CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO, HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.2. Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng và giải pháp đề xuất
3.2.1. Về việc áp dụng biện pháp khám xét người
3.2.1.1. Tồn tại
Thứ nhất, biện pháp khám xét người là biện pháp điều tra được thực hiện bằng việc lục soát, tìm kiếm trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật hoặc các tài sản khác mang theo người nhằm phát hiện, thu thập những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Nhưng theo pháp luật tố tụng hình sự thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Như vậy, thực tế khi khám xét đối với trường hợp người chuyển giới tính từ nam thành nữ hoặc từ nữ thành nam, nhưng trong giấy tờ nhân thân vẫn ghi giới tính cũ thì xử lý thế nào mặc dù người chuyển giới là một nhóm người có số lượng không nhiều trong xã hội. Mặc dù theo pháp luật nước ta chưa công nhận giới tính sau khi chuyển giới. Tuy nhiên, xã hội phát triển dẫn đến tình trạng người chuyển giới ngày càng nhiều nhưng quan điểm về tình trạng này còn khác nhau về quan điểm, suy cho cùng quyền lợi chính đáng của người chuyển giới cũng rất cần được Nhà nước và xã hội quan tâm một cách đúng mực, nếu không được quan tâm đến quyền lợi chính đáng có thể dẫn đến việc
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên nhiều người phải sống tủi nhục trong sự kỳ thị của xã hội và chính gia đình họ. Rõ
ràng, nếu để người khám xét và người chứng kiến đều là người cùng giới với giới tính cũ của họ thì sẽ xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét đã chuyển đổi giới tính, còn nếu người khám xét và người chứng kiến là người cùng giới với giới tính hiện tại thì cũng “bất ổn” khi ghi vào biên bản khám xét.Khi áp dụng các biện pháp khám xét người đối tượng người chuyển giới sẽ có một số khó khăn nhất định khi áp dụng pháp luật về khám xét người trên thực tế và có thể xâm phạm danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của đối tượng này đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền cần có sự quan tâm bằng các biện pháp hợp lý về đối tượng này.
Thứ hai, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét người đã tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra thuận lợi trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét người gặp một số hạn chế, đặc biệt là tình trạng khám xét người trái pháp luật, không có căn cứ pháp luật, không đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc áp dụng biện pháp khám xét người vẫn còn phổ biến.
Trường hợp, tổ chức khám ngực phụ nữ trái luật ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Việc một người dân kiện thiếu tá Công an vì tổ chức khám ngực phụ nữ trái luật năm 2012 đã cho thấy một số người nắm trong tay quyền thực thi luật đã làm trái thẩm quyền của mình. Người bị kiện là thiếu tá Võ Văn Thái, nguyên đội Phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Tuy An, Phú Yên.
Theo thông tin trên tờ Tuổi Trẻ, đơn khởi kiện của chị Trần Thị Tố Loan (24 tuổi, ở xã An Cư, huyện Tuy An) trình bày sự việc: ngày 27/10/2012, chị cùng ba người phụ nữ đến xã An Nghiệp để mua phân bò về phơi bán. Tại đây, một phụ nữ tên H. cùng một số người khác đã xô xát với bốn chị em chị Loan vì mâu thuẫn trong khi mua bán. Bốn chị em chị Loan được đưa về trụ sở Công an huyện Tuy An để Công an ghi lời khai. Hơn 23h ngày 27/10/2012, trong khi chị đang được ghi lời khai, thiếu tá Võ Văn Thái đi cùng bà H. vào phòng.
Ông Thái yêu cầu chị Loan đứng úp mặt vào tường, kéo áo lên để bà H.
khám ngực trước mặt ông Thái và nam Công an ghi lời khai. Chị Loan hỏi lý do, ông Thái không trả lời. Sau này chị Loan được nghe nói là do bà H. tố cáo chị giật dây chuyền của bà giấu vào trong áo ngực nên ông Thái cho bà H. khám chị.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Công an tỉnh Phú Yên sau đó cho biết đã chỉ đạo Công an huyện Tuy An xử
lý kỷ luật ông Thái bằng hình thức khiển trách, miễn nhiệm Điều tra viên, điều chuyển sang bộ phận công tác khác. Cơ quan này đồng thời khẳng định, việc khám xét người chị Loan là sai quy định pháp luật theo Điều 142, Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự.23
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể tại Điều 142 thì khi tiến hành khám xét người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Nhưng trong trường hợp khám xét chị Loan trước mặt ông Thái và một Công an nam ghi lời khai là không đúng quy định của pháp luật. Điều đó dẫn đến người bị khám xét trong vụ việc này cụ thể là chị Loan đã bị xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp về danh dự, nhân phẩm của mình khi bị khám xét ngực trước mặt nam giới.
Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khám xét người trái pháp luật như trường hợp trên, cụ thể một phần là do nhận thức của người có quyền hạn, trách nhiệm trong việc tiến hành khám xét người còn một số hạn chế dẫn đến khám xét người không đúng theo quy định của pháp luật. Tình trạng khám xét người sai thủ tục, không có căn cứ vẫn còn tồn tại trên thực tế. Do trình độ nghiệp vụ không đồng điều, Điều tra viên, những người thực hiện tiến hành khám xét không nắm vững, đầy đủ các kiến thức cần thiết mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ chủ thể áp dụng biện pháp khám xét người do muốn thể hiện bản thân hay quyền lực của mình đã bộc lộ sự lạm quyền thi tiến hành nhiệm vụ điều tra.
3.2.1.2. Giải pháp
Thứ nhất, trong trường hợp này khám xét người đối tượng chuyển đổi giới tính trên thực tế thì theo người viết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chú trọng đến đối tượng người chuyển giới mà đây là vấn đề đem lại nhiều sự quan tâm trong xã hội khi áp dụng biện pháp khám xét người. Vì lẽ đó, theo người viết cần có các hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ khi khám xét người đối với các đối tượng người chuyển đổi giới tính theo hướng vận dụng linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể theo hướng như sau: người khám xét và người chứng kiến cần là người cùng giới
23 Báo mới, Khám ngực trái luật và nhiều vụ khám xét, bắt giữ "khuất tất",http://www.baomoi.com/Kham-nguc-trai-luat-va-nhieu-vu-kham-xet-bat-giu-khuat-
tat/58/13709250.epi, [truy cập ngày 24/09/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên với giới tính của họ sau khi đã phẫu thuật chuyển giới. Song song đó, cơ quan có
thẩm quyền cần bồi dưỡng kiến thức về nhóm đối tượng người chuyển đổi giới tính, nâng cao tinh thần đạo đức không có thái độ kì thị đối với đối tượng này khi áp dụng biện pháp khám xét người trên thực tế. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cần có các biện pháp xem sự vận dụng việc khám xét trong trường hợp này là không vi phạm pháp luật tố tụng hình sự. Vì hiện nay, pháp luật nước ta chưa công nhận đối tượng người chuyển đổi giới tính nên việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp lý về đối tượng này sẽ gặp không ít những vướng mắc. Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội đã đạt đến trình độ phát triển nhất định để tạo tính khách quan về nhu cầu chuyển đổi giới tính thì buộc lòng cơ quan có thẩm quyền phải tính đến quyền lợi của các nhóm người chuyển đổi giới tính mà đã ít được sự quan tâm, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Thứ hai, đứng trước những yêu cầu của giai đoạn hiện tại, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động điều tra cũng nhưng cụ thể là biện pháp khám xét trong đó có khám xét người thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm tiến hành biện pháp khám xét trong sạch, giỏi về nghiệp vụ và có đạo đức tinh thần trách nhiệm là vô cùng quan trọng.
Năng lực, trình độ chuyên môn của những chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong việc áp dụng biện pháp khám xét người có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tính hiệu quả của biện pháp điều tra này. Như đã trình bày, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại trong việc áp dụng biện pháp khám xét người là do hạn chế về trình độ nghiệp vụ, nhận thức trách nhiệm và pháp luật của một bộ phận chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm trong việc áp dụng, tiến hành biện pháp này vẫn chưa được đề cao, vẫn còn tình trạng lạm dụng quyền hạn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị khám xét người. Để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khám xét người cũng như khắc phục những tình trạng khám xét người không có căn cứ, không đúng trình tự, thủ tục… người viết có thể đưa ra một số giải pháp kiến nghị sau:
Thứ nhất, mở các khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức trong sạch, khiêm tốn, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ áp dụng, tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp khám xét còn lại. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo về kỉ năng và nghiệp vụ khi áp dụng biện pháp khám xét người phù hợp với tình hình hiện nay và thời gian tới.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
Thứ hai, cần nâng cao các chế tài thích đáng đối với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về biện pháp khám xét người. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng phù hợp cho những chủ thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp điều tra khác để tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ tiến hành.