Một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 24 - 27)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.4. Một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng

1.1.4.1. Các nhân tố chủ quan

- Vốn đầu tư của chủ trang trại

Một trang trại muốn phát triển với quy mô lớn thì điều kiện tiên quyết là vấn đề vốn đầu tư của trang trại.với loại hình kinh tế trang trại nào, phương

thức huy động vốn ra sao, thì việc đầu tư vốn có hiệu quả và thể hiện triển vọng sản xuất của trang trại là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ trang trại diễn ra trong quá trình sản xuất.

- Thiếu vốn dẫn đến:

+ Quy mô trang trại nhỏ gây sức ép với việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

+ Làm hạn chế việc áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

+ Không đáp ứng được chất lượng các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, vật tư, máy móc thiết bị,…

+ Ảnh hưởng tới việc học tập và nâng cao trình độ của các chủ trang trại.

+ Thiếu vốn cũng ảnh hưởng dán tiếp đến việc xử lý chất thải trong sản xuất, gây ô nhiễm môi trường.

- Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các chủ trang trại.

Các chủ trang trại thường không được đào tạo, hoặc được đào tạo một cách chắp vá ảnh hưởng tới việc quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tiếp cận thông tin thị trường,… dẫn đến việc quản lý không tốt, trang trại phát triển kém dễ bị tác động lớn từ các biến đổi của thị trường.

- Quy mô diện tích trang trại

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trộng lớn tuy nhiên đất canh tác lại thiếu vì dân cư tập chung đông tại các vùng đồng bằng thuận lợi trong sản xuất và buôn bán. Quỹ đất trung du miền núi lớn nhưng chỉ phù hợp với phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc, hơn nữa do giao thông đi lại khó khăn nên việc phát triển các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở những vùng này gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc tổ chức quy hoạch đất đai nhằm phát triển hệ thống trang trại phù kợp, lâu dài, bền vững là vô cùng quan trọng.

- Trình độ lao động trong trang trại

Trang trại đã giải quyết được một phần lao động nông nhàn ở nông thôn, phân bố lại dân cư và lao động giữa các ngành và các vùng trong địa phương. Tuy nhiên, hầu hết số lao động đều chưa qua đào tạo, trình độ kỹ thuật còn hạn chế do đó ảnh hưởng rất lớn tới việc áp dụng KHKT vào sản xuất hạn chế sự phát triển của các trang trại, vệ sinh và bảo vệ môi trường.

1.1.4.2. Các nhân tố khách quan - Nhân tố môi trường

+ Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết,…): Ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tới việc bảo quản thức ăn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh,…

Dịch bệnh: Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi trang trại. Nếu trang trại phòng trừ và chữa trị tốt vật nuôi khỏe mạnh lớn nhanh sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho trang trại, tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ hợp lý để dịch bệnh lây lan trên diện rộng không những làm thiệt hại cho trang trại mà còn ảnh hưởng tới các trang trại xung quanh, cũng như vấn đề vệ sinh môi trường các khu vực lân cận.

Chính sách của nhà nước: Các chủ trương chính sách hợp lý thông thoáng sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống trang trại, tăng cường lưu thông hàng hóa phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, các quy định của cơ quan nhà nước như thú y, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thức ăn gia súc còn những bất cập chưa tạo điều kiện cần và đủ để trang trại phát triển bền vững.

Thời gian giao đất, cho thuê đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; chính sách vay vốn còn hạn chế và nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư xây dựng và phát triển của các trang trại.

Tốc độ tăng dân số: Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không thể có sự phát triển bền vững nếu môi trường bị hủy hoại, suy thoái, chất lượng cuôc sống và sức khỏe người dân bị sa sút. Sự phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào công tác dân số và bảo vệ môi trường.

Nhiều khi giá phải trả cho chi phí về môi trường nhiều hơn những thứ con người thu về từ thiên nhiên. Dân số, môi trường và phát triển tạo thành vòng quay tuần hoàn khép kín ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tăng nhanh kích thích sự phát triển của hệ thống các trang trại, tuy nhiên nó cũng gây ra sức ép rất lớn về vấn đề đất đai và môi trường. Chính vì vậy cần phải có những chiến lược phát triển lâu dài mang tính bền vững cho ngành chăn nuôi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.

- Khoa học kỹ thuật

Quy mô và đặc diểm đất đai của mỗi trang trại thường có sự thay đổi.

Tuy nhiên sự thay đổi này lại nằm trong một giới hạn nhất định, việc tăng hệ số sử dụng đất cũng có giới hạn, con đường mở rộng tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm của trang trại chính là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, sử dụng các giống mới đưa năng suất cây trồng vật nuôi tăng nhanh. Ngày nay, việc đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp còn hứa hẹn nhiều hi vọng và kết quả khả quan trong thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)