2. Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ
SỐ 25
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Diễn giải NợTài khoảnCó Số tiền Ghi chú
Nhập kho gang Thuế GTGT 152 133 331 331 272.737.500 27.273.750 Tổng cộng 300.011.250 Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Thuỷ Nguyên, ngày 31 tháng 08 năm 2013
Người ghi sổ Kế toán trưởng
b.Kế toán xuất kho nguyên vật liệu
Tại Công ty Cổ Phần Ngọc Khánh vật liệu xuất kho chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm phôi gang chi tiết, nhưng do Công ty sản xuất với quy mô nhỏ nên các chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm được đưa vào tài khoản 154( ch phí sản xuất kinh doanh dở dang), nhưng cũng có một ít vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp
Khi xuất dùng vật liệu cho sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 154 xuất trực tiếp cho chế tạo sản phẩm Có TK 152 giá trị vật liệu xuất dùng
Ví dụ: PXK 30 xuất 2.000 kg gang cho sản xuất sản phẩm kế toán ghi: Nợ TK 154 20.800.000
Có TK 152 20.800.000
Khi xuất kho cho quản lý doanh nghiệp, sản xuất chung kế toán ghi: Nợ TK 154, 642
Có TK 152 giá trị thực tế xuất dùng
Căn cứ bảng kê nhập nguyên vật liệu hàng tháng, cuối tháng tính theo giá thực tế xuất kho kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu.
Bảng phân bổ NVL Tháng 08năm 2013 STT Ghi có Tk Ghi nợ các Tk TK 152 152 1 Chi phí NVL trực tiếp- 137.883.722 -PXSX 137.883.722 Cộng 137.883.722 Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi tháng.
Đơn vị: Công ty Cổ Phần Ngọc Khánh Địa chỉ: Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
Mẫu số 07-VT Theo QĐsó:15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của BTBTC Kế toán trưởng ( kí, ghi họ tên) Người lập phiếu ( kí, ghi họ tên)
Đơn vị:Công ty Cổ Phần Ngọc Khánh Địa chỉ:Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 26 SỐ 26
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Diễn giải Tài khoản
Nợ Có
Xuất kho gang dùng cho sản xuất sản phẩm
154 152 136.150.000
Tổng cộng 136.150.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Đơn vị: Công ty Cổ Phần Ngọc Khánh Địa chỉ: Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
Sổ Cái
TK 15 2: Nguyên vật liệu
TT Chứng từ Diễn giải TK đối Số tiền
SH NT Nợ Có
Dư đầu kỳ 36.484.231
PX29 02/08 Xuất cho sản xuất 154 15.600.000
PN39 02/08 Mua găng tay 111 210.000
PX39 02/08 Găng tay 154 195.000 PN40 04/08 Mua gang 331 272.737.500 PN40 04/08 Phấn chì 111 270.000 PX30 10/08 Xuất gang SXSP 154 20.800.000 PX30 10/08 Phấn chì 154 270.000 PN42 10/08 Nhập kho đá mài 111 367.210 PN42 10/08 Nhập kho que hàn 111 765.350 PN42 10/08 Đá cắt 111 271.155 PX33 11/08 Đá cắt 154 367.210 PX33 11/08 Đá mài 154 289.232 PX31 15/08 Xuất gang SXSP 154 52.500.000 PX32 25/08 Xuất gang SXSP 154 47.250.000 PX34 25/08 Xuất que hàn 154 612.280 PN45 25/08 Mua gang 331 48.150.000 Cộng phát sinh 322.771.215 137.883.722 Tồn cuối tháng 221.371.724 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 4 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên đóng dấu)
Kết luận:
Một số những hạn chế cần khắc phục:
- Về việc lập sổ điểm danh NVL, NVL mà công ty có nhiều chủng loại, phức tạp có giá trị mà công ty không lập danh điểm để mã hoá phân loại chúng ra thành từng nhóm và chia chúng một cách chi tiết hơn, khoa học hơn, theo đúng quy cách và phẩm chất của NVL. Điều này đã khiến cho công tác quản lý NVL gặp nhiều khó khăn .
- Công tác quản lý NVL chưa được quản lý một cách chặt chẽ đặc biệt là khâu kiểm kê vật liệu cuối kỳ chưa áp dụng các mẫu bảng biểu, điều đó dẫn đến việc sử dụng lãng phí NVL và không kiểm tra được số lượng NVL còn thừa một cách chính xác.
Một số biện pháp khắc phục:
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Để tránh được những rủi ro có thể xảy ra khi có sự “đột biến” về giá cả nguyên vật liệu đầu vào. Theo em, Công ty nên lập dự phòng giảm giá HTK
Việc lập dự phòng giảm giá NVL được lập theo các điều kiện sau:
- Việc trích lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận phát sinh của Công ty sau khi đó hoàn nhập các khoản đó trích dự phòng từ năm trước, và có các bằng chứng về NVL tồn kho tại thời điểm lập BCTC có giá trị ghi sổ kế toán cao hơn giá thị trường. Đồng thời phải lập dự phòng cho từng loại NVL bị giảm giá.
- Dự phòng giảm giá HTK được xác định một lần vào cuối niên độ kế toán trên cơ sở kiểm kê HTK và đối chiếu giá gốc (ghi trên sổ kế toán) với giá thị trường của từng loại HTK
Công thức xác định mức dự phòng giảm giá của từng loại NVL:
Mức dự phòng Lượng VT HH Giá gốc hàng GTT có thể giảm giá của = TT TK tại thời x tồn kho theo - thực hiện được từng loại VTHH điểm lập BCTC sổ kế toán của hàng TK
Trường hợp NVL có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ NVL này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho đó.
Mức dự phòng giảm giá HTK được tính theo từng loại HTK bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào Bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của Công ty.
Giá trị tổn thất của hàng tồn đọng không thu hồi được đó có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi được bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá HTK, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào GVHB của Công ty.
Tiến hành kiểm nghiệm vật tư
Để quản lý chặt chẽ hơn về số lượng, quy cách vật liệu trước khi tiến hành nhập kho NVL, Công ty nên tổ chức kiểm nghiệm vật tư đối với những vật liệu đòi hỏi chất lượng cao, vật liệu có giá trị lớn. Việc kiểm nghiệm vật tư trước khi tiến hành nhập kho đảm bảo rằng Công ty luôn nhập kho những NVL có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đã đặt ra, Công ty phải có những cán bộ kỹ thuật am hiểu nhiều về các loại NVL để có thể tiến hành kiểm nghiệm được vật tư.
Tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng NVL
Để thấy rõ hiệu quả sử dụng NVL của Công ty trong việc quản lý và sủ dụng vật liệu thì Công ty nên tiến hành phân tích trên các nội dung sau:
- Phân tích tình hình cung cấp về tổng khối lượng NVL. - Phân tích tình hình cung cấp về các loại NVL chủ yếu. - Phân tích tình hình khai thác các nguồn NVL.
- Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Trong đó, một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng nhất là phải chỉ ra được tình hình khai thác sử dụng NVL, khả năng cung cấp NVL để đảm bảo cho nhu cầu SXKD. Đối với các NVL được cung cấp thường xuyên như: gang thỏi, gang máy, silic… thì cần phải phân tích chỉ tiêu số ngày sản xuất dựa vào chỉ tiêu này có thể biết được đến một ngày nào đó NVL còn đủ đảm bảo sản xuất trong bao lâu, bằng cách so sách số ngày đảm bảo sản xuất (số ngày dự trữ) với khoảng cách giữa hai lần cung cấp sẽ được xác định ảnh hưởng của việc cung cấp đến tình hình SXKD và sử dụng vốn của Công ty.
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ngọc Khánh, em thấy rằng kế toán nguyên vật liệu có vị trí nhất định trong toàn bộ công tác kế toán của công ty. Nó là công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo nắm được tình hình và chỉ đạo sản xuất, hạch toán nguyên vật liệu có đầy đủ, chính xác, kịp thời, tình hình thu mua, sử dụng, bảo quản nguyên vật liệu thì ban lãnh đạo công ty mới có thể đưa ra biện pháp chỉ đạo kịp thời từ đó giúp cho công ty có thể tiết kiệm giá thành đến mức tối đa, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Những bài học thực tế tích lũy được trong thời gian thực tập tốt nghiệp đã giúp em củng cố và nắm vững hơn kiến thức đã được học trong nhà trường. Từ lý luận và thực tế đã tích lũy được, thấy được những mặt mạnh cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu tại công ty.
Tuy nhiên, trong điều kiện thời gian thực tập cũng như sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn đọc để bài báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán tài chính trong công ty cùng thầy giáo Vũ Lê Ninh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 23 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện