Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi gà huyện Tân Sơn
3.1.5. Một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại chăn nuôi gà huyện Tân Sơn
Bảng 3.8. Giá trị sản xuất và chi phí trang trại gà huyện Tân Sơn
Tổ chức sản xuất
Giá trị sản xuất (triệu đồng/năm)
Chi phí trung gian (triệu đồng)
Giá trị gia tăng (triệu đồng) Số
lượng
(+), (-) so với
HTX
Số lượng
(+), (-) so với HTX
Số lượng
(+), (-) so với HTX
Hợp tác xã 1.955,6 0,0 1.580,0 0,0 375,6 0,0
Trang trại gia đình 2.103,8 148,2 1.768,8 188,8 335,0 -40,6
Mean 2.032,7 77,1 1.678,2 98,2 354,5 -21,1
SD 255,7 251,8 86,6
SE 36,2 35,6 12,2
CV% 12,6 15,0 24,4
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Chi phí trung gian (IC) của các trang trại, còn được gọi là chi phí sản xuất của trang trại bao gồm chi phí vật chất, chi phí dịch vụ, không bao gồm công lao động và khấu hao tài sản cố định. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 50 trang trại gà đã được nghiên cứu trong đề tài này, mỗi trang trại có chi phí trung gian bình quân là 1.678,2 triệu đồng, trong đó nhóm trang trại HTX có chi phí trung gian bình quân đạt 1.580 triệu đồng/năm, thấp hơn188,8 triệu đồng so với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX, và thấp hơn 98,2 triệu đồng/năm so với bình quân chung của tất cả 50 trang trại đã điều tra (Bảng 3.8).
Giá trị gia tăng là giá trị mới của sản phẩm hàng hóa chăn nuôi và dịch vụ tạo ra từ quá trình sản xuất trong chăn nuôi gà. Kết quả điều tra 50 trang trại cho thấy: bình quân mỗi trang trại chăn nuôi gà ở huyện Tân Sơn có giá trị tăng thêm đạt 354,5 triệu đồng/năm, trong đó nhóm trang trại HTX có giá trị tăng thêm cao hơn, đạt bình quân 375,6 triệu đồng/năm, cao hơn 40,6 triệu đồng/năm so với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX và cao hơn 21,1 triệu đồng/năm so với bình quân chung của cả 50 trang trại đã điều tra.
Với độ lệch chuẩn là 86,6 triệu đồng, nên hệ số biến động về giá trị gia tăng của tất cả 50 trang trại điều tra đạt 24,4% (Bảng 3.8).
Bảng 3.9. Tổng chi phí và lợi nhuận trang trại gà huyện Tân Sơn
Tổ chức sản xuất
Tổng chi phí (triệu đồng/năm)
Lợi nhuận (triệu đồng/năm) Số lượng (+), (-) so
với HTX Số lượng (+), (-) so với HTX
Hợp tác xã 1.761,7 0,0 194,0 0,0
Trang trại gia đình 1.940,0 178,3 163,8 -30,1
Mean 1.854,4 92,7 178,3 -15,7
SD 250,1 39,0
SE 35,4 5,5
CV% 13,5 21,9
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Tổng chi phí bình quân mỗi trang trại là 1.854,4 triệu đồng/năm, trong đó nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX (gọi là trang trại gia đình) có tổng chi phí cao hơn, đạt bình quân 1.940,0 triệu đồng/năm, cao hơn 178,3 triệu đồng/năm so với nhóm trang trại tham gia HTX. Do đó lợi nhuận thu được bình quân mỗi trang trại đạt 178,3 triệu đồng/năm, trong đó nhóm trang trại tham gia HTX đạt bình quân 194,0 triệu đồng/năm, cao hơn 30,1 triệu đồng/năm so với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX. Độ lệch chuẩn về lợi nhuận của 50 trang trại điều tra là 39 triệu đồng, nên hệ số biến động đạt 21,9% (Bảng 3.9).
Lợi nhuận của trang trại HTX cao hơn trang trại gia đình chủ yếu do chi phí sản xuất của nhóm trang trại tham gia HTX thấp hơn bởi có hành động tập thể trong việc cung cấp thức ăn cũng như một số vật tư đầu vào khác như phòng chống dịch bệnh, thú y, dịch vụ môi trường nông thôn,… và giá trị gia tăng cao hơn so với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX.
Thu nhập của người lao động làm thuê trong các trang trại là chỉ tiêu quan trọng phản ánh nhiều mặt của kinh tế trang trại. Mặt khác, nếu xét về mặt xã hội thì nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, ở đây là thu nhập cho người lao động làm việc trong các trang trại gà, ngoài việc vừa tạo việc làm, được coi như là cách thức để góp phần xóa đói giảm nghèo.
Bảng 3.10. Thu nhập người lao động trang trại gà huyện Tân Sơn
Tổ chức sản xuất
Thu nhập lao động khi mới hoạt động (1000 đ/tháng)
Thu nhập lao động hiện nay (1000 đ/tháng) Số lượng (+), (-) so
với HTX Số lượng (+), (-) so với HTX
Hợp tác xã 3.200,0 0,0 7.716,7 0,0
Trang trại gia đình 3.015,4 -184,6 6.832,1 -884,5
Mean 3.104,0 -96,0 7.266,4 -450,3
SD 671,9 2.195,8
SE 95,0 310,5
CV% 21,6 31,2
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 50 trang trại nghiên cứu, nếu như khi mới bắt đầu hoạt động trong những năm đầu tiên, bình quân mỗi lao động chỉ có thu nhập 3.104,0 ngàn đồng/tháng, trong đó thu nhập của người lao động tại các trang trại tham gia HTX đạt cao hơn, tới 3.200 ngàn đồng/tháng, cao hơn 184,6 ngàn đồng so với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX (gọi là trang trại gia đình), và cao hơn 96,0 ngàn đồng/tháng so với bình quân chung của tất cả 50 trang trại điều tra. Đến nay, bình quân mỗi lao động có thu nhập đạt 7.266,4 ngàn đồng/tháng, trong đó lao động trong nhóm trang trại tham gia HTX có thu nhập đạt bình quân 7.716,7 ngàn đồng/tháng, cao hơn 884,5 ngàn đồng so với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX, và cao hơn 450 ngàn đồng/tháng so với tất cả 50 trang trại điều tra. Độ lệch chuẩn là 2.195,8 ngàn đồng, nên hệ số biến động đạt tới 31,2% (Bảng 3.10).
Như vậy, nhóm trang trại gia đình có tổng chi phí cao hơn, chi phí trung gian cao hơn so với nhóm trang trại HTX. Do đó lợi nhuận thu được bình quân nhóm trang trại HTX đạt cao hơn so với nhóm trang trại gia đình, chủ yếu do chi phí sản xuất của nhóm trang trại HTX thấp hơn bởi có hành động tập thể trong việc cung cấp thức ăn cũng như một số vật tư đầu vào khác như phòng chống dịch bệnh, thú y, dịch vụ môi trường nông thôn, tiêu thụ gà thương phẩm và giá trị gia tăng cao hơn so với nhóm trang trại gia đình. Kết quả là hiện nay, thu nhập của người lao động trong nhóm trang trại HTX cao hơn so với nhóm trang trại gia đình. Do đó cần đẩy mạnh việc liên kết hợp tác giữa các trang trại chăn nuôi gà, hình thành các HTX, gia tăng số lượng HTX chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Tân Sơn, được đánh giá là công việc rất cần thiết.
Hộp 3.1. Hợp tác xã chăn nuôi gà 3 F Đỗ Sơn
Phong trào phát triển chăn nuôi gà ở xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn) đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Xã đã thành lập HTX chăn nuôi gà Đỗ Sơn, thu hút gần 20 thành viên tham gia. HTX đứng ra tổ chức, lập kế hoạch cung cấp đầu vào từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và tìm đầu ra cho sản phẩm gà, tạo thành chuỗi liên kết chăn nuôi có hiệu quả. Việc liên kết chăn nuôi, giúp giảm được giá thành trong chăn nuôi gà, ổn định đầu ra, tạo ra sản phẩm an toàn. Hiện nay, các thành viên HTX đã liên kết với nhau theo chuỗi từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và đến quy trình kỹ thuật. Việc liên kết đã giúp ổn định giá thành đầu ra, sản xuất kinh doanh có lãi.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn, toàn huyện hiện nay có 7 HTX chăn nuôi gà thực hiện sản xuất theo mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ gà thương phẩm. Điển hình là HTX chăn nuôi gà Đỗ Sơn ở xã Đồng Sơn, với 20 thành viên HTX. HTX đã thực hiện sản xuất theo mô hình 3 F (Farm- Feed- Food), khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống, chăn nuôi tập trung đến giết mổ và chế biến thực phẩm. HTX này có 5 xe tải chuyên dụng để vận chuyển giống, thức ăn và gà thương phẩm.
HTX đứng ra tổ chức, lập kế hoạch cung cấp đầu vào từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và tìm đầu ra cho sản phẩm gà, tạo thành chuỗi liên kết chăn nuôi có hiệu quả. HTX đã tổ chức tốt việc liên kết không chỉ trong nội bộ 20 thành viên HTX mà còn mở rộng đến các trang trại gia đình không tham gia HTX. Việc liên kết trong chăn nuôi gà, đã giúp giảm được giá thành trong chăn nuôi gà, ổn định đầu ra, tạo ra sản phẩm an toàn. Hiện nay, các thành viên HTX đã liên kết với nhau theo chuỗi từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và đến quy trình kỹ thuật. Hiệu quả từ việc liên kết dọc theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ và liên kết ngang giữa các trang trại trong HTX cũng như các trang trại ngoài HTX đã giúp ổn định giá thành đầu ra, sản xuất kinh doanh có lãi, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên HTX (Hộp 3.1).