Trình tự, thủ tục khám xét người theo lệnh

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.1.4. Trình tự, thủ tục khám xét người

2.1.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét người theo lệnh

Khi bắt đầu khám người, người tiến hành khám xét người phải đọc lệnh khám và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh khám đó. Đây là quy định bắt buộc khi bắt đầu khám xét người đối tượng, quy định như vậy nhằm đảm bảo cho đương sự biết rõ cơ quan, người ra lệnh khám xét và lý do khám xét được quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật này. Bởi vì khi tiến hành khám xét đương sự là đối tượng bị ảnh hưởng đến thân thể, danh dự, uy tín của chính bản thân đương sự, không thể bị khám xét người mà không nắm rõ lý do bị khám xét, cơ quan, người có thẩm quyền nào ra lệnh khám xét đó đối với họ.

Bên cạnh đó, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật này có quy định nhằm đảm bảo cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Đảm bảo đương sự biết rõ quyền của mình để đương sự có thể nắm bắt được những quyền mà đương sự được phép thực hiện trong tiến trình khám xét, cũng như sau khi khám xét kết thúc. Đồng thời đảm bảo đương sự bên cạnh quyền của mình phải thực hiện đúng nghĩa vụ theo pháp luật về tố tụng hình sự để hạn chế các hành vi gây cản trở cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành khám xét người của đương sự. Tương tự, những người có mặt khi tiến hành khám xét đương sự theo pháp luật tố tụng cũng phải được giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Việc pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật

tố tụng hình sự năm 2003, người tiến hành khám xét người phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án được xem là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành khám xét người. Đây là quy định thể hiện sự tôn trọng danh dự, nhân phẩm con người của Nhà nước ta. Vì chỉ khi trong trường hợp đương sự từ chối đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án thì mới tiến hành khám xét. Ngược lại, nếu trong trường hợp người bị khám xét tự nguyện đưa ra tất cả các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người tiến hành khám xét thấy là đủ và hợp lý thì không cần phải tiến hành khám xét nữa. Trong trường hợp này để xem xét những đồ vật, tài liệu có đủ hay chưa đủ so với yêu cầu thì yêu cầu cấp thiết là người tiến hành trước khi tiến hành khám xét phải nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về những tình tiết liên quan đến việc khám xét để có nhận định đúng, đưa ra quyết định cụ thể cho hợp lý.

Khi khám xét người phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người bị khám xét, không có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức khi khám xét. Khi tiến hành khám xét người phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến”. Như vậy, người tiến hành khám xét không được khám xét người khác giới. Điều đó có nghĩa là, người tiến hành khám xét là nam giới thì mới được khám xét đối tượng bị khám xét là nam giới. Ngược lại, người tiến hành khám xét là nữ giới thì mới được khám xét đối tượng bị khám xét là nữ giới. Đồng thời khi khám xét người theo quy định trên phải có người cùng giới chứng kiến nếu đối tượng bị khám xét là nam giới thì phải có người chứng kiến cũng là nam giới, ngược lại nếu đối tượng bị khám xét là nữ giới thì phải có người chứng kiến cũng phải là nữ giới. Đây là quy định quan trọng khi áp dụng biện pháp khám xét người, vì biện pháp khám xét này thực tế đụng chạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Khi tiến hành khám xét người phải mời người cùng giới chứng kiến việc khám xét người đó nhằm xác nhận kết quả khám xét hoặc có thể đưa ra ý kiến về việc khám xét. Muốn phát huy tốt vai trò của người chứng kiến cùng giới trong biện pháp này người tiến hành tố tụng có thể chú trọng đến các tiêu chuẩn đảm bảo vai trò của người chứng kiến chứ không phải mời chỉ cho đủ thành phần như sau:

 Người chứng kiến là người có năng lực nhận thức và điều khiển được toàn bộ hành vi của bản thân. Nếu một người mắc một trong các bệnh tâm thần hoặc

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên bệnh khác dẫn đến không còn khả năng nhận thức để điều khiển được hành vi của

bản thân thì không thể là người chứng kiến khám xét được.

 Là người đã thành niên vì người chưa thành niên do còn hạn chế về trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và nhận thức nên ý kiến, xác nhận về việc khám xét của họ sẽ ít có giá trị.

 Là người có nhân thân tốt, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định nơi họ làm việc và sinh sống. Chính tư cách đó đã đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của việc mời họ tham gia chứng kiến. Trên thực tế, chứng minh rằng rất hiếm khi Điều tra viên mời những người có tiền án, tiền sự làm người chứng kiến việc khám xét người.

 Là người có nơi cư trú rơ ràng để khi cần các Cơ quan điều tra có thể mời họ đến làm việc.

Những tiêu chuẩn trên có thể góp phần phát huy tốt nhất vai trò, tính khách quan của việc khám xét người.

Trong quá trình khám xét người cũng như biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nói chung, nếu phát hiện các đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án thì Điều tra viên được quyền tạm giữ đồ vật đó. Trình tự, thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét được quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản.

Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ”. Nhưng vấn đề quan trọng được đặt ra là xác định chính xác những đồ vật, tài liệu cần tạm giữ khi tiến hành biện pháp khám xét là rất cần thiết. Việc thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng và tài liệu có liên quan đến vụ án khi khám xét người cũng như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng có những chứng cứ quan trọng để kết luận vụ án hình sự một cách chính xác, từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu quá trình tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét để lọt vật chứng, tài liệu dẫn đến tình

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên trạng không đủ chứng cứ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử của cơ

quan có thẩm quyền.

Ví dụ trong trường hợp sau, ngày 27/7/2011, Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án cướp giật tài sản đối với bị cáo Lê Tấn Tài. Tuy nhiên, tòa phải hoãn tuyên vì luật sư bào chữa đã chỉ ra một số tình tiết chưa được điều tra chặt chẽ. Theo hồ sơ, trưa 14/2, bà Nguyễn Thị Đáng đang băng qua đường thì bị Tài phóng xe đến giật sợi dây chuyền. Bà Đáng vội túm cổ áo Tài giật mạnh khiến Tài ngã nhào. Nhiều người đã chạy đến hỗ trợ bắt Tài giao Công an. Tài khai mình chỉ là người phát hiện và đuổi theo hai thanh niên giật dây chuyền của bà Đáng. Vì húc vào phía sau xe của hai tên cướp, Tài bị ngã rồi lại bị người dân bắt nhầm giao cơ quan chức năng. Ngược lại, nạn nhân và những người làm chứng đều khẳng định Tài đã ra tay cướp giật. Nạn nhân còn bảo dây chuyền bị cướp là 1,7 chỉ vàng 18K, có giá trị hơn 4,5 triệu đồng. Trong phiên xử vừa qua, luật sư bào chữa cho bị cáo Tài nêu ra các mâu thuẫn. Thứ nhất, biên bản ghi nhận tại hiện trường do Công an xã Thới Tam Thôn lập không hề nói đến tang vật là sợi dây chuyền. Tuy nhiên, sau đó Công an xã lại lập biên bản bắt người phạm tội quả tang ghi nhận tại hiện trường Công an thu giữ một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng. Chiều cùng ngày, Công an xã lại lập một biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu là một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng dài khoảng 35 cm do người bị hại giao nộp. “Như vậy, tại sao hồ sơ thể hiện lúc thì tang vật thu được do bắt quả tang, lúc lại do người bị hại giao nộp. Chưa kể sợi dây chuyền dài khoảng 35 cm thì không thể đeo vừa cổ một người bình thường, nếu đeo được thì người đó sẽ không thể thở...”- luật sư đặt dấu hỏi.

Tiếp nữa, Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định sợi dây chuyền trên nhưng chỉ yêu cầu định giá chứ không yêu cầu giám định dây chuyền trên có phải là vàng hay không. Điều lạ hơn nữa là hồ sơ thể hiện Cơ quan điều tra không gửi mẫu vật và Cơ quan giám định chỉ định giá theo phiếu kê khai của người bị hại và xác định dây chuyền trị giá hơn 4,5 triệu đồng. Theo luật sư, việc giám định như trên là không khách quan. Chưa kể, bị cáo khai húc vào xe hai tên cướp bị ngã nhưng Cơ quan điều tra cũng không trưng cầu giám định thiệt hại xe của Tài hay thu thập các chứng cứ khác để xác định có việc này hay không. Nếu đúng là Tài giúp người thì không thể quy kết Tài phạm tội. Sau đó, luật sư đề nghị nếu không đủ chứng cứ kết

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên tội thì phải tuyên bị cáo vô tội vì nền tố tụng tiến bộ. Cuối phiên tòa, Hội đồng xét

xử quyết định hoãn tuyên án vì phải nghiên cứu kỹ phần bào chữa của luật sư.18 Bên cạnh đó, khi khám xét phát hiện những đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Quá trình niêm phong phải được tiến hành công khai, minh bạch các đồ vật, tài liệu mà theo pháp luật tố tụng hình sự là cần thiết phải tiến hành niêm phong. Khi thu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án, người tiến hành khám xét phải lập biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu theo quy định của Điều 145 và Điều 148 Bộ luật này. Biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét phải ghi nhận về thực trạng của đồ vật, tài liệu, mô tả màu sắc, số lượng, kích thước, ghi chép đầy đủ tên, loại, đặc điểm khác của đồ vật, tài liệu đó. Đồng thời biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét này cũng được lập theo các hình thức về biên bản tại Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Sau đó, biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét phải được lập thành bốn bản:

một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.

Khi tiến hành khám xét người kết thúc phải lập biên bản về việc khám xét theo quy định tại Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi tiến hành khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này”. Theo đó, biên bản khám xét người phải ghi rõ đối tượng bị khám xét, người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến việc khám xét; ngày, giờ, tháng, năm tiến hành khám xét người; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc khám xét người; diễn biến của việc khám xét; những công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu thu giữ được;

thái độ của người bị khám xét và những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ, người chứng kiến. Biên bản khám xét người phải được đọc lại cho đương sự, những người có mặt nghe và cùng ký xác nhận.

18 Pháp luật, Điều tra sơ sài, tòa chưa thể kết tội, Tiến Hiểu, http://plo.vn/toa-an/dieu-tra-so-sai- toa-chua-the-ket-toi-390076.html, [ngày truy cập 06/10/2014].

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Trong trường hợp khám xét người tuy không thu được đồ vật, tài liệu có liên

quan đến vụ án, nhưng người bị khám xét có yêu cầu lập biên bản, thì người tiến hành khám xét lập biên bản khám xét theo quy định trên.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)