Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN nhìn từ bình diện địa - chính trị

Một phần của tài liệu Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của asian (Trang 78 - 113)

Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA KHU VỰC CUÛA ASEAN

II. Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN nhìn từ bình diện địa - chính trị

1. Sự hình thành ASEAN - quá trình từ chủ nghĩa quốc gia đến chủ nghĩa khu vực

Nếu quan niệm địa - chính trị là sự phân bố các lực lượng chính trị trên những khu vực địa lý, thì sau 1945 địa - chính trị thế giới đã căn bản thay đổi. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thì một trật tự thế giới mới cũng được hình thành (trật tự Yalta). Đây là một trật tự lưỡng cực, trong đó Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa xã hội trước đây, trở thành chỗ dựa của các phong trào cách mạng dân tộc dân chủ. Còn đế quốc Mỹ nhảy lên vị trí số một, lãnh đạo thế giới tư bản.

Những mâu thuẫn đối đầu giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến một tình trạng đặc biệt trong quan hệ quốc tế dưới tên gọi là “Chiến tranh lạnh” (Cold War).

Nhận thức về cái gọi là “sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do” và “trách nhiệm” giúp đỡ các dân tộc, chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, đế quốc Mỹ đã xúc tiến thành lập một loạt các khối quân sự, xây dựng hàng ngàn căn cứ hải, lục, không quân ở khắp nơi trên thế giới nhằm bao vây, tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cùng với các nước tư bản Tây Âu, Mỹ đã thiết lập vành đai phòng thủ Bắc - Đại Tây Dương bằng việc thành lập NATO (North Atlantic Treaty Organization, 4/04/1949). Đến 1952, để củng cố thêm tấm lá chắn tây Âu, “Cộng đồng phòng thủ châu Âu”

European Defense community (EDC) được thành lập. Ở Trung Đông, Mỹ đã ký hiệp ước thân hữu và phòng thủ với

các nước Arabia Saudi (1951), Iraq (1954), Iran (1955), Pakistan (1954). “Hiệp ước Bagdad” được thành lập năm 1955 gồm Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, sau có thêm Anh, Mỹ, Pakistan, Iran gia nhập. Năm 1959 cách mạng Iraq thắng lợi, chính phủ Iraq tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bagdad. Vì thế, Mỹ lập tức xúc tiến thành lập khối “Tổ chức hiệp ước trung tâm”

(Central Treaty Organization - CENTO) để thay thế. Ở Viễn Đông, Mỹ cũng ký với nhiều quốc gia những hiệp ước phòng thủ và tương trợ. Chẳng hạn, các Hiệp ước Mỹ - Hàn Quốc (1948), Mỹ - Nhật (1951), Mỹ - Phillipines (1951), Mỹ – Thái Lan (1954). Để phòng thủ mặt nam châu Á, ngày 1/4/1951, Mỹ cùng Australia và New Zealand thành lập khối “Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương” (ANZUS). Đối với ĐNÁ (vùng thuộc ảnh hưởng của Anh, Mỹ, Pháp theo nghị quyết Hội nghị Yalta), ngay trong thời gian tiến hành hội nghị Genève, ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles đã đưa ra đề nghị thành lập một liên minh quân sự để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở ĐNÁ, bù đắp lại những thất bại ngoại giao và chính trị do thỏa hiệp Genève gây ra. Vì thế “Tổ chức hiệp ước ĐNÁ” (South-East Asia Treaty Organization - SEATO) ra đời vào ngày 8/9/1954, chỉ sau khi Hội nghị Genève kết thúc chưa đầy hai tháng.

Như vậy, ngay trong những năm đầu cuộc chiến tranh lạnh, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã tiến hành chiến lược bao vây, ngăn chặn sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội và các phong trào dân tộc, dân chủ ở hầu khắp các khu vực trên thế giới, đặt nhiều dân tộc trên thế giới trước nguy cơ về sự tái xâm lược, tái phụ thuộc. Điều này giải thích vì sao từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới không phải là bức tranh đơn màu, được sơn phết bằng các tổ chức quân sự của đế

quốc. Trái lại, rất nhiều tổ chức khu vực của các dân tộc nhỏ bé đã xuất hiện, như “Liên đoàn các nước Ảrập” (tháng 3/1945), “Tổ chức thống nhất châu Phi” (tháng 5/1963),

“Hiệp hội liên kết Mỹ La tinh” (tháng 2/1960) ... Đây là dạng các tổ chức có thành viên thuần túy là các nước trong khu vực có chung ý chí chống đế quốc, có nhu cầu đoàn kết và phát triển. Những hiện tượng quốc tế sinh động như vậy buộc người ĐNÁ phải suy nghĩ.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở ĐNÁ hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) phải tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 10/1945 thực dân Hà Lan núp bóng sau đồng minh tái chiếm Indonesia, buộc nhân dân Indonesia phải tiếp tục kháng chiến. Đến tháng 9/1949, thực dân Hà Lan mới chịu đàm phán và công nhận độc lập của Indonesia. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Malaysia chống thực dân Anh kéo dài tận đến tháng 3/1957.

Còn Singapore được thực dân Anh trao quyền “quốc gia tự trị”

vào tháng 6/1959. Hai quốc gia được trao trả độc lập sớm nhất là Phillipines (tháng 7/1946) và Myanmar (tháng 10/1947), trong khi đó các dân tộc ở Đông Dương vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ về sau này.

Các quốc gia ĐNÁ như Malaysia, Indonesia, Myanmar sau khi giành được độc lập đã tiến hành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên kết. Riêng Phillipines và Thái Lan đã sớm bộc lộ đường lối thân Mỹ. Rõ ràng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong nội bộ các nước ĐNÁ đã có sự phân hóa về mặt chính trị. Sự phân hóa này phản ánh những khuynh hướng tất yếu, những ảnh hưởng to lớn của hệ thống lưỡng cực thế giới đối với khu vực.

Bên cạnh những ảnh hưởng từ hệ thống lưỡng cực thế giới, ĐNÁ còn chịu sức ép của các cường quốc ngoài khu vực.

Các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ muốn thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở đây. Như thế, trong nhận thức của phần lớn người ĐNÁ lúc ấy, cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa thực dân mới đều là các mối đe dọa nguy hiểm cho toàn khu vực.

Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc giành được thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Sự kiện này càng làm tăng thêm sự lo ngại của nhiều nước ĐNÁ “phi XHCN”

về cái gọi là “nguy cơ cộng sản” cũng như bóng dáng của một

“thiên triều Trung Quốc” xa xưa. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia ĐNÁ đã giành được độc lập đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chế độ thực dân. Từ khi phương Tây xâm lược ĐNÁ, khu vực này đã bị băm nát thành nhiều vùng nhỏ, cách biệt bởi chính sách “chia để trị“. Mỗi vùng lại bị phân chia bởi các đường biên giới ngẫu nhiên, ít liên quan đến đường biên giới lịch sử hoặc sắc tộc. Trải qua hàng trăm năm, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân đã làm ngưng trệ mối quan hệ vốn có từ lâu đời giữa các quốc gia trong khu vực1. Hơn nữa trong giai đoạn thuộc địa, ở ĐNÁ đã hình thành khuynh hướng thiết lập nhà nước - dân tộc theo mô hình phương Tây. Nhiều sắc tộc có khuynh hướng ly khai, nhằm đến tình trạng độc lập về chính trị (như người Karen ở đông bắc Myanmar, cộng đồng Hồi giáo ở miền nam Thái Lan, tổ chức Hồi giáo Monro ở Mindanao, Phillipines). Trong muôn ngàn khó khăn do chế độ thực dân để lại (nghèo đói, lạc hậu,

1 Melchor A.J: Security issue in Southeast Asia. “Regionalism in Southeast Asia”. Center for strategic and International Studies, Jakarta, 1974, p.39-53.

mù chữ, chia rẽ nội bộ) thì nhu cầu xây dựng một quốc gia - dân tộc thống nhất, độc lập chủ quyền là nhu cầu cấp thiết nhất. Đó là lý do vì sao chủ nghĩa quốc gia được đề cao ở các nước ĐNÁ vừa giành được độc lập.

Nhưng âm mưu của chủ nghĩa đế quốc là muốn khống chế khu vực này, đưa ĐNÁ vào quỹ đạo chống chủ nghĩa cộng sản. Điều 8 của bản Hiệp ước SEATO nêu rõ: khu vực được Hiệp ước che chở bao gồm toàn thể vùng ĐNÁ và Tây Nam Thái Bình Dương, kể từ 21030 vĩ tuyến Bắc trở xuống1. Nghĩa là các quốc gia như Myanmar, Malaysia, Indonesia, ba nước Đông Dương, Ấn Độ đều nằm trong khu vực kiểm soát và “bảo hộ” của SEATO. Cuộc khủng hoảng ở Lào năm 1960 là một ví dụ điển hình về cái gọi là vai trò “bảo hộ” của SEATO và sức ép của các cường quốc. Trong nội bộ Lào lúc đó có ba đảng phái chính trị: phái hoàng thân Boun Oum và tướng Phoumi Nousavan thân Mỹ; phái Hoàng thân Soupha Nou Vong thân Liên Xô (cũ); phái Hoàng thân Souvana Phouma trung lập. Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, SEATO lập tức triệu tập Hội nghị ngoại trưởng tám nước thành viên, tán dương nỗ lực giải quyết khủng hoảng bằng thương lượng và ngừng bắn. Nếu các giải pháp trên thất bại thì SEATO

“sẵn sàng áp dụng mọi hành động thích ứng”2. Tuy nhiên sau đó SEATO vẫn án binh bất động. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cũng phải bó tay can thiệp vì quyền phủ quyết của Liên Xô. Ngày 12/12/1960 Liên Xô lập cầu hàng không cung cấp

1 Tân Phong: Khối liên phòng Đông Nam Á trên con đường chống Cộng, Nguyệt san “Quê hương”, số 36, Sài Gòn 1962, p.92-116

2 Khủng hoảng Ailao (bản tin), Nguyệt san Quê hương, số 22, Sài Gòn 1961.

vũ khí, quân trang cho lực lượng Pathet Lào. Mỹ cũng lập tức gửi vũ khí cho quân đội Hoàng gia. Cuộc khủng hoảng Lào trên thực tế trở thành cái cớ cho các cường quốc can thiệp, đẩy mạnh ảnh hưởng vào khu vực. Mặc dù sự can thiệp của Liên Xô lúc ấy là có lợi cho phong trào dân tộc dân chủ.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực như vậy, việc tìm ra một hình thức và khuôn khổ mới cho hợp tác khu vực, tránh bị lôi kéo vào các khối liên minh quân sự, trở thành một vấn đề lớn cho ĐNÁ. SEATO không phải là một hình thức hợp tác mà ĐNÁ cần, vì đó không phải là tổ chức khu vực của ĐNÁ. Sự hợp tác giữa các thành viên SEATO không mấy có hiệu quả, một phần do khoảng cách địa lý, song chủ yếu là do họ không thể chia sẻ được lợi ích chung1. Những lợi ích như thế, thường chỉ xuất hiện giữa những quốc gia trong cùng một khu vực.

Nhận thức được vấn đề trên, ngay từ 1947, chính phủ Thái Lan đã đưa ra sáng kiến thành lập “Tổ chức thống nhất liên Á châu - ĐNÁ” (Pan - Southest Asian Union - PSAU), có trụ sở tại Bangkok với bốn thành viên ban đầu là Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Tuy nhiên, PSAU chỉ có danh nghĩa thuần túy. Mười năm sau (1957), dự án phát triển tiểu khu vực sông Mêkông được thành lập, gồm bốn thành viên (Campuchia, Lào, Nam Việt Nam, Thái Lan), dưới sự điều hành của Ủy ban phối hợp khảo sát vùng hạ lưu sông Mêkông (The Committee for Co-ordination of Investigations of the Lower Mekong Basin). Nhưng Ủy ban này lại do Hội đồng

1 Thanat Khoman: ASEAN conception and evolution. “The ASEAN reader. Institute of Southeast Asian Studies, Singapore 1992, p. 18 - 22.

XVIII-XXII. 208.

kinh tế châu Á và Viễn Đông của Liên hiệp quốc ký quyết định thành lập (xem phần phụ lục trang 21-24). Trên thực tế, dự án phát triển tiểu khu vực sông Mêkông chỉ dừng lại ở vài chương trình hợp tác kinh tế lẻ tẻ và việc quản lý nguồn nước liên quan đến các quốc gia thành viên. Vấn đề hợp tác chính trị, an ninh ở đây hầu như bị bỏ ngỏ.

Trong lúc những tư tưởng về hợp tác khu vực ở ĐNÁ đang manh nha hình thành thì tháng 4/1955, Hội nghị đại biểu 29 nước Á – Phi đã họp ở Bandung. Hội nghị đã đề ra mười nguyên tắc hợp tác căn bản cho các nước Á – Phi. Trong đó có các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước, thừa nhận sự bình đẳng của tất cả các chủng tộc và các giá trị của tất cả các quốc gia lớn cũng như nhỏ, kiềm chế các hoạt động đe dọa xâm lược hoặc sử dụng sức mạnh chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ nước nào, giải quyết tất cả các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình … Đây là cơ sở quan trọng cho việc hình thành các nguyên tắc hợp tác của ASEAN ở giai đoạn sau.

Những đề nghị tiếp theo về việc thành lập một tổ chức khu vực có tầm vóc ở ĐNÁ được Thủ tướng Malaya Abdul Rahman đưa ra tại Colombo tháng 2/1958. Ông kêu gọi triệu tập một hội nghị các nhà lãnh đạo quốc gia ĐNÁ nhằm đi đến thỏa thuận về sự thống nhất khu vực. Abdul Rahman nhận xét: “chúng ta (người ĐNÁ) giàu có về tài nguyên thiên nhiên, tiềm tàng những tư tưởng về sự công bằng, nhân quyền, tự do và độc lập. Nhưng chúng ta có nhiều vấn nạn chung. Con đường duy nhất để giải quyết các vấn nạn đó là

dự án liên kết, hợp tác và cùng phối hợp xây dựng một kế hoạch chặt chẽ”1. Mặc dù lời kêu gọi của Abdul Rahman không mấy gây sự chú ý trong khu vực nhưng ông không từ bỏ ý định của mình. Tháng 4/1958 ông tiếp tục đề nghị một hình thức hợp tác tiểu khu vực, thành lập bao gồm Malaya, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam2. Tư tưởng này được nhiều quốc gia ở ĐNÁ chú ý.

Tháng giêng năm 1959, trong thời gian thăm Phillipines, Abdul Rahman một lần nữa trở lại lời đề nghị của mình và được tổng thống Phillipines, lúc đó là K. Garsia hưởng ứng.

Lãnh đạo hai nước đã ủng hộ việc ký kết “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác kinh tế ở ĐNÁ” (Souththest Asia Friendship and Economic Treaty – SEAFET)3. Để tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực đối với SEAFET, chính phủ Malaya đã gửi thông điệp đến các nhà lãnh đạo của Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Nam Việt Nam (chính quyền Sài Gòn cũ) đề nghị một cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm thảo luận mục tiêu và khả năng ký kết hiệp định khu vực. Tuy vậy, sáng kiến này của Malaya không mang lại kết quả4.

Indonesia là nước phản đối mạnh mẽ nhất ý tưởng về SEAFET. Từ quan điểm cho rằng, đây là âm mưu thiết lập một liên minh chính trị, quân sự nhằm chống lại chế độ cộng sản, Indonesia đã kiên quyết không tham gia tổ chức này.

1.2 The Straits times, Kuala Lumpur. 5/2/1958.

3 The Straits times, Kuala Lumpur. 7/1/1959.

4 V.V. Samoilenko: ASEAN chính trị và kinh tế, Nxb. Khoa học Mátxcơva,.

1982, tr. 8 (tieáng Nga).

Đến năm 1960 xuất hiện sự bất đồng quan điểm về SEAFET giữa Malaya và Phillipines. Manila muốn mở rộng thành viên đến Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Song, Kuala Lumpur lại thấy khả năng phản ứng của Bắc Kinh nếu Đài Loan và Hàn Quốc nằm trong khối SEAFET. Vì thế tư tưởng SEAFET bị bỏ rơi.

Để thay thế SEAFET, ngày 27/7/1960 Abdul Rahman tiếp tục đưa ra đề nghị thành lập “Hiệp hội ĐNÁ”

(Association of Southeast Asia - ASA). Đề nghị của thủ tướng Malaya vẫn bị Jakarta từ chối. Còn Philippines từ lập trường chống cộng, chính phủ Philippines muốn lôi kéo cả Đài Loan, Hàn Quốc, Nam Việt Nam vào câu lạc bộ quân sự - chính trị này. Tổng thống Philippines còn giới thiệu thêm Thái Lan, Pakistan vào câu lạc bộ trên. Nhưng các thành viên được Phillipines giới thiệu - trừ Thái Lan - đều từ chối. Vì thế ASA chính thức thành lập ngày 31/7/1961 chỉ với ba thành viên:

Thái Lan, Malaya và Phillipines. Tuyên bố Bangkok năm 1961 nêu rõ: “ASA không liên quan đến bất kỳ cường quốc bên ngoài nào hoặc bất kỳ một khối quyền lực nào và nó không nhằm chống lại một nước nào khác, mà chủ yếu là một hiệp hội tự do của các nước ĐNÁ có mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng và sự tiến bộ về kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực thông qua những nỗ lực chung” (xem toàn văn nguyên bản tiếng Anh ở phần phụ lục).

Sự xuất hiện của ASA đã làm giảm đi khuynh hướng hợp tác Á châu hoặc Viễn Đông trước đó (chẳng hạn Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (ECAFE), 1947, Kế hoạch Colombo, 1950). Thông qua ASA, người ĐNÁ đã bắt đầu tự giải quyết các vấn đề khu vực mà không cần đến sự can thiệp

từ bên ngoài. ASA là điểm khởi đầu của một quá trình liên kết chính phủ ở ĐNÁ. Nó đã bắt đầu thừa nhận một thứ quyền lực siêu quốc gia nào đó trong khu vực. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất ở trong ASA là hội nghị hàng năm của các ngoại trưởng các nước thành viên. Hội nghị này được sử dụng như một diễn đàn khu vực để bày tỏ, trao đổi, giải quyết các vấn đề khu vực.

Tuy nhiên ASA không tồn tại được bao lâu. Tháng 12/1961 tổng thống mới của Phillipines - D. Macapagal đã bày tỏ tham vọng của mình đối với vùng đất Sabah vốn được người Anh nhập vào lãnh thổ Malaya trước đó. Vì thế quan hệ Malaya - Phillipines trở nên căng thẳng. Cũng thời gian này, tình trạng đối đầu Indonesia- Malaya ở vào giai đoạn rất nhạy cảm đã gây nhiều cản trở cho những hoạt động của ASA1. Tổ chức này không thể làm sống động các mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên, càng không thể giải quyết được các vấn đề bất ổn trong khu vực. Cho nên, sự tồn tại của ASA ở giai đoạn sau chỉ thuần túy là hình thức.

Một thử nghiệm khác về hợp tác tiểu khu vực ở ĐNÁ được tiến hành với ba thành viên sáng lập là Malaya, Phillipines và Indonesia. Do việc thành lập Liên bang Malaysia (tháng 9/1963) mà đấu trường ngoại giao của ba quốc gia kể trên hết sức căng thẳng. Tháng 3/1963 tổng thống Phillipines D. Macapagal đề nghị tiến hành mạn đàm giữa các nhà lãnh đạo ba nước. Tháng 4/1963 bắt đầu các cuộc mạn đàm hai bên giữa Rahman và

1 Government Printers, Malaya- Philippines Relation, Aug. 31th 1957 to Sep. 15th 1963, Kuala Lumpur 1963, p.2-3.

Một phần của tài liệu Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của asian (Trang 78 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)