Chủ nghĩa khu vực (regionalism)

Một phần của tài liệu Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của asian (Trang 32 - 48)

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA KHU VỰC

V. Chủ nghĩa khu vực (regionalism)

Trên đây, chúng ta đã đề cập đến chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa toàn cầu trên phương diẹân lịch sử. Vẫn trên phương diẹân này, chúng ta sẽ thấy chủ nghĩa khu vực cũng là một hiẹân tượng tất yếu của quá trình phát triển lịch sử nhân loại.

Khi chủ nghĩa tư bản đã nối kết hầu toàn bộ thế giới vào một thị trường thống nhất thì nó đồng thời xóa bỏ dần các ngăn cách về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.

Từ đây xuất hiện các vấn đề “siêu quốc gia”, trong phạm vi khu vực và thế giới. Đối với các khu vực khác nhau trên thế giới thì quá trình hình thành chủ nghĩa khu vực, nội dung chủ

nghĩa khu vực cũng khác nhau; mặc dù chủ nghĩa khu vực là một khái niệm chung. Muốn làm sáng tỏ vấn đề này, cần xuất phát từ chính chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa toàn cầu vừa được xem xét.

Như đã biết, tổ chức Liên hiệp quốc là một biểu hiện sinh động, điển hình của chủ nghĩa toàn cầu. Từ khi ra đời, tổ chức này đã phải đối chọi với những vấn đề lớn của toàn nhân loại như các cuộc xung đột xảy ra ở hầu khắp các châu lục1. Xung đột lớn đầu tiên là cuộc phong tỏa Berlin từ tháng 6/1948 đến tháng 5/1949 giữa Liên Xô (cũ) với liên quân Anh, Pháp, Mỹ, được Liên hiệp quốc giải quyết rốt ráo bằng hình thức hiệp thương giữa các bên liên quan. Tháng 6 /1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thành lập một lực lượng quân sự quốc tế gồm 16 quốc gia tham dự, phối hợp tác chiến với lực lượng quân sự Nam Triều Tiên. Ngày 27/7/1953, các bên ký hiệp định đình chiến, chấm dứt chiến tranh. Sau những biến cố trên, đến lượt các cuụùc “khủng hoảng Cụng - gụ (1960-1961)”, “khủng hoảng tên lửa ở Cuba (1962)” đều được Liên hiệp quốc giải quyết thành công tốt đẹp. Những thành tựu trên của Liên hiệp quốc, mặc dù được cộng đồng thế giới ghi nhận, vẫn không khỏa lấp được một sự thật hiển hiện là: những nguyên tắc tốt đẹp của Hiến chương Liên hiệp quốc về quyền bình đẳng, sự công bằng, công lý giữa các dân tộc nhiều khi chỉ là những từ ngữ hoa mỹ. Tổ chức Liên hiệp quốc ra đời, trên thực tế đã đánh dấu cả sự tái lập quan hệ lẫn chia rẽ của các nước lớn. Trạng

1 1945-1995: Liên hiệp quốc để làm gì? Người đưa tin UNESCO, số 10/1995, tr.12.

thái liên kết và chia rẽ này hàm chứa những nguy hiểm cho hệ thống thế giới. Ngoài thủ đoạn gây sức ép chính trị và viện trợ có điều kiện, các cường quốc đã sử dụng diễn đàn Liên hiệp quốc như một công cụ thao túng nền chính trị thế giới, buộc các nước nhỏ phải khuất phục. Chính sách nước lớn của các cường quốc đã dẫn đến tình trạng một loạt các quốc gia khác phải phụ thuộc vào đường lối của họ. Nhiều khu vực trên thế giới trở thành nơi tranh chấp, ảnh hưởng giữa các cường quốc. Khi cán cân lực lượng trên thế giới thay đổi, họ liền điều chỉnh đường lối chính sách của mình, bỏ qua quyền lợi của các nước nhỏ. Trước tình thế ấy, các quốc gia, dân tộc nhoỷ beự coự xu hửụựng chỳm vaứo nhau, ủoaứn keẫt, tranh ủaõu vỡ lụùi ích chung của mình. Như vậy về phương diẹân chính trị, sự toàn cầu hóa làm nảy sinh tình trạng khu vực hóa, tổ chức quốc tế kích thích sự nảy sinh tổ chức khu vực.

Mặt khác, lịch sử cận hiện đại thế giới đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của chủ nghĩa quốc gia trên khắp các châu lục. Đối với các quốc gia vốn là thuộc địa cũ của chủ nghĩa đế quốc, di sản thực dân để lại rất nặng nề, biểu hiện qua nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân lao động khó khăn, tăm tối, tình trạng thất học phổ biến. Hơn nữa, trong quá trình thôn tính thuộc địa, chủ nghĩa thực dân thường phân chia đường biên giới không dựa trên cơ sở của đường biên giới cũ hoặc ranh giới giữa các sắc tộc. Vì thế, các thuộc địa sau khi giành được độc lập đã vừa phải đương đầu với một tình trạng kinh tế - xã hội đen tối ảm đạm; vừa phải vướng vào cỏc cuộc tranh chấp lónh thổ hoăùc mắc kẹt trong cỏc cuộc xung đột sắc tộc triền miên. Việc đẩy mạnh phát triển sự nghiệp kinh tế, văn hóa, giáo dục, dàn xếp các vụ tranh chấp

lãnh thổ, xung đột sắc tộc trở thành những vấn đề chung của toàn khu vực chứ khụng của riờng bất kỳ mụùt quốc gia nào.

Các dân tộc nhỏ bé giờ đây không thể khư khư nắm lấy chủ quyền quốc gia cực đoan để gây những bất ổn về chính trị và an ninh khu vực, dọn đường cho chủ nghĩa đế quốc lợi dụng.

Như vậy, bước quá độ từ chủ nghĩa quốc gia đến chủ nghĩa khu vực là một quá trình nhận thức về tính thống nhất của khu vực, về nhu cầu ổn định và phát triển của khu vực, trong đó có sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia thành viên. Sau đó là sự nhận thức về mối hiểm nguy ngoài khu vực. Trên trường quốc tế, nhất là trong quan hệ với các nước lớn, phát biểu với tư cách một tổ chức khu vực có lợi thế hơn là phát biểu với tư cách một quốc gia đơn độc ở khu vực đó. Trường hợp quan hệ giữa thị trường chung châu Âu (EEC) với Mỹ, minh chứng rất rõ nhận xét này.

Đến đây, về mặt lý luận, hoàn toàn có thể cho rằng, chủ nghĩa khu vực là “vùng giao thoa” và sự dung hòa giữa chủ nghĩa quốc gia với chủ nghĩa toàn cầu. Ở góc độ toàn cầu, chủ nghĩa khu vực là một cấp độ của “Globalism” nhưng không hẳn là “Globalism”, vì trung tâm của nó là các vấn đề khu vực. Còn ở góc độ quốc gia thì chủ nghĩa khu vực thực hiện một bước đi thích hợp từ chủ quyền quốc gia đến thứ quyền lực siêu quốc gia trong khoảng thời gian nửa thế kỷ gần đây. Bởi chúng ta chỉ có thể nói đến chủ nghĩa khu vực trong nhóm quốc gia có độc lập, chủ quyền. Mà tình trạng nhiều quốc gia, nhiều dân tộc có độc lập, chủ quyền mới xảy ra phổ biến từ sau 1945 mà thôi.

Tất cả những gì được trình bày ở trên chỉ là cơ sở thực tiễn của việc hình thành chủ nghĩa khu vực. Còn cơ sở lý luận

của sự hình thành chủ nghĩa khu vực như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, cần phải truy tìm trong lịch sử các tư tưởng về chủ nghĩa khu vực đã được phát biểu, thông qua các trường hợp ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi; sau đó là căn cứ vào tinh thần và các điều khoản cụ thể của Hiến ước Hội Quốc Liên và Hiến Chương Liên hiệp quốc.

Có lẽ, những người đầu tiên nhạy cảm với những vấn đề khu vực là một số nhà chính trị, quân sự có tham vọng.

Napoleon Bonapart (1769-1821), trong quá trình chinh phục châu Âu vào đầu thế kỷ XIX đã từng nói: “Chức phận của tôi vẫn chưa hoàn thành, tôi muốn hoàn thành cái điều mới chỉ được phác họa, tôi phải làm một bộ luật châu Âu (...), một đồng tiền cũng châu Âu, các đơn vị đo lường, các quy tắc châu Âu. Tôi phải biến tất cả các dân tộc ở châu Âu thành một dân tộc và Paris thành thủ đô của thế giới”1. Không chỉ Napoleon mà Hitler cũng đã từng mơ tưởng chinh phục và thống nhất châu Âu. Tư tưởng về sự thống nhất châu Âu còn làm say mê cả những trí thức lớn. Tại hội nghị hòa bình tháng 8 năm 1849, Victor Hugo đã phát biểu: “Sẽ đến một ngày, chiến tranh giữa Paris và London, Peterburge và Berlin, Viene và Turin trở nên phi lý và không thể chấp nhận được như là một cuộc chiến giữa người Ruang và người Amian ngày hôm nay. Sẽ đến một ngày mà các bạn nước Pháp, nước Nga, nước Ý, nước Anh, nước Đức, các bạn ở tất cả các quốc gia của lục địa trong khi vẫn không đánh mất những phẩm chất riêng biệt của mình sẽ hòa quyện trong một thể thống nhất châu Âu và

1 Siegel.F: L’Europe de Maastrict. Jelates (trích theo “Lieân minh chaâu Âu”, Đào Huy Ngọc (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 99).

xây dựng tình anh em châu Âu. Ngày ấy sẽ đến khi chỉ còn có một chiến trường khác là các thị trường mở cửa cho thương mại và những cái đầu cởi mở đối với các ý tưởng. Ngày ấy sẽ đến khi các cuộc bỏ phiếu thay thế cho bom đạn”1.

Những tư tưởng vừa được trình bày ở trên không đơn thuần là ý chí của một vài cá nhân mà có căn nguyên từ lịch sử. Bởi văn minh châu Âu được bắt nguồn từ văn minh Hy - La cổ đại. Sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ (năm 476) bởi các cuộc xâm chiếm của các “man tộc” (Barbars’), vương quốc Frank ra đời và tồn tại suốt ba thế kỷ rưỡi (481-843). Tại đây, văn minh châu Âu đã thành hình và khuếch tán. Trung tâm văn minh châu Âu chuyển dịch từ Địa Trung Hải lên phía sông Ranh, sông Sen và vùng biển Bắc. Mặc dù hội nghị Vecdoong năm 843 đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của vương quốc Frank nhưng đó lại là sự khởi đầu của Tây Âu trong khuôn khổ một cộng đồng thống nhất về văn hóa, chia rẽ về chính trò.

Tình trạng chia rẽ về chính trị đã dẫn đến các của chiến tranh hoặc xung đột triền miên ở châu Âu. Nếu tính từ cuộc chiến tranh chinh phục xứ Gaule của người La Mã (61-50 trước công nguyên) cho đến hết chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945), châu Âu đã mất ít nhất 60 triệu người vì chiến tranh2. Đặc biệt, qua hai cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918, 1939-1945, toàn châu Âu đã phải gánh chịu những thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần. Sau năm 1945, hệ thống xã hội

1 Đào Huy Ngọc (chủ biên): Liên minh châu Âu, Nxb. Chính trị quốc gia.

H.1995, tr.8.

2 Đào Huy Ngọc (chủ biên), sđd, tr.10.

chủ nghĩa ra đời, dẫn đến việc hình thành một thế giới lưỡng cực. Nền địa - chính trị toàn cầu bị đảo lộn. Những quốc gia vốn là đồứng minh trong chiến tranh chống phỏt xớt trước đõy như Liên Xô (cũ), Mỹ đã trở thành kẻ thù của nhau. Còn những quốc gia vốn là kẻ thù của nhau như Mỹ, Nhật giờ đây lại liên kết trong khuôn khổ đồng minh chiến lược. Châu Âu bị chia ra làm hai khối Đông và Tây. Từ một trung tâm lớn nhất của thế giới tư bản chủ nghĩa, Tây Âu bị suy yếu toàn diện, đành phải dựa vào Mỹ và chấp nhận sự lãnh đạo của Mỹ trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, thông qua các tổ chức GATT, UECD, NATO. Công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của Tây Âu từ đầu thập niên 50 đã làm thay đổi căn bản quan hệ kinh tế Tây Âu - Mỹ. Trong những điều kiện ấy, toàn châu Âu, đăc biệt là Tây Âu có sự nhận thức lại về một cộng đồng thống nhất. Một Tây Âu chia rẽ về chính trị sẽ không mang lại hòa bình và phát triển cho các quốc gia trong khu vực. Một Tây Âu chia rẽ về kinh tế thì không cạnh tranh nổi với Mỹ. Hơn nữa, nhu cầu mở rộng thị trường của Tây Âu lúc này rất lớn. Trong khi đó, Tây Âu lại đang mất dần thuộc địa. Điều kiện lịch sử lúc đó đã đặt trước Tây Âu một tình thế, làm ý thức về một cộng đồng văn minh chung được đề cao1. Bên cạnh đó, trong quan hệ quốc tế từ cuối thập niên 40, ở Tây Âu (trừ Anh quốc) đã từng lưu truyền tư tưởng coi Tây Âu như một lực lượng thứ ba, độc lập

1 Nguyễn Ngọc Dung: Quá trình hình thành EU và ASEAN qua cách tiếp cận đối chiếu khu vực, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, soá 4/1997

với Liên Xô (cũ) và Mỹ1. Tháng 5/1950, ngoại trưởng Pháp, Robert Shuman đã đưa ra đề nghị đặt toàn bộ việc sản xuất than, thép của Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực tối cao, trong một tổ chức mở cho các nước châu Âu tham gia. Đề nghị này đã được các quốc gia Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg hưởng ứng. Ngày 18/4 /1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” (ECSC) ra đời, đánh dấu giai đoạn đầu của tiến trình liên kết châu Âu. Các giai đoạn tiếp theo của quá trình liên kết, thống nhất đó là: “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (năm 1955) “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (năm 1957), “Cộng đồng châu Âu” (năm 1967), cuối cùng là “Liên minh châu Âu” (năm 1993)2.

Tất cả những điều trên đây chứng tỏ từ nhận thức lịch sử, việc đưa ra các tư tưởng thống nhất hoặc liên kết khu vực không phải là sự tưởng tượng (sản phẩm chủ quan của bộ óc con người) mà là sự phản ánh một nhu cầu khách quan. Bởi bản thân châu Âu đã mang sẵn trong mình các yếu tố thống nhất. Trong trường hợp châu Âu, các đại biểu của chủ nghĩa khu vực đã đưa ra những nhận thức chung về vị trí, vai trò, tính thống nhất của khu vực, triển vọng hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia trong khu vực và cuối cùng là những mối nguy hiểm không chỉ bên trong mà cả bên ngoài khu vực phương hại đến tình hình an ninh của mỗi quốc gia.

Từ những cơ sở đó, chủ nghĩa khu vực hiện ra với một vẻ đẹp và sự hợp lý hoàn toàn cảm nhận được.

1 Regionalism in Southeast Asia. Center for strategic and International Studies, Jakarta 1974, p.57.

2 Nguyễn Ngọc Dung, sđd, số 4/1997.

Đối với châu Mỹ, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 xứ thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1755-1783) và sự thành lập nước Mỹ (The United States of American) ngày 4/7/1776 đã giải phóng Bắc Mỹ khỏi chủ nghĩa thực dân Anh, gây nên những ảnh hưởng ghê gớm đối với các thuộc địa của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ở Mỹ La tinh. Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên giành được độc lập ở châu Mỹ kể từ khi chủ nghĩa tư bản bén rễ trên đại lục này. Vào đầu những năm 20 thế kỷ XIX, các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân châu Mỹ La tinh đã lật nhào chế độ thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trước nguy cơ xâm lược can thiệp của khối “Liên minh thần thánh” (gồm Anh, Nga, Áo, Phổ) nhằm khôi phục lại hệ thống thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ La tinh, tổng thống Mỹ lúc đó, James Monroe (1758-1831) đã tuyên bố công nhận nền độc lập của các nước châu Mỹ La tinh. Bức thông điệp của Monroe gửi tới quốc hội Mỹ ngày 2/12/1823 đã đi vào lịch sử dưới tên gọi “Học thuyết Monroe”. Ông khẳng định rằng, Tân thế giới (nghĩa là cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ) không thể một lần nữa được coi là đối tượng của sự bành trướng thuộc địa; Mỹ không đụng chạm đến các thuộc địa hiện tồn của các cường quốc Âu châu nhưng cũng không cho phép thành lập các thuộc địa mới ở châu Mỹ1. Monroe đưa ra khẩu hiệu “châu Mỹ của người châu Mỹ”.

Học thuyết Monroe đã đặt Mỹ vào địa vị của kẻ bảo hộ khu vực, thực chất là muốn nắm chặt các nước châu Mỹ La tinh để phục vụ cho lợi ích của tư bản Mỹ.

1 A.V. Ado (chủ biên): Lịch sử cận đại các nước châu Âu và châu Mỹ, Nxb. Đại học Mátxcơva, 1986, tr. 578 (tiếng Nga).

Tuy nhiên trên bình diện khu vực, học thuyết Monroe có ảnh hưởng nhất định đến ý thức khu vực, ý thức quốc gia của các nước châu Mỹ La tinh. Những người Creole (người Âu sinh ra trờn đất chõu Mỹ) thuộc vềứ tầng lớp nắm giữ quyền lực chính trị mạnh nhất nên rất có tinh thần quốc gia. Họ đẩy mạnh việc phát triển chế độ đại điền trang. Do trình độ sản xuất còn lạc hậu, chế độ nô lệ vẫn được duy trì, chủ nghĩa Caudillo trở thành đặc trưng của chế độ chính trị ở Nam Mỹ lúc bấy giờ. Đây là một dạng độc tài quân sự mang nặng tính phong kiến. Vì thế, các quốc gia độc lập châu Mỹ chưa thực sự thiết lập được nền dân chủ tư sản. Trong khi đó, các đế quốc tư bản châu Âu vẫn thi hành chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Mỹ, đẩy nhiều nước vào tình trạng nửa thuộc địa. Năm 1833, đế quốc Anh chiếm quần đảo Manvinat của Agentina. Năm 1845, Anh cùng Pháp can thiệp vào chiến tranh Agentina - Uruguay. Năm 1861, 1862 các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha đổ quân lên Mexico hòng can thiệp vào cuộc cách mạng tư sản đang nổ ra ở đây. Cũng năm 1862 liên quân Anh - Pháp lăm le can thiệp vào cuộc nội chiến ở Mỹ... Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản ở đây đang trên đà phát triển ồ ạt, các đế quốc tư bản châu Âu đã ráo riết xâm nhập vào Mỹ La tinh trong các lãnh vực cốt yếu nhất của nền kinh tế (tài chính, đầu tư, khai mỏ, làm đường sắt...). Như vậy, không thể phủ nhận được những nguy cơ, thách thức ở bên ngoài khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến nền độc lập, sự phát triển của các nước châu Mỹ. Giữa hai con đường: 1/ chịu sự bảo hộ của Hoa Kỳ; 2/

chịu sự can thiệp của các cường quốc châu Âu - các nước châu Mỹ đã chọn con đường thứ nhất. Điều này khẳng định

Một phần của tài liệu Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của asian (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)