CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO, HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.1. Một số tồn tại về mặt pháp lý và giải pháp đề xuất hoàn thiện luật
3.1.1. Biện pháp khám xét người
3.1.1.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét
Thứ nhất, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định trong trường hợp bắt người có thể áp dụng biện pháp khám xét mà không cần có lệnh. Như đã phân tích, trong trường hợp bắt người bao gồm bốn trường hợp bị bắt: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Trong đó, hai trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành theo lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được trao quyền khám xét cũng là sự hợp lý với thực tiễn của hoạt động điều tra vụ án hình sự. Vì trường hợp này những người tiến hành bắt người được tiến hành theo lệnh bắt từ trước nên có thể áp dụng biện pháp khám xét để khám xét người đối tượng này không dẫn đến sự lạm dụng. Nhưng đối với hai trường hợp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã thì không cần có lệnh bắt mà bất cứ ai cũng có quyền bắt. Xuất phát từ tính chất là bất cứ người nào cũng có thể bắt mà quy định hai trường hợp này có thể khám xét người mà không cần có lệnh có thể dẫn đến sự lạm dụng việc khám xét người dễ vi phạm đến quyền tự do thân thể của công dân.
Tuy nhiên, hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện khám xét trong trường hợp bắt người ở hai trường hợp vừa đã phân tích ở khoản 3 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Thứ hai, khoản 1 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 Bộ luật này khi Cơ quan điều tra ra lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Điều đó có nghĩa, Cơ quan điều tra phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khám xét cùng với lệnh khám xét đến Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét phê chuẩn.
Tuy nhiên, lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Nhưng không quy định rõ thời gian xem xét, phê chuẩn của Viện Kiểm sát đối với lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp tại điểm d khoản 1 Điều 80 Bộ luật này. Từ đó, có thể dẫn đến hai trường hợp:
Thứ nhất, tình trạng Cơ quan điều tra có khuynh hướng đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn ngay lệnh khám xét để thi hành. Trong khi Viện kiểm sát lại cần có một khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu, xem xét nhằm đảm bảo việc phê chuẩn của mình là chính xác, có căn cứ theo quy định của pháp luật và đảm bảo các quyền bất khả xâm phạm của công dân.
Thứ hai, trong thực tế cũng xảy ra không ít những trường hợp, Kiểm sát viên do thiếu trách nhiệm đã chậm nghiên cứu, xem xét để phê chuẩn dẫn đến làm trì hoãn việc tiến hành các hoạt động khám xét, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra.
Thứ ba, khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định:
“Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp”.
Việc quy định trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm khám xét xong thì người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, Bộ luật này lại không quy định chủ thể có thẩm quyền ra lệnh khám xét phải gửi bất cứ loại tài liệu có liên quan cùng với thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Quy định như vậy có phần hạn chế đôi khi Viện kiểm sát không thể
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm sát việc áp dụng biện pháp khám xét trong trường
hợp không thể trì hoãn.
Hệ quả:
Việc không gửi bất cứ loại tài liệu có liên quan kèm theo thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp dẫn đến việc xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của cuộc khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn đó.
Việc không quy định gửi bất cứ loại tài liệu nào có liên quan có phần hạn chế, Viện kiểm sát không thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm sát đối với biện pháp khám xét của họ.
Thứ tư, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đưa ra thuật ngữ “Trường hợp không thể trì hoãn” tại khoản 2 Điều 141 nhưng Bộ luật này lại chưa đưa ra khái niệm pháp lý thế nào là trường hợp không thể trì hoãn và cơ quan có thẩm quyền cũng không có văn bản hướng dẫn về trường hợp này. Trong trường hợp này, lệnh khám xét của những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thi hành ngay. Từ đó, có thể dẫn đến sẽ có trường hợp bắt người khẩn cấp những người có quyền bắt có thể tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp khám xét còn lại như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm... được quy định khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mặc dù trong trường hợp bình thường nhưng cơ quan, người có thẩm quyền cho rằng đây là trường hợp không thể trì hoãn. Như vậy, việc xác định trong trường hợp không thể trì hoãn so với trong trường hợp bình thường là rất mong manh do pháp luật tố tụng hình sự chưa định nghĩa rõ. Cơ quan điều tra chỉ xác định trường hợp không thể trì hoãn chỉ dựa vào kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử mà không có một căn cứ pháp lý nào quy định để tạo cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng. Từ đó, thẩm quyền ra lệnh khám xét có thể bị sai phạm, trùng thẩm quyền áp dụng vì xác định trường hợp không thể trì hoãn không chính xác gây khó khăn cho Cơ quan điều tra khi tiến hành biện pháp khám xét người, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm.
Thứ năm, đối với các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tiến hành
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên khám xét nhất thiết phải có lệnh khám xét của những người có thẩm quyền ra lệnh
khám xét ở khoản 1, khoản 2 Điều 141 Bộ luật này.
Đây là một hạn chế vì có thể gây bất lợi cho công tác thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các cơ quan này phát hiện và cấp thiết phải tiến hành khám xét đối tượng ngay lập tức để tránh tình trạng tiêu hủy chứng cứ có liên quan đến vụ án hình sự. Mà căn cứ theo Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004 tại khoản 1 Điều 4 quy định về nhiệm vụ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra : “Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 của Pháp lệnh này”.
Ví dụ như trong trường hợp, theo Hải quan 8 tháng đầu năm 2014, Lực lượng Hải quan đã phát hiện, xử lý 12.101 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 204,1 tỷ đồng. Riêng trong kỳ (từ 16/7 đến 15/8), toàn Ngành phát hiện, xử lý 1.542 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa ước tính 18,243 tỷ đồng. Qua thống kê của Tổng cục Hải quan, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ nhiều hàng cấm. Nổi cộm là động vật hoang dã, ma túy, xăng dầu. Điển hình, ngày 24/7, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc - Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì phối hợp với Cục Hải quan Hải Phòng khám xét lô hàng đóng trong container, phát hiện 56 sọt vảy tê tê. Tổng trọng lượng khoảng 1,4 tấn, trị giá ước tính 10 tỷ đồng. Trong các ngày từ 23 đến 27/7, Cục Hải quan Quảng Ninh phát hiện 3 vụ vận chuyển trái phép 10.240 quả trứng vịt, 800 kg cá quả. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tình 115 triệu đồng.
Ngày 10/8, Cục Hải quan Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 1 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 1.984,83 gram ma túy tổng hợp; 4.527,46 gram cocaine được ngụy trang bằng 12 hộp bột Knorr Chicken Powder.22
Theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi tiến hành hoạt động điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi thẩm quyền tố
22 Hải quan, 8 tháng, Hải quan xử lý 12.101 vụ vi phạm, Quang Hùng, http://www.baohaiquan.vn/pages/8-thang-nganh-hai-quan-phat-hien-xu-ly-12-101-vu-vi-
pham.aspx , [truy cập ngày 07/10/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên tụng của mình phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt
động điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong các trường hợp phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì có thể tiến hành các biện pháp điều tra trong đó có biện pháp khám xét.
Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực mình quản lý họ không có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp cấp bách mà phải nhất thiết có lệnh khám xét của các cơ quan, người có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng hình sự, vô tình tạo điều kiện cho người có hành vi phạm tội che giấu hoặc tiêu hủy công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
* Giải pháp
Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về khám xét người không cần có lệnh trong trường hợp bắt người đã dẫn đến những vướng mắc trong trường hợp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Nhưng theo người viết để đề phòng việc lạm dụng khi áp dụng biện pháp khám xét người mà không cần có lệnh trong hai trường hợp trên, vi phạm quyền tự do thân thể của con người. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ nên quy định cán bộ Công an, cán bộ Quân đội đang làm nhiệm vụ mới có quyền khám xét người bị bắt trong trường hợp quả tang, người đang bị truy nã Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có quyền khám xét người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang trong phạm vi xã họ quản lý hoặc bắt người đang bị truy nã đang ẩn nấp ở địa phương quản lý của họ.
Thứ hai, để đảm bảo việc tiến hành khám xét của Cơ quan điều tra các cấp trong trường hợp tại điểm d Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được tiến hành hiệu quả và bên cạnh đó chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát được đảm bảo thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 141 như sau: “Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Trong thời hạn 12 giờ, lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”.
Thứ ba, để tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện tốt, có hiệu quả chức năng kiểm sát việc ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn, Bộ luật tố tụng hình sự cần sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 141 như sau: “Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét.Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên lệnh khám phải thông báo bằng văn bản và gửi các tài liệu có liên quan cho Viện
kiểm sát cùng cấp”.
Thứ tư, để đảm bảo khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được áp dụng hiệu quả và mang tính chất pháp lý đối với lệnh khám xét của những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Người viết kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung thêm quy định mang tính chất định nghĩa về
“trường hợp không thể trì hoãn” tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra khi ra lệnh khám xét áp dụng biện pháp khám xét người cũng như biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm.
Thứ năm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra khám xét đối với những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình.
Nhưng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại Điều 141 về thẩm quyền ra lệnh khám xét cần xem xét, mở rộng thẩm quyền ra lệnh khám xét cho các cơ quan Điều 111 của Bộ luật này có thẩm quyền khám xét trong trường hợp cần thiết không thể trì hoãn để theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật này tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho công tác điều tra tránh tình trạng che giấu, tiêu hủy chứng cứ có liên quan đến vụ án.