Tình hình hoạt động của các ngân hàng tham gia trước khi sáp nhập

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Thúc Đẩy Hoạt Động Sáp Nhập Và Mua Lại Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Các Ngân Hàng TMCP (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

2.5 Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại tại một số ngân hàng thương mại cổ phần điển hình trong giai đoạn 2007 - 2012

2.5.1 Hoạt động hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

2.5.2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng tham gia trước khi sáp nhập

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trước khi sáp nhập: Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã

tác động lớn đến chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước, hệ thống NHTM Việt Nam cũng bị chi phối do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Với quy mô của SHB ngày càng phát triển, nỗ lực đa dạng hóa danh mục tài sản đầu tư của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro, mở rộng thị phần trên thị trường nên SHB cũng tập trung cho việc mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm định hình phân khúc thị trường nên thực hiện chủ trương M&A với một số ngân hàng mục tiêu.

Tổng tài sản: Tổng tài sản của SHB tăng qua hàng năm, tại thời điểm sáp nhập vào tháng 2/2012 đạt 66.571 tỷ đồng. Xét về cơ cấu tài sản SHB đã nổ lực đa dạng hóa danh mục tài sản để giảm thiểu rủi ro. Hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn là 41% trong tổng tài sản. Tỷ trọng của các khoản đầu tư cũng có mức tăng đáng kể từ 18,76% năm 2009 lên 21,77% năm 2011. Trong những năm gần đây, chất lượng tài sản của SHB khá tốt, tốc độ tăng trưởng tài sản chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng tín dụng và các khoản đầu tư. Trong đó tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2,33% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng theo NHNN công bố là 3,3%.

Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu tài chính của SBH giai đoạn 2009 – 29/02/2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 29/02/2012

Tổng tài sản 27.469 51.135 70.989 81.580

Vốn chủ sở hữu 2.043 3.590 4.909 4.909

Vốn điều lệ 2.000 3.498 4.816 4.816

Tổng dư nợ 12.829 24.575 29.162 30.696

Tổng huy động vốn 24.615 38.905 50.696 48.939

Lợi nhuận trước thuế 415 657 1.001 101

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB và tóm tắt đề án sáp nhập) Nguồn vốn huy động: chủ yếu tập trung từ tiền gửi của Tổ chức kinh tế và cá nhân. Tỷ lệ huy động vốn tăng nhanh qua các năm, riêng năm 2011 tăng 30,27% đã hỗ trợ đáng kể cho ngân hàng duy trì hoạt động kinh doanh và thanh khoản; tổng huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng năm 2011 đạt 15.909 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, số dư tiền gửi và cho vay các TCTD khác của SHB năm 2011 là 18.845 tỷ đồng; SHB có dư ròng tiền gửi và cho vay các ngân hàng khác là 2.936 tỷ đồng. Vì vậy, ngân hàng hoàn toàn chủ động sử dụng các nguồn tiền để tài trợ hợp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh, đảm bảo giảm thiểu rủi ro về tính mất cân đối thời hạn cũng như lãi suất trong hoạt động kinh doanh.

Kết quả kinh doanh: tỷ lệ ROA năm 2011 đạt 1,75% cao hơn so với toàn ngành ngân hàng (1,17%); ROE năm 2011 là 22,5% cao hơn mức bình quân toàn ngành là 13,43%; từ năm 2010 đến 2011: CAR >13%, so với quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/8/2010 của NHNN, các TCTD cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 9%.

Bảng 2.20: Một số chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, ROA, ROE, CAR của SHB giai đoạn 2009 – 29/02/2012

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 29/02/2012

Tỷ lệ nợ xấu 2,79 1,38 2,23 -

ROA 2,35 1,9 1,75 0,15

ROE 17,70 22,6 22,5 2,05

CAR 17,06 13,81 13,37 15,39

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của SHB và tóm tắt đề án sáp nhập) Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trước khi sáp nhập: Thực trạng tài chính của HBB gặp khó khăn do tập trung cho vay 2.745 tỷ đồng và đầu tư trái phiếu 600 tỷ đồng của các công ty thuộc Tập đoàn Vinashin, chiếm 83% vốn điều lệ của HBB. Khi tình hình kinh tế suy thoái, Vinashin gặp khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán, buộc phải cơ cấu lại theo chỉ định của Chính phủ và trở thành khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thanh khoản của HBB, riêng chi phí huy động vốn hằng năm ngân hàng phải trả để duy trì tín dụng của Vinashin phát sinh khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Ngoài trường hợp Vinashin, một số khách hàng của HBB cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn, đã phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu. Thực tế, việc phát sinh nhiều khoản nợ xấu trong thời gian vừa qua cũng phản ánh một thực trạng là chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng của HBB chưa được hoàn thiện, còn nhiều bất cập; công tác thẩm định khách hàng, quản lý sau giải ngân còn nhiều thiếu sót, lỏng lẻo chưa thể ngăn ngừa được các hành vi gian lận thông tin của khách hàng cung cấp, dẫn đến ngân hàng ít phát hiện, kiểm soát tốt việc giải ngân tín dụng cho dù tài sản đảm bảo là phương tiện tốt để giúp ngân hàng hạn chế tổn thất khi khách hàng không trả được nợ, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào tài sản đảm bảo khi xét duyệt cho vay làm nợ xấu của HBB gia tăng đáng kể trong thời gian qua.

Tổng tài sản: Tổng tài sản của HBB tăng 24% năm 2009, tăng 30% năm 2010, và bắt đầu giảm dần trong năm 2011 chỉ còn tăng 9%, tại thời điểm sáp nhập cuối tháng 2/2012 tổng tài sản giảm 11% so với cuối năm 2011 do ngân hàng thực hiện tái cơ cấu nội bộ ngân hàng. Xét về cơ cấu tài sản HBB cũng có thay đổi qua các năm, tiền gửi và cho vay các TCTD cũng giảm dần tỷ trọng qua các năm như từ 36,8% năm 2008 còn 11% năm 2011 do ngân hàng tập trung vào cho vay chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu chính phủ chiếm 56,35% dư nợ cho vay.

Bảng 2.21: Một số chỉ tiêu tài chính của HBB giai đoạn 2009 – 29/02/2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 29/02/2012

Tổng tài sản 29.240 37.988 41.285 33.308

Vốn chủ sở hữu 3.001 3.001 4.051 4.051

Vốn điều lệ 3.000 3.000 4.050 4.050

Tổng dư nợ 13.346 18.704 22.352 17.169

Tổng huy động vốn 21.222 26.500 30.102 28.166

Lợi nhuận trước thuế 505 476 234 (649)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của HBB và tóm tắt đề án sáp nhập) Cơ cấu cho vay: khá cao đạt 54% tổng tài sản, làm giảm đáng kể tính thanh khoản của HBB, khi chất lượng tín dụng suy giảm, đã góp phần gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong giai đoạn 2011 đến những tháng đầu năm 2012. Mặc dù hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 41-57% từ năm 2009-2011, riêng cho vay tập đoàn Vinashin 2.745 tỷ đồng tính đến ngày 28/02/2012, chiếm 16% doanh mục dư nợ cho vay.

Chất lượng tài sản: Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều rủi ro, nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ chất lượng tín dụng cho vay và chất lượng tài sản khác, danh mục cho vay ít đa dạng, tập trung cho vay một số khách hàng lớn như Vinashin. Khi những khách hàng này gặp khó khăn, chất lượng tín dụng bị xấu đi. Nếu tính cả dư nợ cho vay Vinashin, tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 15,16% và năm 2011 là 16,73%, đang có chiều hướng tăng nhanh trong những năm sau.

Nguồn vốn huy động: HBB chủ yếu tập trung huy động từ thị trường 1. Tỷ lệ huy động vốn tăng chậm dần qua các năm, riêng năm 2011 chỉ tăng 7% so với năm 2010, khả năng mất thanh khoản thường xuyên xảy ra.

Kết quả kinh doanh: tỷ lệ ROA năm 2011 đạt 1% thấp hơn so với toàn ngành ngân hàng (1,17%); ROE bình quân từ năm 2009-2010 là 14,04 – 16,17% và giảm xuống còn 7,8% năm 2011,vẫn thấp hơn mức bình quân toàn ngành là 13,43%. Tài sản có khác chiếm 11% tổng tài sản HBB tại thời điểm sáp nhập 28/02/2012, tỷ trọng này khá cao đã ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn, trong đó các khoản ủy thác đầu tư chiếm 63%. Do đặc thù của việc quản lý các khoản ủy thác, cho thấy việc HBB ủy thác cho các đối tác thực hiện các hoạt động tạo lợi nhuận sẽ tiềm ẩn rủi ro cao hơn việc HBB trực tiếp quản lý dòng tiền này.

Bảng 2.22: Một số chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, ROA, ROE, CAR của HBB giai đoạn 2009 – 29/02/2012

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 29/02/2012

Tỷ lệ nợ xấu (*) 2,24 2,39 4,42 16,6

ROA 1,91 1,42 0,78 -

ROE 16,17 14,04 7,8 -

CAR >15 12,29 16,46 18,81

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của HBB và tóm tắt đề án sáp nhập) (*) Số liệu tỷ lệ nợ xấu không bao gồm dư nợ xấu của Vinashin.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Thúc Đẩy Hoạt Động Sáp Nhập Và Mua Lại Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Các Ngân Hàng TMCP (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)