Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN nhìn từ bình diện an ninh khu vực

Một phần của tài liệu Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của asian (Trang 128 - 151)

Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA KHU VỰC CUÛA ASEAN

IV. Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN nhìn từ bình diện an ninh khu vực

Ở góc độ chính trị, an ninh là một khái niệm chỉ sự ổn định, an toàn đối với với một quốc gia hoặc một chế độ chính trị, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của quốc gia hay chế độ chính trị đó. Đây là một vấn đề tự nhiên của mỗi quốc gia - dân tộc, một nhu cầu trộn lẫn cả yếu tố bản năng và ý thức.

Theo cách hiểu truyền thống, an ninh gắn liền với sự đảm bảo về sức mạnh quân sự và tình trạng quốc phòng của một đất nước. Nhưng nếu bó gọn vấn đề an ninh trong một quốc gia thì đó chỉ là an ninh đơn phương. Tuy nhiên, sự tuỳ thuộc vào nhau trong thế giới ngày nay mạnh đến nỗi tình trạng biệt lập của mỗi quốc gia thật khó mà bảo đảm cho mình một nền an ninh đầy đủ. Cho nên, quá trình chuyển từ trạng thái an ninh đơn phương sang trạng thái an ninh đa phương là một quy luật tất yếu đối với mỗi quốc gia hoặc tổ chức khu vực.

Xét về danh nghĩa ban đầu, ASEAN là một tổ chức khu vực kinh tế. Điều này được bày tỏ trong các văn kiện của hiệp hội. Nhưng không vì thế mà ASEAN từ bỏ mục tiêu an ninh. Theo M.G. Shajie, các tiến bộ kinh tế (nếu có) bắt nguồn từ sự tăng cường về an ninh1. Nói cách khác, an ninh trở thành tiền đề cần thiết cho hợp tác và phát triển ở mỗi khu vực, trong đó có ASEAN.

1 Mohammad Ghazali bin Shajie T.S: ASEAN response to security issues in Southeast Asia. “Regionalism in Southest Asia”, Center for Strategic and International Studies, Jakarta 1974, p. 17-37.

1. Các yếu tố bản địa chủ yếu của an ninh khu vực Nhận thức về an ninh khu vực ĐNÁ không phải là một việc dễ dàng, bởi trong đó có sự hiện hữu của nhiều nhân tố an ninh cấu thành. Trên bình diện hệ tư tưởng, một số học giả đã từng coi an ninh khu vực ĐNÁ chỉ là sự phản ánh những động thái của chiến tranh lạnh. Vì thế họ cho rằng, trật tự khu vực cũ được hình thành bởi hai cuộc chiến tranh lạnh ở châu Á: Đông - Taõy (Lieõn Xoõ - Myừ), ẹoõng- ẹoõng (Lieõn Xoõ - Trung Quoỏc)1. Xu hướng nghiên cứu các biến cố an ninh trong khu vực theo trục thời gian chiến tranh lạnh trở thành cách tiếp cận tương đối phổ biến và cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy vậy, tình trạng đó không có nghĩa là sự phủ nhận một thực tế sinh động rằng, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau trong nhận thức về các tổ chức an ninh khu vực. Có thể phân làm ba khuynh hướng căn bản. Theo khuynh hướng thứ nhất, các tổ chức an ninh khu vực được hình thành trên cơ sở chương VIII của Hiến chương Liên hiệp quốc, được hiểu như một bộ phận của hệ thống an ninh tập thể toàn cầu (the universal collective security system). Khuynh hướng thứ hai xuất phát từ những mục đích khởi thủy của các tổ chức khu vực là phòng thủ tập thể (collective self-defence) trước sự đe dọa an ninh thuộc về các cấp độ của các hệ thống thế giới (hệ thống tư bản chủ nghĩa hoặc xã hội chủ nghĩa). Khuynh hướng thứ ba dựa vào việc tăng cường tình trạng an ninh, sự thịnh vượng của các quốc gia trong khu vực thông qua các hành động tập thể.

Khuynh hướng này chú ý nhiều đến nền an ninh bản địa

1 Acharya A. New regional order in Southeast Asia. Adelphi Paper 297, the Internation Institute for Strategic Studies, 1993, tr.7.

(Indigenous regional security) của các tổ chức khu vực1.

Rõ ràng khuynh hướng thứ ba này phù hợp với đường lối và chính sách an ninh của ASEAN hơn, một đường lối mà ngay từ đầu đã xác định tính chất bản địa của vấn đề an ninh.

Nó phá vỡ tình trạng an ninh khép kín của một quốc gia để đưa đến sự thống nhất an ninh (ở một mức độ nhất định) của khu vực. Yếu tố bản địa của an ninh khu vực ĐNÁ trước hết được xác định bởi một hệ vấn đề sau:

- Tình trạng tranh chấp lãnh thổ và xung đột sắc tộc, tôn giáo

Phần lớn các quốc gia ĐNÁ là quốc gia đa dân tộc. Khi bị thực dân phương Tây xâm lược, một số xã hội của họ do những biến cố lịch sử, còn đang ở tình trạng hình thành dân tộc thống nhất. Khuynh hướng dân tộc thống nhất ấy đã bị tác động to lớn bởi chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân. Trải qua hàng trăm năm đô hộ, chủ nghĩa thực dân đã để lại cho khu vực này những “tồn tại lịch sử”. Chẳng hạn, các đường biên giới thực dân trước đây cắt ngang nhiều địa bàn cư trú của các sắc tộc, tôn giáo, sau này tạo ra tình trạng chồng lấn, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia độc lập ở ĐNÁ.

Tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì liên quan đến chủ quyền quốc gia. Người ta vẫn thường nhắc đến trường hợp tranh chấp lãnh thổ điển hình

1 Alagappa. M: Regionalism and the quest for security: ASEAN and the Cambodia Conflict. Australian Journal of the International Affairs, vol.47, no2, 1993, p.189-209.

giữa Philippines và Malaysia về vùng Sabah. Ngoài ra còn vô số các trường hợp khác như việc tranh chấp đảo Pedra Branca ở ngoài khơi phía bờ biển Johor giữa Malaysia và Singapore, tranh chấp đảo Sipadan và Ligitan ở vùng biển Sulawesi giữa Malaysia và Indonesia, tranh chấp đường biên giới giữa Malaysia và Thái Lan1. Do tính chất phức tạp của vụ việc và lập trường kiên định của mỗi bên, quá trình giải quyết các tranh chấp trên hầu như không có điểm cuối. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia và an ninh khu vực.

Đến nay, về cơ bản những tranh chấp lãnh thổ lãnh hải sau đây vẫn tạo nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể phá vỡ các mối quan hệ bên trong của ASEAN và sự ổn định toàn vùng:

a) Vấn đề Pedra Branca: Malaysia và Singapore đều nhận chủ quyền hòn đảo này. Phía Singapore dựa vào bằng chứng ngọn hải đăng Horsburgh do người Anh xây dựng trên đảo hoạt động từ năm 1840. Trong khi đó, phía Malaysia lại cho rằng hòn đảo phải thuộc về biển Johor. Hai nước đã trao đổi ý kiến vào tháng 12/1981. Năm 1989 Singapore đề nghị Tòa án quốc tế phân xử, nhưng các bằng chứng đưa ra chưa đủ sức thuyết phục. Dự án xây dựng trạm đỗ trực thăng trên đảo và việc đuổi bắt các ngư dân Malaysia của hải quân Singapore làm tình hình quanh đảo khá căng thẳng. Cả hai nước thường đặt lực lượng vũ trang của mình ở khu vực này trong tình trạng báo động.

b) Vấn đề Sipadan và Ligitan: Cả Malaysia và Singapore đều viện dẫn bản đồ được xuất bản dưới thời cai trị

1 Acharya A, sủd, tr.26-27.

của người Hà Lan và người Anh để đòi chủ quyền lãnh thổ hai hòn đảo. Vào năm 1982, cả hai phía thống nhất giữ nguyên hiện trạng. Tháng 6/1991 Malaysia đã tăng cường các hoạt động du lịch trên đảo và gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Indonesia. Sau đó, hai nước đồng ý lập một “Liên ủy ban” giải quyết tranh chấp, nhưng đến nay vụ việc chưa có gì tieỏn trieồn.

c) Vấn đề biên giới giữa Malaysia và Thái Lan: Hiệp ước năm 1922 do chính quyền thực dân Anh ký kết với Thái Lan đồng ý cho quân đội Thái được triển khai hoạt động dọc biên giới hai nước. Từ khi Malaysia giành được độc lập, vấn đề tranh chấp đường biên giới giữa họ và Thái Lan ngày càng nghiêm trọng. Tháng 12/1991, lực lượng biên phòng Thái Lan đã nổ súng gây xung đột vũ trang ở Ladang Besar. Vì thế, phía Malaysia đã tố cáo Thái Lan vi phạm các nguyên tắc của Hiệp ước năm 1922 và đòi xem xét lại Hiệp ước này. Hai nước đã thành lập một “Ủy ban hỗn hợp” và “Phái bộ các vấn đề biên giới tổng hợp” để tham vấn, giải quyết những xung đột về sau. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, các cơ quan chức năng trên vẫn không ngăn được các xung đột vũ trang lẻ tẻ nổ ra dọc biên giới hai nước.

d) Vấn đề Sabah: Tranh chấp Sabah được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất, phương hại đến quan hệ song phương giữa Malaysia và Philippines. Mặc dù vấn đề này được tổng thống Marcos chấp thuận tạm gác lại trong cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN tại Kuala Lumpur năm 1977 nhưng đến thời chính quyền Aquino, Thượng viện Philippines lại đưa ra yêu sách đòi chủ quyền vùng đất này. Hiện có khoảng bốn trăm ngàn người Hồi giáo chạy sang Sabah tị nạn.

Malaysia cho rằng Sabah trở thành căn cứ đào tạo, vũ trang cho các lực lượng Hồi giáo nổi loạn ở Mindanao. Vì thế, họ càng cương quyết đòi chủ quyền Sabah

e) Vấn đề biển Đông: Các vùng chồng lấn giữa các nước có ở khắp nơi trên biển Đông. Trong số đó, phải kể đến việc tranh chấp quần đảo Trường Sa. Đây là vùng đảo với khoảng 230 đảo nhỏ, bãi cạn, dải đá ngầm. Diện tích toàn bộ quần đảo khoảng 250.000km2. Một số nước như Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines nhận chủ quyền trên những hòn đảo cụ thể. Còn Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo. Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của Trường Sa, các nước trong khu vực đã nhiều lần ngồi bàn hội nghị để thảo luận các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình. Cuộc hội thảo đầu tiên được tổ chức tại Bali tháng 1/1990. Thành phần hội thảo này chỉ bao gồm các phái đoàn thành viên ASEAN. Hội thảo lần hai được tổ chức vào tháng 7/1991 với sự tham gia của sáu nước ASEAN và thêm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam.

Tình hình phức tạp xung quanh việc tranh chấp Trường Sa đã khiến các thành viên ASEAN đưa ra “Tuyên bố về biển Đông 1992”. Theo đó, các nước đòi chủ quyền thống nhất các giải pháp giữ nguyên hiện trạng (the status quo), cùng hợp tác khai thác tài nguyên biển ở vùng chồng lấn, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, thương lượng. Tuy nhiên, lập trường về chủ quyền lãnh hải của họ không có gì thay đổi.

Bên cạnh tình trạng tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, các nước ASEAN còn phải đối mặt với các vấn đề chia rẽ sắc tộc, tôn giáo. Sự hiện diện của nhiều sắc tộc và nhóm tôn giáo đối lập trong khu vực làm cho tình hình chính trị khu vực vốn đã

phức tạp lại càng phức tạp hơn. Một số nhóm tôn giáo ở đây trở thành những thế lực chính trị. Chẳng hạn, đạo Hồi (Muslim) có mặt ở hầu khắp các nước ĐNÁ. Phần lớn cư dân Indonesia, Malaysia, Brunei theo tôn giáo này. Ngoài ra, tín đồ Hồi giáo chiếm 5% dân số Thái Lan, 10% dân số Philippines, 17% dân số Singapore1. Ở Indonesia Hồi giáo là một đối trọng của thế lực quân phiệt2. Hồi giáo nhìn chung có ảnh hưởng mạnh đến đường lối đối ngoại của một số nước ĐNÁ, đôi khi gây ra phản ứng rất nhạy cảm trong quan hệ song phương hoặc đa phương của nhóm nước này. Bài học rút ra từ việc chính quyền quân sự Myanmar thi hành chính sách phân biệt đối xử đối với Hồi giáo đã chỉ rõ thái độ gay gắt của Indonesia, Malaysia, Brunei như thế nào3. Kinh nghiệm trên cho thấy ranh giới giữa các vấn đề “nội bộ quốc gia” và

“vấn đề khu vực” là rất khó xác định. Cần phải khẳng định rằng, ở ĐNÁ trước đây và ASEAN ngày nay, không có các cuộc chiến tranh tôn giáo (kiểu các cuộc Thập tự chinh).

Nhưng tôn giáo có thể trở thành công cụ can thiệp hoặc gây ảnh hưởng của một quốc gia này với một quốc gia khác. Ở miền Nam Philippines còn một số tổ chức Hồi giáo ly khai chống chính phủ. Các tổ chức dạng này cũng hoạt động ở vùng biên giới Thái Lan - Malaysia. Ở vùng Đông Bắc Myanmar lực lượng du kích người Karen theo đạo Thiên chúa đã nổi dậy chống chính phủ từ nhiều năm nay. Tất cả những

1 Acharya A, sủd, tr.24.

2 Vatikiotis. M: Indonesian Politics under Suharto, London Routledge 1993, p.128.

3 Viện Nghiên cứu Bảo vệ hòa bình và an ninh Nhật Bản: Vấn đề an ninh ở khu vực ĐNÁ.. Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1994, tr.144.

điểõm nóng đó tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho an ninh khu vực.

Trong việc giải quyết các nguy cơ, bất ổn về an ninh, có nguồn gốc từ tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột sắc tộc, các nước ASEAN đã tỏ rõ thiện chí cùng hợp tác và đối thoại với nhau. Đó là một quá trình hòa giải (reconciliation) các mâu thuẫn nội bộ và cam kết xây dựng ĐNÁ thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Sự cam kết này được thể hiện ngay từ Tuyên bố Bangkok (năm 1967), Tuyên bố Kuala Lumpur (ZOPFAN concept năm 1971) và sau đó là Hiệp ước Bali (năm 1976). Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, các nước ASEAN đã giải quyết mọi vấn đề khu vực trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, hợp tác với nhau một cách có hiệu quả1. Điều 14, chương IV, Hiệp ước Bali nêu rõ: “để giải quyết tranh chấp thông qua các tiến trình khu vực, các bên tham gia sẽ thành lập - như một tổ chức được lập ra sau khi xảy ra tranh chấp - một hội đồng cấp cao bao gồm một đại diện cấp bộ trưởng của mỗi bên tham gia ký hiệp ước, để ghi nhận sự tồn tại của các tranh chấp hoặc tình hình có thể phá rối hòa bình và hòa hợp trong khu vực”2. Như vậy, các nước ASEAN giải quyết các vấn đề an ninh khu vực với tư cách là một “cộng đồng ASEAN” (ASEAN community). Nhờ thế, họ đã tạo được bầu không khí đối thoại, hiểu biết, tin cậy - con

1.2 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), sđd, 202, 204.

đường dẫn đến hợp tác, nhất trí. Trong cơ cấu tổ chức của ASEAN có một số ủy ban “adhoc” phụ trách vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Quá trình đàm phán, các bên thường chấp nhận nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng” (the status quo). Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 (the UN convention on the law of the sea 1982 - LOSC) cũng được các nước ASEAN dùng làm cơ sở pháp lý xác định vùng biển đặc quyền kinh tế (the Exclusive Economic Zone - EEZ) hoặc vùng biển chồng lấn. Vùng biển chồng lấn được xử lý theo tinh thần “the satus quo” và để các bên cùng khai thác. Indonesia là quốc gia có nhiều tranh chấp về lãnh hải với các nước trong khu vực nhưng đã giải quyết khá thành công về vấn đề này1.

- Những thách thức về an ninh từ phía Trung Quốc đối với ĐNÁ

Về mặt địa lý, phần lớn các nước ĐNÁ nằm trong vùng biển Đông (biển Nam Trung Hoa). Do tính chất quan trọng của địa - chính trị khu vực mà có tác giả đã liên tưởng ĐNÁ như một “địa trung hải” (Mediterranean) ở Viễn Đông2.

Trong số các cường quốc gây ảnh hưởng lớn ở khu vực thì Trung Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng. Lịch sử cho thấy, sự hình thành của nền văn minh Trung Hoa gắn liền với khuynh hướng Nam tiến của người Hán. Tham vọng của Hán

1 Wiryono Sastrohandoyo: Territorial and Boundary Disputes. “ASEAN- Vietnamese Cooperation in preventive diplomacy”, edited by Sarasin Viraphon, Werner Pfennig, Bangkok 1995, p. 147-154..

2 Devillers.P: The impact of China on Southeast Asia and the Pacific region, sủd.

tộc không chỉ dừng lại ở vùng Hoa Nam mà còn tiến sâu xuống ĐNÁ, cho dù trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại phong kiến của nó đã lần lượt xuất hiện và suy tàn. Trải qua hàng ngàn năm, số lượng người Hoa di trú xuống ĐNÁ ngày một đông. Vào đầu những năm 70, ở khu vực này có tới hai mửụi trieọu Hoa kieàu. Theo soỏ lieọu cuỷa Philip Devillers, tổ leọ Hoa kiều trong cư dân Philippines là 1/100, ở Indonesia - 1/60, ở Thái Lan - 1/9, ở Malaysia - 1/2, ở Myanmar - 1/801. Hiện nay (1998), theo thống kê của Châu Thị Hải (Viện Nghiên cứu ĐNÁ) ở Indonesia, người Hoa chiếm 4% dân số;

Malaysia - 35%; Philippines - 2%; Thái Lan - 10%; Việt Nam - 1%. Cộng đồng Hoa kiều có tính tự trị rất cao. Họ bảo tồn được văn hóa, ngôn ngữ của mình dù trải qua rất nhiều thế hệ. Sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở ĐNÁ đã tạo điều kiện cho Hoa kiều ở đây làm ăn, buôn bán, trở thành các nhà tư bản lớn, nắm trong tay tiềm lực kinh tế khổng lồ. Ở Indonesia trong thập niên 70, 80% hoạt động buôn bán nội thương và 40% hoạt động buôn bán ngoại thương nằm trong tay người Hoa2. Họ cũng nắm 60% các phương tiện tàu thủy, 90% các công ty vận tải biển3. Ở Malaysia, đầu thập niên 70, tư bản

1 Devillers.P: The impact of China on Southeast Asia and the Pacific region.

“Pacific crisis, national deverlopment and the World community, Magaret Grant (edit); Dodd Mead & Company, N.Y. 1964, p. 136-159.

2 Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trong chặng đường đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội và những vấn đề đặt ra (tài liệu tham khảo). Ban công tác người Hoa, UBND Tp.HCM; Ban Dân tộc học, Viện KHXHVN tại Tp. HCM 1989.

3 Trần Khánh: Hoạt động kinh doanh của đồng bào Hoa phát triển sôi nổi.

Việt Nam đầu tư nước ngoài, t.1, số 10/1992.

Một phần của tài liệu Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của asian (Trang 128 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)