1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu
1.1.1. Khái niệm.
Mọi quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất đều là sự hội tụ của 3 yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn.
Xét về mặt kinh tế- kỹ thuật thì đối tượng lao động là những vật chịu tác động của con người, qua đó thay đổi hình thái vật chất để tạo ra sản phẩm. Như vậy, tất cả những vật trong thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội thì đều là đối tượng lao động.
Có hai đối tượng lao động: Đối tượng lao động có sẵn trong thiên nhiên và đối tượng lao động đã qua chế biến. Những đối tượng lao động có sẵn có trong thiên nhiên thường là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác như đá trên núi, than trong mỏ… Những đối tượng lao động này không phải là nguyên vật liệu. NVL cũng là đối tượng lao động nhưng nó đã qua chế biến, ví dụ: vải để may áo, sắt thép để xây nhà…
Như vậy, ta có thể định nghĩa NVL như sau: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người, NVL là tài sản dự trữ thuộc tài sản lưu động
1.1.2. Đặc điểm
- Nguyên vật liêu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất trong quá trình sản xuất và dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí SXKD trong kỳ. Sau
mỗi chu kỳ sản xuất, NVL thay đổi toàn bộ hình thái vật chất ban đầu để tạo nên sản phẩm mới với hình dạng, màu sắc, phẩm chất…hoàn toàn khác so với lúc đầu. Chẳng hạn, từ gỗ vụn người ta có thể sản xuất ra giấy, gỗ dán, ván ép…
- Thực thể vật chất của sản phẩm là do NVL cấu thành nên. Mỗi loại sản phẩm đều có một hình dạng, công thức hoá học… nhất định hay nói cách khác nó là những thực thể hiện hữu. Và thực thể hiện hữu đó đều được cấu thành toàn bộ từ các loại NVL.
- Về mặt giá trị, NVL là một bộ phận của vốn lưu động, nằm trong vốn kinh doanh của DN. Chúng là những sản phẩm dự trữ sản xuất, nghĩa là đồng thời có một bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất và một bộ phận dự trữ trong kho sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất khi cần thiết
1.1.3. Vai trò của nguyênvật liệu
Trong các DN sản xuất, chi phí NVL thường chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm (từ 50 – 60% trong các DN cơ khí, trên 80% trong các DN chế biến và khoảng 70% đối với các DN thuộc ngành công nghiệp nhẹ) nên sự biến động về mặt giá cả NVL trên thị trường có tác động mạnh mẽ đến giá thành sản phẩm trong các DN. Mặt khác, chất lượng của NVL cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng, phẩm chất của sản phẩm. Qua đó ta thấy, vai trò của NVL là vô cung quan trọng đối với quá trình sản xuất.
Mặt khác, vốn bỏ ra để mau NVL thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn lưu động. Trong điều kiện hiện nay thì các DN thường sử dụng rất nhiều vốn vay nợ để bổ xung nguồn vốn lưu động. Chính vì vậy việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động là một vấn đề đáng quan tâm đối với mỗi DN. Do đó việc mua sắm, sử dụng NVL sao cho thu được lợi nhuận cao nhất là rất quan trọng trong các DN SXKD
1.2. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo DN nắm được chính xác tình hình thu mua dự trữ, xuất dùng vật tư và tình hình thực hiện kế hoạch vật tư từ đó đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp.
Việc tổ chức kế toán NVL có chính xác, kịp thời, khoa học sẽ quyết định đến tính chính xác, kịp thời của việc tính giá thành sản phẩm cũng như kết quả SXKD của DN.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý vật tư ở trên ta có thể thấy được vai trò hết sức quan trọng của tổ chức kế toán NVL đối với việc quản lý và sử dụng NVL. Để hạch toán giá thành chính xác khâu đầu tiên là hạch toán vật liệu chính xác.