Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA KHU VỰC CUÛA ASEAN
I. ASEAN trong trật tự thế giới mới
Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX chứng kiến những biến đổi lớn lao trong đời sống chính trị của xã hội quốc tế.
Bầu không khí ngột ngạt của chiến tranh lạnh kéo dài từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt sau cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Xô – Mỹ cuối năm 1989. Tiếp theo đó, Liên Xô, siêu cường quốc duy nhất có thể đối đầu với Mỹ, thành trì của chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ vào năm 1991. Vì thế mà hầu như tất cả những đặc trưng của trật tự thế giới cũ, được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đang nhạt dần.
Người ta đang suy tư, phán đoán về một trật tự thế giới mới của thời “hậu chiến tranh lạnh”.
Để xác định một “trật tự thế giới”, người ta thường dựa vào thế cân bằng tương đối của các lực lượng quốc gia căn bản, vốn là những chủ thể trong quan hệ quốc tế. Hệ thống quốc tế với tư cách là một chỉnh thể phức tạp, có cấu trúc tương đối bền vững theo một trình tự, quy cách, tức là một trật tự nhất định. Cho nên có thể coi trật tự thế giới như là cách thức, trình tự, quy tắc sắp xếp các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Đó là một cấu trúc tương đối bền vững về so sánh lực lượng của các chủ thể quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất
định1. Khi trật tự thế giới hình thành cũng đồng thời xác lập những chuẩn mực và nguyên tắc quan hệ giữa các chủ thể trong trật tự đó. Một khi trật tự thế giới này chấm dứt thì những chuẩn mực, nguyên tắc quan hệ của nó cũng mất theo.
Vai trò của trật tự thế giới là ở chỗ nó chi phối sự vận động và phát triển của toàn thể thế giới trong giai đoạn lịch sử mà nó tồn tại.
Sau sự tan vỡ của trật tự Yalta, thế giới phát triển ngày càng nhanh theo hướng đa cực. Tuy vậy, một trật tự thế giới mới đang hình thành nhưng chưa hẳn đã thành hình. Nguyên do bởi sự chuyển đổi lần này có những đặc điểm khác xa với những chuyển đổi trước đây. Những lần chuyển đổi trước đây thường diễn ra sau hàng loạt các cuộc chiến tranh và trật tự thế giới sau đó được thiết lập khá nhanh chóng, thông qua việc các nước thắng trận phân chia phạm vi ảnh hưởng (hệ thống Versailles – Washington, hệ thống Yalta). Giờ đây, sự phá vỡ trật tự thế giới lưỡng cực đã khiến Mỹ trở thành siêu cường duy nhất cùng một số trung tâm khác (Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga) thiết lập những cân bằng mới. Tất nhiên, việc thiết lập thế cân bằng mới giữa họ không hề đơn giản mà trải qua một quá trình đấu tranh hợp tác đầy trắc trở.
Do đó, cục diện “một siêu cường, nhiều cường quốc” tuy phản ánh thế giới đa cực hóa nhưng vẫn là một cơ cấu mang tính quá độ.
Qua gần nửa thế kỷ chiến tranh lạnh với nhiều khúc quanh co và đối đầu gay gắt, giờ đây, hợp tác và đối thoại trở
1 Nguyễn Xuân Sơn: Trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh. Nxb. Chính trò quoác gia, H. 1997, tr.7.
thành dòng chủ lưu trong quan hệ quốc tế. Không còn cuộc chạy đua vũ trang giành quyền chủ động chiến lược giữa Liên Xô (cũ) và Mỹ. Một cuộc chiến tranh thế giới mới cũng sẽ rất khó xảy ra vì tính chất hủy diệt của vũ khí hạt nhân và tình trạng không có kẻ thắng người bại trong chiến tranh. Con người đã ý thức được những bài học lịch sử. Nhưng mặc khác, sự tan rã của trật tự lưỡng cực đã gây ra nhiều biến động chính trị ở hầu khắp các khu vực. Các khuynh hướng ly khai và xung đột sắc tộc vốn bị che đậy trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã bộc lộ. Trong khi một số điểm nóng cũ, tồn tại trong giai đoạn chiến tranh lạnh (“vấn đề Campuchia”, nội chiến Afganistan, nội chiến Angola) còn âm ỉ thì các điểm nóng mới mang tính khu vực lại bùng nổ dữ dội. Chẳng hạn cuộc nội chiến đẫm máu ở Nam Tư, tranh chấp lãnh thổ giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, xung đột sắc tộc ở Rwanda … Trong một thế giới vẫn luôn có nhiều biến động như thế, việc xác định đúng “tọa độ chính trị”, tọa độ an ninh của ĐNÁ có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai phát triển của chủ nghĩa khu vực ASEAN.
Nằm trong dải châu Á – Thái Bình Dương, ĐNÁ được coi là khu vực tương đối giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược quan trọng. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, ĐNÁ bị chi phối nhiều bởi tam giác chiến lược Mỹ – Xô – Trung. Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga mất dần ảnh hưởng ở khu vực này. Thay vào đó là sự tăng cường ảnh hưởng xuống ĐNÁ của Trung Quốc và Nhật Bản. Giờ đây, việc hình thành tam giác chiến lược Mỹ – Nhật – Trung đối với ĐNÁ dường như là sự thay thế tam giác Mỹ – Xô – Trung ngày trước.
Trong tam giác chiến lược Mỹ – Nhật – Trung đối với ĐNÁ, Mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ ở quá khứ mà còn ở hiện tại và tương lai. Kể từ năm 1969, khi Tổng thống Nixon đặt vấn đề rút dần lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi châu Á và yêu cầu các nước đồng minh châu Á chia sẻ trách nhiệm đến nay, người Mỹ chưa bao giờ vắng mặt ở ĐNÁ. Bởi vì ĐNÁ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Các yếu tố về lịch sử, địa lý, nhân khẩu khiến Mỹ trở thành một phần không thể thiếu được của vành đai châu Á – Thái Bình Dương. Các bang Alaska, California, Oregon đều có biên giới với Thái Bình Dương. Còn Hawai thì được biển bao quanh. Công dân Mỹ sống trên các hòn đảo Guam, Samoa, Bắc Mariana gần với nhiều thủ đô châu Á hơn là Washington.
Nhận thức được điều này, các đời tổng thống Mỹ liên tiếp đưa ra nhiều học thuyết nhằm mục tiêu duy trì sự thống trị và kiểm soát tình hình chính trị, kinh tế, an ninh ở khu vực rộng lớn này.
Chẳng hạn “Học thuyết Truman”, “Thuyết cứng rắn” của Eisenhower, “Thuyết biên giới mới” của Kenedy, “Thuyết châu Á” của Johnson …
Sự sụp đổ của hệ thống lưỡng cực cùng sự xuất hiện những xu hướng mới của thế giới buộc Mỹ phải xác định lại chiến lược châu Á của mình, ngõ hầu củng cố, phát huy những lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh của Mỹ. Trước hết là lợi ích kinh tế.
Hiện nay, sự năng động của các nền kinh tế châu Á đang mở ra thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ Mỹ xâm nhập. Theo báo cáo chiến lược an ninh châu Á – Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 2/1995, buôn bán của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương đạt hơn 347 tỉ USD, thu hút 2,8 triệu việc làm
của người Mỹ1. Năm 1995 Mỹ xuất khẩu sang bảy nước ASEAN là 40 tỉ USD hàng hóa. Riêng quý I năm 1996 hàng hóa bảy nước ASEAN nhập từ Mỹ đạt 11,2 tỉ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. ASEAN trở thành bạn hàng lớn thứ ba của Mỹ2. Bên cạnh quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư của Mỹ đối với ASEAN cũng có tiềm lực rất lớn. Với sức mạnh kinh tế khổng lồ và khả năng đầu tư đa dạng, phong phú, Mỹ đã tích cực đầu tư vào các ngành năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông, thực hiện chuyển giao công nghệ, khai thác dầu khí ở các nước ASEAN. Những số liệu sau cho thấy quy mô đầu tư của Mỹ vào các nước ASEAN ngày càng tăng (xem bảng).
ĐẦU TƯ CỦA MỸ VÀO ASEAN
ẹụn vũ : trieọu USD
TT Tên nước Năm Ghi
chuù 1985 1990 1991 1992 1993 1994 1995
1 Singapore 1.874 3.975 5.363 6.715 8.867 10.972 1.472* * Đầu tư mới 2 Indonesia 4.475 3.207 3.826 4.384 4.770 5.015 2.771*
3 Thái Lan 1.074 1.790 2.025 2.594 2.947 3.762 825*
4 Malaysia 1.140 1.466 1.774 1.596 1.988 2.382 707*
5 Philippines 1.032 1.355 1.395 1.666 1.945 2.374 631*
6 Vietnam 850*
Nguoàn: - US Department of Commerce, Far Eastern Economic Review 1995; - Surrey of Current Business, August 1995.
1 Báo cáo Chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 2/1995; các nước với châu Á – Thái Bình Dương. Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo số 4/1995, tr.1-26.
2 Nguyễn Thiết Sơn: Quan hệ ASEAN-Mỹ, những vấn đề hiện nay. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “ASEAN, hôm nay và ngày mai”. H. 9/1997, t.1, tr. 137-147.
Vấn đề an ninh của Mỹ ở châu Á nói chung và ĐNÁ nói riêng cũng đang diễn ra theo chiều hướng khá thuận lợi.
Nước Nga trong một thời gian khá lâu nữa còn chưa có đủ khả năng duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ của nó ở châu Á. Còn Mỹ, mặc dù có sự cắt giảm quân số và rút bỏ một vài căn cứ quân sự (Clark, Subic ở Philippines) nước này vẫn cam kết duy trì một lực lượng quân sự ổn định khoảng 100.000 quân ở châu Á. Các hiệp ước an ninh song phương Mỹ – Nhật, Mỹ – Hàn Quốc, Mỹ – Thái Lan, Mỹ – Philippines, Mỹ – Australia vẫn được củng cố như chưa hề có sự chấm dứt của chiến tranh lạnh.
Trong khi Mỹ chú ý nhiều đến vai trò lãnh đạo thế giới thì Nhật Bản lại đeo đuổi chiến lược kinh tế toàn cầu. Chiến lược này được Nhật Bản thực hiện nhất quán ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở ĐNÁ. Bởi vì ĐNÁ là thị trường lý tưởng cho hàng hóa Nhật, kho tài nguyên thiên nhiên quý giá phục vụ cho công nghiệp Nhật Bản. Trong giai đoạn 1954 – 1975 Nhật Bản đã cung cấp cho Mỹ, ngụy ở miền Nam Việt Nam các loại hàng hóa phục vụ chiến tranh như quân trang quân dụng, thực phẩm. Nhật Bản cũng đẩy mạnh việc xâm nhập vào thị trường ĐNÁ bằng các mặt hàng như sợi tổng hợp, xe máy, ô tô, máy móc phục vụ công nghiệp cầu đường … Vì thế, ĐNÁ gần như trở thành một thị trường nội địa của Nhật bản trong đầu tư và buôn bán mậu dịch. Tháng 5 năm 1991, trong chuyến đến thăm các nước ĐNÁ, thủ tướng Nhật Toshiki Kaifu một lần nữa nhấn mạnh vai trò và sức mạnh kinh tế của Nhật Bản, cam kết tiếp tục viện trợ ODA cho các nước ASEAN. Những năm gần đây, ASEAN luôn là một bạn hàng quan trọng của Nhật, đứng hàng thứ ba sau Mỹ và EU.
Nhật Bản cũng rất chú trọng vào các hoạt động đầu tư ở
ĐNÁ, vì đây là một trong những biện pháp tích cực thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển. Việc tăng nhanh dòng đầu tư ra nước ngoài còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là nền công nghiệp Nhật Bản. Đó cũng là phương thức để Nhật Bản giảm bớt căng thẳng trong cán cân mậu dịch với Mỹ và Tây Âu. Mặt khác, tự thân nền kinh tế các nước ĐNÁ cũng cần rất nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài. Chính điều kiện thuận lợi này đã tăng nhanh dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN. Ngoài nguồn đầu tư trực tiếp, các nước ASEAN còn nhận được nguồn viện trợ ODA của Nhật Bản.
Những năm gần đây, khi Nhật Bản điều chỉnh chính sách châu Á – Thái Bình Dương của mình thì các nước ASEAN lại là những người được nhận đầu tư nhiều nhất, chiếm khoảng 20%
tổng số ODA của Nhật Bản1.
QUAN HỆ KINH TẾ NHẬT BẢN – ASEAN
ẹụn vũ: trieọu USD
Các Năm hoạt động 1991 1992 1993 1994
Xuaỏt khaồu 37.679 40.706 49.474 60.629 Nhập khẩu 31.759 31.551 34.012 36.623 Đầu tư trực tiếp 3.696 3.867 3.042
Viện trợ ODA 2.149 2.258 2.978 1.884 Nguoàn:
- Japan’s ODA annual report, 1996, p.44 - Japan 1996, an International Companion, p.54 - Nihon Kezai Shum bum 1996, p.205.
1 Nguyễn Duy Dũng: Quan hệ kinh tế Nhật Bản - ASEAN, thực trạng và triển vọng. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “ASEAN, hôm nay và ngày mai”. H.
tháng 9/1997, t.1, tr. 148-154.
Vai trò kinh tế quan trọng của Nhật Bản đang khuyến khích những tham vọng chính trị của nó đối với khu vực.
Nhất là khi hệ thống lưỡng cực trên thế giới tan rã thì tham vọng chính trị của Nhật Bản càng rõ nét. Nhật Bản đang điều chỉnh chiến lược “thoát Á nhập Mỹ” để “trở về châu Á”
hòng vươn lên trở thành một cường quốc chính trị. Người Nhật đang muốn thay đổi lại hiến pháp, thay đổi tính chất và chiến lược của lực lượng phòng vệ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc. Nhật Bản đang tranh thủ các nước để sớm trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, cùng Mỹ và Tây Âu cấu trúc lại trật tự thế giới. Hơn ai hết, người Nhật rất nhạy cảm với “khoảng trống quyền lực” ở ĐNÁ sau chiến tranh lạnh. Để có một vị trí ngày càng vững chắc ở ĐNÁ, Nhật Bản đang tìm mọi cách để lấy lòng tin, như việc Nhật đề xuất ý kiến lấy hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN mở rộng làm nơi đối thoại về chính trị và an ninh khu vực. Nhật cũng muốn cùng Mỹ chia sẻ cam kết đảm bảo an ninh Đông Á (bao gồm Đông Bắc Á và ĐNÁ). Các học giả của Viện nghiên cứu Hòa bình và An ninh Nhật Bản đã đưa ra bốn sự lựa chọn cho chính sách ĐNÁ của Nhật Bản:
1. Tăng cường thể chế an ninh Nhật - Mỹ, trong đó cần phân chia trách nhiệm rõ ràng.
2. Tăng cường tính tự chủ của Nhật Bản trên cơ sở an ninh Nhật – Mỹ, song hạn chế thấp nhất trách nhiệm của Mỹ, mở rộng trách nhiệm của Nhật Bản.
3. Tăng cường quan hệ hợp tác thông qua các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh với các nước châu Á theo hình mẫu CSCE.
4. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn cầu dựa vào Liên hiệp quốc. Nhật Bản sẽ theo hướng tăng cường hợp tác với Liên hiệp quốc trong việc mở rộng hoạt động gìn giữ hòa bình1.
Bốn lựa chọn trên chỉ là sự kết hợp chính sách toàn cầu và chính sách khu vực của Nhật Bản trên nền tảng căn bản của liên minh Nhật – Mỹ. Vì thế, đối với người Nhật, đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở ĐNÁ chủ yếu không phải là Mỹ mà chính là Trung Quốc. Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở châu Á chắc hẳn sẽ vô cùng mạnh mẽ, vì sự song tồn vai trò cường quốc của họ trong khu vực là hiện tượng lịch sử chưa từng biết đến.
Sau gần nửa thế kỷ thoát khỏi sự lệ thuộc vào thực dân phương Tây, giờ đây Trung Quốc đang trỗi dậy. Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, vị trí địa lý trung tâm, tiềm lực kinh tế mạnh, dân số đông, Trung Quốc trở thành quốc gia có vai trò bản lề trong các công việc châu Á. Trung Quốc còn là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nên việc Mỹ, Nhật Bản muốn cô lập Trung Quốc là một điều bất lợi cho họ. Vì thế, Mỹ khuyến khích quá trình tự do hóa kinh tế, chính trị ở Trung Quốc, lôi kéo các nước ASEAN để lập thế cân bằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc luôn tìm cách phát huy ảnh hưởng xuống ĐNÁ vì đây là lối ra dễ nhất để họ vươn rộng ra Thái Bình Dương. Sự bất ổn về chính trị, an ninh trong nửa thế kỷ qua ở ĐNÁ gắn liền với đường lối, chính sách của
1 Vấn đề an ninh ở khu vực ĐNÁ, sđd, tr. 152.
Trung Quốc đối với khu vực này. Sau các cuộc nổi dậy của lực lượng Mao ít ở ĐNÁ, sự đầu cơ trục lợi trong chiến tranh Việt Nam và “vấn đề Campuchia” giờ đây Trung Quốc đang tiến ra Biển Đông. Ngày 25/12/1992, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua sắc luật về lãnh thổ và lãnh hải, ngang nhiên sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc. Mục tiêu chính của Trung Quốc khi tiến ra kiểm soát, khống chế Biển Đông là để xâm nhập ngày càng sâu vào ĐNÁ. Sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Biển Đông còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh của nước này với Nhật Bản. Biển Đông có vị trí chiến lược trong giao thông hàng hải quốc tế, nơi cung cấp nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là dầu lửa và hơi đốt – những nhiên liệu đặc biệt cần thiết cho nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của Trung Quốc. Để tiến ra Biển Đông, Trung Quốc đang ráo riết xây dựng và hiện đại hóa lực lượng quốc phòng. Họ đã mua của Nga nhiều vũ khí, khí tài hiện đại như máy bay chiến đấu SU- 27, máy bay vận tải IL-75, tàu ngầm lớp Killo. Họ cũng tìm cách mua kỹ thuật tiếp dầu trên không của Israel hoặc Iran để không quân Trung Quốc có thể hoạt động ở tầm xa có hiệu quả. Với mức tăng trưởng kinh tế 10% một năm, Trung Quốc đang vươn dần lên thành một cường quốc cả về chính trị và kinh tế, thách thức vai trò của Mỹ và Nhật ở châu Á.
Một nguyên nhân khác khiến Trung Quốc ngày càng quyết tâm bành trướng ra Biển Đông là công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho các khuynh hướng ly khai phát triển. Vì thế, Trung Quốc đã đề cao chủ nghĩa dân tộc để thu hút dân chúng khỏi sự bất bình có thể có. Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc giờ đây