Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA KHU VỰC CUÛA ASEAN
II. ASEAN và các cơ hội phát triển
Đến nay ASEAN đã có hơn 30 năm tồn tại và phát triển.
Đó là nền tảng quan trọng để tổ chức này vươn tới những tầm cao mới của sự hợp tác khu vực. Điểm lại lịch sử ASEAN 30 năm qua, người ta thấy ở giai đoạn đầu các nước ASEAN đã nỗ lực phấn đấu nhằm giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng phương pháp hòa bình, đối thoại, xây dựng lòng tin và cam kết hợp tác. Cũng trong giai đoạn này, các nước ASEAN tìm cách đứng ra ngoài những quan hệ phức tạp của các nước lớn, thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
Ở giai đoạn sau, quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN tiếp tục củng cố và phát triển. Nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Các nền kinh tế ASEAN chuyển dần từ chiến lược “thay thế nhập khẩu” sang chiến lược “mở rộng xuất khẩu”. Về chính trị, tổ chức ASEAN được mở rộng thêm bằng việc kết nạp Brunei làm thành viên thứ sáu (năm 1984). Trong quan hệ với nhóm nước Đông Dương, một số thành viên ASEAN đã chủ động bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Nhưng vì xảy ra “vấn đề Campuchia” nên tiến trình bình thường hóa này bị tạm thời đình trệ. Giai đoạn này đánh dấu một khúc quanh trong quan hệ giữa hai nhóm nước ở khu vực.
Từ năm 1989 đến nay, ASEAN đã có bước điều chỉnh quan trọng để phù hợp với những điều kiện quốc tế và khu vực đã căn bản thay đổi. Từ đối đầu, các nước ASEAN đã chuyển sang đối thoại trong quan hệ với các nước Đông Dương, đẩy tiến trình hợp nhất khu vực lên tầm cao mới.
Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN cho thấy tổ chức này rất nhạy cảm, năng động với mọi biến đổi trong tương quan lực lượng quốc tế. Họ đã lợi dụng triệt để những
cơ hội mà trật tự lưỡng cực đem lại, trong khi nhiều nước thuộc thế giới thứ ba thì bỏ lỡ. ASEAN đã tạo dựng được những giá trị lớn, có ý nghĩa căn bản đối với tương lai của chớnh mỡnh, cuù theồ:
- Các nước ASEAN đã xây dựng được lòng tin và sự cam kết hợp tác, mặc dù phải mất khá nhiều thời gian (1967- 1976). Nhưng đó là tiền đề ban đầu của sự liên kết thống nhất toàn khu vực.
- Các nước ASEAN đã tạo ra được một môi trường hòa bình, ổn định thông qua việc thực hiện đường lối ZOPFAN và Hiệp ước ĐNÁ không có vũ khí hạt nhân (SEAN WFZ).
- Nền kinh tế các nước ASEAN có tốc độ tăng trưởng nhanh, thực sự mở cửa và hướng ngoại.
- Dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống ĐNÁ, các nước ASEAN đã xây dựng được phong cách, lề lối làm việc mang sắc thái riêng. Thực chất, đó là những nguyên tắc hoạt động được thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohammad tổng kết bằng năm chữ C theo mẫu tự tiếng Anh: Concensus (nhất trí), Consulation (tham khảo), Caring (quan tâm), Consolidation (đoàn kết) và Corner stone (hòn đá tảng – nguyên tắc)1.
Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo thời cơ lịch sử cho ASEAN phát triển về chính trị. Tuyên bố Singapore năm 1992 nêu rõ: “ASEAN hoan nghênh tất cả các nước ĐNÁ tham gia vào hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNÁ, Hiệp ước này sẽ là một khuôn khổ chung cho hợp tác rộng lớn hơn toàn
1 Nguyễn Duy Quý: Diễn văn khai mạc hội thảo quốc tế “ASEAN hôm nay và ngày mai”. Kỷ yếu, t.1, tr.3-4.
ĐNÁ”1. Theo tinh thần này, tháng 7/1995 các nước ASEAN đã chấp nhận Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội. Đây là lần đầu tiên, chủ nghĩa khu vực ASEAN với tính cách là ý thức khu vực đã vượt qua sự ám ảnh cuối cùng của hệ thống lưỡng cực thế giới và vấn đề ý thức hệ tư tưởng.
Thực ra, ở trình độ thấp của sự liên kết khu vực, vấn đề hợp tác giữa các thành viên ASEAN có chế độ chính trị khác nhau không đợi đến tháng 7/1995 mới đặt ra; mà đã được nên trong Điều 2 chương I Hiệp ước Bali 1976 “trong quan hệ của họ (các nước ASEAN – tác giả) với nhau, các bên tham gia Hiệp ước sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia.
- Quyền của mọi quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp hoặc lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…”2. Mặc dù trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, những khái niệm truyền thống về độc lập chính trị và chủ quyền lãnh thổ dường như không còn đứng vững trước những biến đổi to lớn của lực lượng sản xuất xã hội. Nhưng bắt rễ từ điều kiện lịch sử, từ văn hóa truyền thống ĐNÁ, chủ nghĩa khu vực ASEAN có những đặc thù quan trọng. Tuyên bố Hội nghị cấp cao Bangkok 1995 khẳng định “sẽ tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn
1 Nguyễn Văn Lịch: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), sđd, tr.172.
2 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), sđd, tr.202.
nữa bản sắc, tinh thần và ý thức cộng đồng ASEAN”1.
Đề cập đến vấn đề hợp tác chính trị và an ninh khu vực, tuyên bố cam kết “ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong quá trình hợp tác với các bên tham gia khác để phát triển diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) thành một tiến trình có ý nghĩa và hiệu quả”. Đồng thời với tiến trình ARF, ASEAN sớm tìm kiếm những giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở biển Đông và duy trì đường lối hòa bình, tự do và trung lập ở ĐNÁ2.
Thỏng 7/1997 ASEAN đó kết nạpù hai thành viờn mới là Myanmar và Lào. Ngày 30/04/99 họ kết nạp nốt Campuchia.
Sự mở rộng ASEAN thành một cộng đồng gồm mười quốc gia thành viên ĐNÁ là bước phát triển hợp lô gích nhằm duy trì một ĐNÁ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. ASEAN, vì vậy, có tư thế vững vàng hơn trên bàn thương lượng quốc tế. Những hoạt động của ASEAN trong một số năm gần đây cho thấy đó là một thực thể chính trị có tiềm lực. Những yếu tố căn bản tạo nên điều đó là:
- Các nước thành viên có nguyện vọng chung về phát triển kinh tế, có nhu cầu chung về chính trị nhằm ngăn ngừa sự can thiệp và đe dọa của các nước lớn.
- Dựa vào sức mạnh tập thể, bảo vệ lợi ích chung của mình trong cộng đồng quốc tế.
- Có những nguyên tắc hợp lý chỉ đạo hành động:
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình
1.2 Nguyễn Văn Lịch: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), sđd, tr.
218, 220.
đẳng, hiệp thương nhất trí trong nội bộ tổ chức1.
Thực lực chính trị được tăng cường và kinh tế phát triển nhanh chóng đã tạo cho ASEAN có vai trò một trung tâm cả về chính trị lẫn kinh tế. Hợp tác kinh tế khu vực luôn là động lực thúc đẩy ASEAN và cũng là biện pháp chủ yếu để ASEAN ổn định chính trị nội bộ, tăng cường và củng cố địa vị quốc tế của mình. Ngay từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất, ASEAN đã đặt hợp tác kinh tế vào vị trí trung tâm và nêu vấn đề thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực. Từ thập kỷ 90 trở đi, ASEAN đã nhận thức được sự cần thiết kiếm tìm một hình thức hợp tác kinh tế thật hiệu quả. Nhiều sáng kiến được đưa ra như “Thỏa thuận về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung”
(CEPT) của Indonesia, đề nghị thành lập “Nhóm kinh tế Đông Á” (EAEG) của Malaysia, “Khu vực mậu dịch tự do”
(AFTA) của Thái Lan và “Hiệp ước kinh tế ASEAN” (AET) của Philippines. Các đề nghị trên đều nhằm thiết lập một thị trường chung ASEAN. Cuối cùng, các nước ASEAN đã chọn đề nghị thiết lập AFTA và sử dụng CEPT làm công cụ chính để thực hiện2. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư năm 1992 tại Singapor nêu rõ “ASEAN sẽ thiết lập khu mậu dịch tự do của ASEAN, sử dụng “Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung” như là cơ chế chính trong vòng mười lăm
1 Shi Yong Ming: Địa vị của ASEAN được tăng cường và ảnh hưởng của nó sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Tài liệu phục vụ nghiên cứu (lưu hành nội bộ). Viện thông tin Khoa học xã hội, H. 1997, số TN 97-57.
2 Hoàng Anh Tuấn: AFTA và triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2 (4) tháng 6/1994, tr.33-39.
năm, bắt đầu từ 1/1/1993 với mức thuế ưu đãi cuối cùng có hiệu lực từ 0 đến 5%”1. Các quốc gia thành viên đã xác định mười lăm nhóm sản phẩm để giảm thuế quan theo kế hoạch CEPT. Đó là các mặt hàng dầu thực vật, xi măng, dược liệu phân bón, chất dẻo, sản phẩm cao su, sản phẩm da thuộc, bột giấy, hàng dệt, sản phẩm đồ gốm và kính, đá quý và đồ trang sức, đồng thỏi, hàng điện tử, đồ gỗ và song mây2. Tuyên bố Bangkok 1995 đã rút ngắn tiến trình thực hiện AFTA xuống còn mười năm.
Sự ra đời của AFTA góp phần tăng cường thương mại nội bộ ASEAN, bù đắp cho việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống châu Âu và Bắc Mỹ do sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Trên cơ sở liên kết các nền kinh tế riêng biệt, kinh tế ASEAN thống nhất sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể nói, trong thời điểm hiện nay, AFTA là biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa khu vực kinh tế ASEAN.
Mặc dù AFTA về cơ bản là một sáng kiến mang tính thương mại nhưng nó tác động đến nhiều lĩnh vực. Hệ quả tất yếu là phải xác định lại các mối quan hệ hiện có trong các lãnh vực không phải thương mại trong nội bộ ASEAN. Trước tiên là tác động của AFTA đến lĩnh vực hợp tác chuyên ngành, thúc đẩy các thành viên ASEAN chuyên ngành hóa những lĩnh vực mà lợi thế so sánh hoặc lợi thế cạnh tranh cho phép. AFTA sẽ là chất xúc tác để gắn các chương trình hợp
1 Nguyễn Văn Lịch: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), sđd, tr.174.
2 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), sđd, tr.55.
tác văn hóa, giáo dục xã hội, môi trường, quản lý hành chính của ASEAN trong một tổng thể hữu cơ. Đó là những tiền đề quan trọng vạch định tiến trình nhất thể hóa toàn diện kiểu ĐNÁ. Tất nhiên, mức độ nhất thể ĐNÁ đến đâu, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, những yếu tố căn bản là:
- Các nước ASEAN có vị trí địa – kinh tế rất thuận lợi;
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo ưu thế cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu; có nguồn nhân lực dồi dào.
- Nền kinh tế các nước ASEAN có tỉ lệ tích lũy khá cao, phản ánh năng lực đầu tư trong nước của họ. Theo thống kê, tỉ lệ tích lũy của Singapore trong giai đoạn 1990-1994 bình quân lên tới 48%. Tỉ lệ tích lũy của Thái Lan, Malaysia, Indonesia lần lượt theo thời gian trên là 37,2%, 35,6%, 38,7%1.
- Kết cấu nền kinh tế các nước ASEAN đang chuyển dịch nhanh chóng theo mô hình kinh tế hiện đại hướng về xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu mở rộng hợp tác kinh tế trong và ngoài khu vực. Cơ cấu xuất khẩu đã chuyển từ các sản phẩm thô, sơ cấp sang các sản phẩm công nghiệp chất lượng.
- Các nước đang xây dựng và cải tiến hệ thống ngân hàng-tài chính tiền tệ nhằm phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế mỗi nước và cả khu vực.
Rõ ràng thực lực kinh tế, chính trị của ASEAN không chỉ được củng cố, mở rộng mà còn được hỗ trợ bởi một đường lối đối
1 Lê Văn Sang: Vai trò của ASEAN trong hợp tác kinh tế Đông Á. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “ASEAN, Hôm nay và Ngày mai”. H. 9/1997, t.1, tr.75- 85.
ngoại linh hoạt, khôn khéo. ASEAN đang khẳng định vai trò nổi bật, độc đáo của mình tại châu Á – Thái Bình Dương. Nó khiến cho cục diện châu Á – Thái Bình Dương vốn lấy quan hệ giữa các nước lớn làm chủ đạo có những biến đổi quan trọng. Một mặt, ASEAN xác lập địa vị chủ đạo của mình thông qua diễn đàn ARF khiến các nước lớn khó lòng can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực. Mặc khác, ASEAN lấy mình làm trung tâm để hình thành cục diện cân bằng giữa các nước lớn, đồng thời đóng vai trò hòa hoãn xung đột, cân bằng, điều hòa các nước lớn với nhau. Những thành công ngoại giao của ASEAN tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nhờ phương thức xử lý độc đáo của nó trong quan hệ với các nước khác. Phương thức này có thể phân chia làm ba cấp độ:
Thứ nhất, thông qua Hội nghị các bên đối thoại (PMC) sau Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN hàng năm để nắm vững mối quan hệ về mặt chính trị với những quốc gia quan trọng.
Thứ hai, lợi dụng diễn đàn an ninh khu vực ASEAN vốn được thiết lập trên cơ sở Hội nghị các bên đối thoại, các hình thức đối thoại thương thuyết để ASEAN giành thế chủ động điều hòa an ninh khu vực.
Thứ ba, tích cực xây dựng “Diễn đàn hạt nhân kinh tế Đông Á” và triệu tập Hội nghị các nguyên thủ Á – Âu (ASEM) nhằm tăng cường hơn nữa vai trò, địa vị ASEAN tại châu Á – Thái Bình Dương1.
Tóm lại, sau sự tan rã của thế giới lưỡng cực, những cơ hội phát triển của ASEAN là hết sức to lớn. Các nền kinh tế
1 Shi Yong Ming: Địa vị của ASEAN được tăng cường và ảnh hưởng của nó sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sđd.
của ASEAN có tốc độ tăng trưởng nhanh và đang nằm trong kế hoạch từng bước nhất thể hóa kinh tế khu vực. Đó là nhịp cầu để kinh tế ASEAN hòa nhập vào kinh tế toàn cầu một cách vững chãi. Sự nhất thể hóa kinh tế này đang song hành với sự mở rộng quy mô tổ chức, tăng cường sức mạnh chính trị của ASEAN. Một ASEAN với mười thành viên đầy đủ của khu vực ĐNÁ đã trở thành hiện thực. Mặt khác, với đường lối đối ngoại khôn khéo, uyển chuyển, ASEAN đang nổi lên như một trung tâm quyền lực, đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề của ĐNÁ và cả châu Á – Thái Bình Dương.