét khu vườn nhà của bà Lê Thị Hường (38 tuổi) tại ấp Liên Sơn xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Hường chính là người đã dùng rựa chém gây thương tích nặng cho vợ chồng anh Nguyễn Chí Hùng (53 tuổi) và Phan Thị Ngọc Nga khi họ được bà Hường gọi điện “mời” đến nhà lấy tiền nợ. Sau đó, bà Hường đã bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố, bắt giam về hành vi cố ý gây thương tích. Bà Hường còn là nghi can có liên quan đến việc mất tích bí ẩn của bà Dương Thị Thủy Bình Hà (sinh năm 1962, Chủ tịch hội chữ thập đỏ kiêm thủ quỹ xã Kim Long, huyện Châu Đức) ngày 14/5/2012. Sáng 14/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đọc lệnh khám xét nhà trước sự chứng kiến của ông Võ Thành Mỹ (Bí thư Đảng ủy xã Kim Long, huyện Châu Đức), chồng bà Lê Thị Hường. Nhiều Cảnh sát cơ động, giao thông, Công an xã, huyện… cũng đã được điều động để bảo vệ hiện trường, phục vụ cho quá trình các Điều tra viên khám xét khu vườn. Trong quá trình khám xét toàn bộ khu vườn và đào các điểm khả nghi, các cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện một số khúc xương, vài chiếc răng nghi là xương, răng của người.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn phát hiện thấy tro, hài cốt ở một hố rác trong vườn.

Cơ quan điều tra cho biết sẽ tiến hành giám định những bịch chứa xương, tro, hài cốt vừa phát hiện được để điều tra vụ án mà bà Hường được cho là có liên quan đến việc mất tích của bà Dương Thị Thủy Bình Hà.21

Từ đó cho thấy, việc khám xét địa điểm là vườn nhà vợ Bí thư xã trong trường hợp này Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện một số khúc xương, vài chiếc răng nghi là xương, răng của người và phát hiện thấy tro, hài cốt ở một hố rác trong vườn góp phần quan trọng trong việc điều tra vụ án mất tích của bà Dương Thị Thủy Bình Hà. Qua đó, biện pháp khám xét địa điểm có vai trò phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người phạm tội đã che giấu cho hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)