Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA KHU VỰC
III. Chuû nghóa quoác gia (nationalism)
Trên bình diện công pháp quốc tế, quốc gia được hiểu như là một cộng đồng chính trị - xã hội, có chủ quyền thiêng liêng về lãnh thổ, độc lập về chính trị và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Sự tạo lập quốc gia nhất thiết phải có ba yếu tố căn bản : 1/ cộng đồng dân cư; 2/ lãnh thổ; 3/ chủ quyền - tức một quyền uy chính trị khả dĩ đủ năng lực để đối nội, đối ngoại1. Ở phương Đông, do các quốc gia xuất hiện sớm nên nội dung của chủ nghĩa quốc gia - theo chúng tôi - là trùng với chủ nghĩa yêu nước, đó là tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ những quyền lợi quốc gia - dân tộc vốn thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trước tiên là quyền độc lập về chính trị, toàn vẹn về lãnh thổ. Chủ nghĩa quốc gia, vì thế, trở thành những nguyên tắc trong bang giao quốc tế. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, ở phương Đông không chỉ tồn tại thứ chủ nghĩa quốc gia dân tộc chân chính như trên mà còn có nhiều chủ nghĩa quốc gia dân tộc mang tính sô-vanh lớn, nhỏ (đại bá, tiểu bá).
Còn ở phương Tây, việc hình thành các quốc gia - dân tộc mới chỉ xảy ra trong vài ba thế kỷ về trước, lại trùng vào thời điểm phát triển của chủ nghĩa tư bản, nên chủ nghĩa quốc gia - dân tộc ở phương Tây thực chất là thứ chủ nghĩa quốc gia - dân tộc tư sản. Vì thế, Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết đã đưa ra một định nghĩa căn bản như sau: “Chủ nghĩa quốc gia (dân tộc) là hệ tư tưởng và đường lối chính trị của giai cấp
1 Tăng Kim Đông: Quốc tế công pháp, quyển II, Sài Gòn 1972, tr.15.
tư sản, tiểu tư sản, đồng thời cũng là tâm lý trong vấn đề dân tộc, đối lập với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nền tảng cơ sở của chủ nghĩa quốc gia là tư tưởng về tính vượt trội, siêu việt của một dân tộc, tính chất ngoại lệ của một hình thức cộng đồng siêu giai cấp. Chủ nghĩa quốc gia trở thành ngọn cờ của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa quốc gia có mối quan hệ mật thiết với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong chủ nghĩa quốc gia của các dân tộc bị áp bức có cả nội dung dân chủ lẫn các khía cạnh phản động. Chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những điều kiện để vượt qua chủ nghĩa quốc gia, thủ tiêu sự áp bức và đối kháng dân tộc”. Như vậy, chủ nghĩa quốc gia là một khái niệm có tính lịch sử, phản ánh những biến đổi trong sự phát triển lịch sử của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại.
Điểm lại lịch sử cận đại chúng ta thấy có sự thay đổi trong quan niệm về quốc gia. Các cuộc cách mạng tư sản trong thời kỳ này đã dẫn đến sự cáo chung chế độ phong kiến ở Tây Âu. Phần lớn các vương quốc không còn nữa. Các hình thức tổ chức quốc gia tư sản ở Tây Âu dần dần mang tính phổ quát toàn thế giới. Quốc gia bây giờ là một cộng đồng chính trị - xã hội, đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi của toàn dân.
Quốc gia đã trở thành nền tảng của cơ cấu chính trị - xã hội quốc tế. Vì thế, nguyên tắc “dân tộc tự chủ” (le principe des nationalités) đã xuất hiện trong bang giao quốc tế 1. Nhưng theo khuynh hướng tự nhiên, các quốc gia mạnh thường tự cho mình quyền bành trướng hoặc sô-vanh nước lớn (chauvinism).
Từ đó nảy sinh khá nhiều học thuyết về chủ nghĩa quốc gia.
1 Taờng Kim ẹoõng, sủd, tr. 39.
Những người theo chủ nghĩa quốc gia - dân tộc tư sản lý giải rằng, dân tộc là một hình thức cộng đồng siêu giai cấp. Do phẩm chất ưu việt của một số dân tộc đặc biệt mà họ trở nên văn minh hơn các dân tộc khác. Vì thế, họ có bổn phận “khai hóa” cho các dân tộc kém phát triển ở các thuộc địa và phụ thuộc. Cụ thể như trường hợp dân tộc Đức. Trước Đại chiến thế giới thứ hai, người Đức có thứ chủ nghĩa quốc xã (la doctrine nationale - socialiste). Dựa trên ý niệm về ưu thế tự nhiên của nòi giống Đức và khả năng thấp kém bẩm sinh của các chủng tộc khác, những nhà tư tưởng của Đức quốc xã đã chia thế giới ra làm hai loại quốc gia cơ bản: quốc gia lãnh đạo (reich) và quốc gia lệ thuộc (neben - lander)1. Những loại học thuyết này trở thành kẻ dọn đường cho chiến tranh đế quốc.
Những người mác xít quan niệm quốc gia chỉ tồn tại trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu (giai đoạn quá độ) giai cấp vô sản thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản của mình. Điều đó cũng có nghĩa là giai cấp vô sản xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi chế độ cộng sản chủ nghĩa được hoàn thành thì nhà nước chuyên chính vô sản cũng tiêu vong2. Lúc đó, quốc gia Xô viết - nếu vẫn còn là quốc gia - sẽ trở thành một cộng hòa thế giới (une république mondiale).
Đối với các dân tộc nhỏ bé, chủ nghĩa quốc gia hàm chứa những nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự
1 Taờng Kim ẹoõng, sủd, tr. 49
2 V.I. Lênin: Nhà nước và cách mạng. Nxb. Sự thật, H.1970, tr. 11-54.
quyết dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài hàng thế kỷ chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quốc gia ở đây còn mang cả sắc thái bài thực. Di sản nặng nề của chủ nghĩa thực dân đã khuyến khích tinh thần quốc gia dân tộc ở các nước vốn là thuộc địa cũ, đẩy chủ nghĩa quốc gia ở đây nhiều khi tới mức cực đoan. Điều này gây rất nhiều trở ngại trong bang giao quốc tế, kể cả quan hệ song phương hoặc đa phương. Vì thế, chủ nghĩa quốc gia luôn có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa toàn cầu.
IV. CHỦ NGHĨA TOÀN CẦỉU (GLOBALISM)
Trên bình diện lịch sử, những tiền đề của việc toàn cầu hóa chắc hẳn bắt đầu hình thành bởi những phát kiến địa lý, xảy ra ở cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Nhờ có phát kiến địa lý mà hệ thống thực dân địa của bọn quý tộc và lái buôn phương Tây dần dần được hình thành, góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Mác đã nhận xét rằng, hệ thống thực dân địa này đảm bảo cho những công trường thủ công mới mở có những nơi tiêu thụ và tích lũy được thuận tiện gấp bội. Nhờ có độc quyền trên thị trường thuộc địa, những của cải trực tiếp cướp bóc được ở ngoài châu Âu chảy dồn về chính quốc để làm tư bản1. Chủ nghĩa tư bản phải trải qua hàng trăm năm vừa đấu tranh chống chế độ phong kiến, vừa tiến hành tích lũy tư bản nguyên thủy. Sau cách mạng 1848-1849 ở châu Âu, cải cách nông nô ở Nga (1861) và sự thống nhất của hai quốc gia Ý (1870), Đức (1871), chủ nghĩa tư bản đã thực sự trở thành hệ thống thế
1 Mác – Ănghen tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự thật, H. 1980, tr. 276.
giới. Xu hướng toàn cầu hóa đã được khẳng định. Xu hướng này được phản ánh trên nhiều phương diện.
Thứ nhất, về chính trị: đến thời điểm này, chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (monopoly) còn gọi là giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Trong tác phẩm nổi tiếng “chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” V.I. Lênin đã khái quát năm đặc điểm lớn của chủ nghĩa đế quốc1; trong đó ông nhấn mạnh đến tình trạng độc quyền trong đời sống kinh tế-xã hội, tình trạng xuất khẩu tư bản và việc hình thành các liên minh độc quyền tư bản nhằm phân chia lại thị trường thế giới. Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan... dần dần hoàn thành việc xâm chiếm và phân chia thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới. Ở châu Á, thực dân Anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; thực dân Pháp độc chiếm Đông Dương. Riêng Thái Lan trở thành vùng tranh chấp ảnh hưởng giữa Anh và Pháp. Ở châu Phi, các vùng đất dọc bờ biển trở thành miếng mồi trước tiên cho thực dân phương Tây. Đến cuối thế kỷ XIX thì hầu hết đất đai châu Phi bị các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha xâu xé.
Riêng các nước Mỹ La tinh sau mấy trăm năm chịu ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đến đầu thế kỷ XX bị lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Nhưng do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX xuất hiện sự thay đổi trong cán cân so sánh lực lượng giữa các đế quốc. Một số đế quốc mới trở nên hùng mạnh như Mỹ,
1 V.I. Lênin: toàn tập, tập 27. Nxb. Tiến bộ Mátxcơva 1981, tr. 383-541.
Đức, Nhật rất cần thuộc địa. Họ đã tiến hành các cuộc chiến tranh riêng lẻ nhằm phân chia lại thế giới. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898 đã dẫn đến việc Mỹ tước đoạt Cuba và Philippines từ tây Tây Ban Nha. Sau đó là chiến tranh Anh - Bôer (1899 - 1902) ở Nam Phi; cuộc can thiệp vũ trang của tám nước đế quốc vào Trung Quốc (1900); Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) …
Như vậy, bước sang thế kỷ XX, vấn đề thuộc địa đã trở thành một vấn đề toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc. Vấn đề này đã được quốc tế hóa. Chủ nghĩa đế quốc đã xâu chuỗi hầu hết số phận các quốc gia, dân tộc trong một vòng tranh đấu quyền lực chính trị do các nước đế quốc thao túng. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi kéo 38 quốc gia và rất nhiều thuộc địa chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc.
Thứ hai, về kinh tế: hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đó hỡnh thành, bao gồm toàn bụù nền kinh tế quốc dõn của các nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa của chúng. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa mà hình thành sự phân công quốc tế tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa của chúng vì thế biến thành các khâu của nền kinh tế thế giới thống nhất. Nhưng sự thống nhất ấy mang tính đế quốc chủ nghĩa nên tạo ra sự phân công quốc tế phiến diện. Những nước thuộc địa và phụ thuộc vốn là các nước nông nghiệp, phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, sự phân công quôc tế tư bản chủ nghĩa lại diễn ra trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa ở chính quốc cũng như ở thuộc địa. Vì thế kinh tế thế giới tư bản
chủ nghĩa thường trải qua các chu kỳ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
Thứ ba, về xã hội: khi chủ nghĩa đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược thôn tính thuộc địa, biến thuộc địa thành nơi tiêu thụ hàng hóa, nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ở chính quốc, thì nó cũng phá vỡ luôn các xã hội truyền thống của dân bản xứ. Các nước đế quốc thi hành chính sách thực dân trong tất cả các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, hòng xiết chặt sự cai trị của chúng. Vì thế, trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen đã viết: “Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ mới, giai cấp tư sản xâm lấn khắp hoàn cầu; nó phải xâm nhập vào khắp nơi, khai thác khắp nơi và thiết lập các mối liên hệ ở khắp nơi”.
Kết quả là nền công nghiệp truyền thống ở các thuộc địa bị mất cơ sở dân tộc, không còn khả năng tồn tại. Giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của các nước mang tính chất toàn thế giới1. Các dân tộc thuộc địa ngày càng trở nên nghèo đói, bị bóc lột thậm tệ cũng trở thành hiện tượng toàn thế giới. Nền văn hóa của họ bị tổn thất và lai căng văn hóa phương Tây (tất nhiên ở đây không loại trừ việc hấp thụ những tinh hoa giữa các nền văn hóa). Những biến động xã hội có tính lịch sử đó đã tạo nên một tâm thức bài thực dân trong tất cả các dân tộc thuộc địa. Đây cũng là vấn đề có tính chất toàn cầu, gắn bó số phận của các dân tộc nhược tiểu cùng đứng chung một chiến hào chống chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy, theo những phân tích trên, khuynh hướng toàn
1 Mác – Ănghen tuyển tập, tập 1, sđd, tr.545.
cầu hóa trong tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội đã đặt ra các vấn đề cần giải quyết ở cấp độ quốc tế rộng lớn.
Điều này, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của duy nhất cường quốc nào. Chủ nghĩa toàn cầu đã trở thành một khuynh hướng nhận thức, một hệ nguyên tắc nhằm giải quyết các vấn đề nhân loại trong thế kỷ XX. Nó được biểu hiẹân qua một tổ chức toàn cầu tiêu biểu đầu tiên là “Hội Quốc liên”, thành lập vào năm 1919. Ban đầu, Hội Quốc liên thu nhận khoảng 20 quốc gia, nhưng đến năm 1932 số hội viên đạt tới con số 60. Hội Quốc liên là một tổ chức chính trị quốc tế, xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Hiến ước Hội Quốc liên gồm 26 điều khoản, khởi sự bằng một lời nói đầu rất quan trọng, tuyên bố những nguyên tắc hoạt động căn bản của nó.
Đó là những cam kết khuyến khích sự hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo nền hòa bình và an ninh quốc tế; chấp nhận những nghĩa vụ không gây chiến tranh; quy tắc bang giao cởi mở, công bằng; duy trì và triệt để tôn trọng các nghĩa vụ được quy định trong các hiệp ước bang giao giữa các dân tộc. Đặc biệt, Hiến ước Hội quốc liên đã yêu cầu các quốc gia thành viên
“củng cố sự công nhạân quốc tế công pháp như một nguyên tắc thực sự trong việc cư xử giữa các chính phủ”.
Để thực hiện mục đích, tôn chỉ và cam kết của mình, Hội Quốc liên đã thành lập ra các cơ quan căn bản thường trực và các cơ quan chuyên môn. Cơ quan căn bản thường trực gồm có Đại hội đồng (Assemble), Hội đồng (Conseil), Văn phòng Tổng thư ký (Secretariat General). Các cơ quan chuyên môn gồm nhiều bộ phận như: Pháp viện thường trực quốc tế,
Tổ chức lao động quốc tế...1. Hoạt động của Hội Quốc liên xoay quanh mục tiêu hạn chế quyền khai chiến và tôn trọng các quy luật quốc tế, ngõ hầu bảo đảm nền hòa bình thế giới và sự an ninh của các quốc gia. Vì thế, những biện pháp như tài giảm binh bị (điều 8), chấp nhận sự can thiệp của Đại hội đồng, Hội đồng, trong trường hợp có chiến tranh hoặc có đe dọa chiến tranh (điều 11) đã được ghi nhận trong Hiến ước.
Sự ra đời và tồn tại của Hội Quốc liên (1919-1946) đánh dấu một bước quan trọng trong việc nhận thức về chủ nghĩa toàn cầu. Đường lối hòa bình và an ninh thế giới cùng với những hoạt động thực tiễn của Hội Quốc liên đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tổ chức Liên hiệp quốc sau này.
Những nguyên nhân thất bại của Hội Quốc liên đều xuất phát từ chỗ các đường lối, nguyên tắc quốc tế mà tổ chức quốc tế này đề ra bị phá hoại. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít cùng với việc phát động chiến tranh phát xít thôn tính các dân tộc đã phá vỡ những điều khoản căn bản nhất của Hiến ước.
Bên cạnh đó, số lượng thành viên của Hội Quốc liên còn ít vì nhiều quốc gia không muốn gia nhập. Đặc biệt tổ chức này chưa quy tụ được tất cả các cường quốc. Mỹ không gia nhập vì thượng viện Mỹ từ chối việc phê chuẩn Hiến ước. Còn Liên Xô được thâu nhận vào năm 1934 nhưng bị khai trừ năm 1939 do xảy ra xung đột với Phần Lan. Tuy nhiên, trên tinh thần công bằng, dân chủ, Hiến ước Hội Quốc liên đã thực sự lấy nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia làm nền tảng.
1 Taờng Kim ẹoõng, sủd, tr. 355.
Các cường quốc bị mất uy quyền lãnh đạo. Điều này giải thích việc sắp đặt vị trí nước lớn của Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc trong tổ chức Liên hiệp quốc sau này.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Hội Quốc liên không còn mang ý nghĩa là một công cụ thực hiện đường lối hòa bình và an ninh quốc tế nữa. Tuy vậy, nhiều cá nhân, đoàn thể quần chúng ở châu Âu, châu Mỹ và các nước đồng minh vẫn thấy cần thiết có một tổ chức chính trị quốc tế đồng tôn chỉ, mục đích với Hội Quốc liên; nhưng có quy mô to lớn hơn, tầm cỡ hoạt động rộng lớn hơn, hữu hiệu hơn. Vì thế, trong “Hiến chương Đại Tây Dương” (Charte de l’Atlantique) ngày 14/8/1941, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã nói đến việc thành lập một hệ thống an ninh toàn thể rộng lớn và có tính cách thường xuyên. Lời tuyên bố này sau đó được đại diện của 26 quốc gia xác nhận trong “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” ngày 01/01/1942. Kế đến là “Tuyên ngôn Mátxcơva” của tứ cường Anh, Mỹ, Liên Xô (cũ), Trung Hoa Dân quốc vào tháng 10/1943 veà tửụng lai cuỷa Lieõn hieọp quoỏc.
Tại hội nghị San Francisco, họp từ 25/4 đến 26/6/1945, đại diện của 50 quốc gia phe đồng minh chống phát xít đã thông qua bản Hiến chương Liên hiệp quốc. Đây là một hiệp ước đa phương quan trọng nhằm duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới; khuếch trương bang giao giữa các quốc gia trên tinh thần dân tộc bình quyền và dân tộc tự quyết; thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân sinh bằng cách khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người. Như vậy Liên hiệp quốc trở thành trung tâm điểm điều hòa hành động của các quốc